Hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở, căn cứ lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu

3.1.3. Hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho khu DTTN Na Hang là 36.890,93ha, chiếm 88,3% tổng diện tích tự nhiên của 5 xã, thị trấn nằm trong khu DTTN Na Hang. Khu DTTN Na Hang có diện tích rừng đặc dụng là 21.238,7 ha, chiếm 50,9% diện tích tự nhiên và 57,6% quỹ đất lâm nghiệp của các xã có rừng đặc dụng. Diện tích đất có rừng trong Khu bảo tồn chiếm 97,8% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên chiếm 95,0%, phần còn lại là rừng trồng. Rừng tự nhiên là rừng gỗ núi đất (chiếm 50,4% đất rừng tự nhiên), rừng trên núi đá (chiếm 39,4%), rừng hỗn giao (chiếm 8,2%) và còn lại rừng tre nứa chiếm 2,0%.

- Diện tích có rừng của các xã có rừng đặc dụng khá cao (chiếm 83,31% diện tích tự nhiên), trong đó: Rừng tự nhiên 77,25%, rừng trồng 6,06%. Rừng tự nhiên trên địa bàn đa dạng về trạng thái rừng và nhiều khu rừng còn nguyên vẹn gần như nguyên sinh, ít bị tác động, thể hiện ở diện tích rừng giàu, rừng trung bình chiếm tới 22,74% diện tích rừng tự nhiên.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng khu DTTN Na Hang phân theo xã

LOẠI ĐẤT LOẠI RỪNG

TỔNG DT (ha)

Trong đó các xã Thanh

Tương

TT. Na Hang

Côn

Lôn Sơn Phú Khau Tinh TỔNG DIỆN

TÍCH 41.755,98 10.269,41 4.699,63 5.611,60 12.801,36 8.373,98 I- Đất lâm nghiệp 36.890,93 9.536,60 3.156,55 5.095,28 11.645,00 7.457,50 A. Đất có rừng 34.787,13 9.446,20 2.840,65 4.635,58 10.631,90 7.232,80 I. Rừng tự nhiên 32.256,53 8.924,90 2.001,15 4.488,68 9.800,70 7.041,10 1. Rừng gỗ 15.984,00 2.846,60 723,00 2.071,10 6.393,70 3.949,60 - Giàu 2.707,20 271,80 98,20 1.561,50 775,70 - Trung bình 4.627,10 1.094,40 594,50 1.006,90 1.931,30 - Nghèo 2.218,00 812,70 110,40 288,30 223,60 783,00 - Phục hồi 6.431,70 667,70 612,60 1.090,10 3.601,70 459,60 IIa 1.874,60 229,10 322,50 780,10 326,00 216,90 IIb 4.557,10 438,60 290,10 310,00 3.275,70 242,70 2. Rừng tre nứa 1.543,90 597,80 141,30 1,00 768,80 35,00

- Tre luồng

- Nứa 1.502,30 588,60 139,40 746,60 27,70

- Vầu 41,60 9,20 1,90 1,00 22,20 7,30

- Lồ ô

- Tre nứa khác

3. Rừng hỗn

giao gỗ + tre nứa 4.355,30 2.124,20 710,00 36,60 678,00 806,50 - Gỗ là chính 2.838,23 1.562,71 474,17 36,60 254,45 510,30 - Tre nứa là

chính 1.517,07 561,49 235,83 423,55 296,20

4. Rừng ngập

mặn, phèn

- Tràm

- Đước

- Ngập mặn,

phèn khác

LOẠI ĐẤT LOẠI RỪNG

TỔNG DT (ha)

Trong đó các xã Thanh

Tương

TT. Na Hang

Côn

Lôn Sơn Phú Khau Tinh 5. Rừng trên

núi đá 10.373,33 3.356,30 426,85 2.379,98 1.960,20 2.250,00 II. Rừng trồng 2.530,60 521,30 839,50 146,90 831,20 191,70 1. RT có trữ lượng 1.447,41 320,70 586,71 1,20 405,70 133,10 2. RT chưa có

trữ lượng 1.072,39 200,60 252,79 145,70 414,70 58,60 3. RT là tre

luồng 10,80 10,80

4. RT là cây

đặc sản

5. RT là cây

ngập mặn, phèn

B. Đất chưa có

rừng 2.103,80 90,40 315,90 459,70 1.013,10 224,70 1. Nương rẫy

(LN) 560,90 36,90 37,60 65,90 389,30 31,20

2. Không có gỗ

tái sinh (Ia,Ib) 699,00 53,50 108,20 180,70 179,80 176,80 3. Có gỗ tái

sinh (Ic) 663,00 77,60 124,70 444,00 16,70

4. Núi đá không

có rừng 180,90 92,50 88,40

5. Đất khác

trong lâm nghiệp

II- Đất khác(nông

nghiệp,thổ cƣ,..) 4.865,05 732,81 1.543,08 516,32 1.156,36 916,48

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng đặc dụng khu DTTN Na Hang

Loại đất rừng

Tổng rừng đặc dụng

(ha)

Trong đó các xã, thị trấn Thanh

Tương

TT.

Na Hang

Côn Lôn Sơn Phú Khâu Tinh Diện tích rừng đặc

dụng 21.238,70 3.966,50 111,40 3.651,30 7.027,80 6.481,70 1. Đất có rừng 20.768,70 3.918,70 111,40 3.556,40 6.850,00 6.332,20 1.1. Rừng tự nhiên 20.178,80 3.762,90 111,40 3.465,30 6.598,20 6.241,00 1.1.1 Rừng gỗ 10.174,70 1.021,40 29,20 1.190,60 4.263,30 3.670,20

- Giàu 2.641,90 271,80 90,60 1.560,90 718,60

- Trung bình 3.489,80 323,20 416,00 906,80 1.843,80

- Nghèo 1.331,40 221,90 204,70 185,70 719,10

- Phục hồi 2.711,60 204,50 29,20 479,30 1.609,90 388,70

1.1.2. Rừng tre nứa 408,00 137,10 247,80 23,10

- Tre luồng

- Nứa 387,00 136,50 234,70 15,80

- Vầu 21,00 0,60 13,10 7,30

1.1.3. Rừng hỗn

giao gỗ + tre nứa 1.645,50 888,10 2,50 21,40 238,80 494,70 - Gỗ là chính 1.054,57 592,07 2,50 21,40 108,80 329,80

- Tre nứa là chính 590,93 296,03 130,00 164,90

1.1.4. Rừng trên núi

đá 7.950,60 1.716,30 79,70 2.253,30 1.848,30 2.053,00

1.2. Rừng trồng 589,90 155,80 91,10 251,80 91,20

1. RT có trữ lượng 211,27 83,60 84,77 42,90

2. RT chưa có trữ

lượng 376,13 72,20 91,10 164,53 48,30

Loại đất rừng

Tổng rừng đặc dụng

(ha)

Trong đó các xã, thị trấn Thanh

Tương

TT.

Na Hang

Côn Lôn Sơn Phú Khâu Tinh

3. RT là tre luồng 2,50 2,50

4. RT là cây đặc sản

2. Đất chưa có rừng 470,00 47,80 94,90 177,80 149,50

1. Nương rẫy (LN) 117,60 0,90 3,70 90,80 22,20

2. Không có gỗ tái

sinh (Ia,Ib) 326,10 46,90 85,00 66,90 127,30

3. Có gỗ tái sinh

(Ic) 26,30 6,20 20,10

4. Núi đá không có

rừng

5. Đất khác trong

lâm nghiệp

3.1.3.2. Diễn biến tài nguyên rừng tại khu DTTN Na Hang

Tổng hợp báo cáo theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 4 xã và thị trấn Na Hang có Khu DTTN Na Hang của CCKL Tuyên Quang từ năm 2016 đến 2018 như sau:

Bảng 3.5: Diễn biến tài nguyên rừng Khu DTTN từ năm 2016 đến năm2018

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đất Lâm nghiệp ha 35.934,95 35.934,17 35.934,17 1 Diện tích có rừng ha 34.096,55 34.417,70 34.463,44 Rừng đặc dụng ha 21.847,92 21.918,83 21.941,25 Rừng Phòng hộ ha 6.394,24 6.398,80 6.393,61

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Rừng sản xuất ha 5.854,39 6.100,07 6.128,58 a DT có rừng tự nhiên ha 32.909,31 32.522,22 32.076,12 Rừng đặc dụng ha 21.635,06 21.421,32 21.273,96 Rừng Phòng hộ ha 6.246,50 6.174,94 6.126,82 Rừng sản xuất ha 5.027,75 4.925,96 4.675,34 b DT có rừng trồng ha 1.187,24 1.895,48 2.387,32 Rừng đặc dụng ha 212,86 497,51 667,29 Rừng Phòng hộ ha 147,74 223,86 266,79 Rừng sản xuất ha 826,64 1.174,11 1.453,24 Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích có rừng trong Khu bảo tồn hàng năm vẫn được tăng lên, đó là kết quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của các BQL Dự án cơ sở trong khu vực (diện tích trồng 3 năm được:

1.391,85 ha, trong đó: Trồng rừng đặc dụng 479,43 ha, trồng rừng phòng hộ 151,93 ha và trồng rừng sản xuất 760,49 ha). Song, diện tích rừng tự nhiên hàng năm đều giảm (Diện tích rừng giảm 2 năm: 833,19 ha, trong đó: Giảm rừng đặc dụng 361,10 ha, giảm rừng phòng hộ 119,68 ha và giảm rừng sản xuất 352,41 ha).

* Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng Khu DTTN Na Hang:

- Sức ép dân số tăng, thiếu đất sản xuất, đời sống của người dân trong khu vực khó khăn, cộng với những tập quán sản xuất, sinh sống như đốt nương làm rẫy, săn bắn động vật rừng...của đồng bào còn nặng nề, nên tình trạng: Phá rừng trái phép để mở rộng, lấn chiếm đất rừng, đốt nương làm rẫy để sản xuất nông nghiệp; Khai thác gỗ, củi trái phép; Hái lượm các lâm sản ngoài gỗ như cây thuốc, dược liệu quý...tự do; Săn bắn, bẫy bắt, buôn bán trái

phép động vật quý hiếm để làm thực phẩm, làm thuốc...còn xẩy ra; tuy không nhiều và chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng đã làm cho diện tích và chất lượng rừng giảm nhanh chóng, hệ sinh thái rừng bị tổn thương, môi trường sinh sống của các loài động vật bị thu hẹp, nên đã tác động làm suy giảm động thực vật rừng trong KRĐD.

- Tác động của phát triển các ngành kinh tế như khai khoáng, xây dựng nhà cửa, xây dựng hồ chứa lớn làm thuỷ điện, làm đường giao thông, sản xuất nông nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và quá trình đô thị hoá đã làm suy giảm diện tích rừng do lấy đất xây dựng các công trình và thực hiện di dân tái định cư (đặc biệt là di dân tự do không có tổ chức sau tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang) làm phá vỡ sinh cảnh, thay đổi cảnh quan, làm mất môi trường sống của các loài sinh vật…; tạo gia tăng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên dẫn đến săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản ngoài gỗ như cây cảnh, cây thuốc làm mất cân bằng sinh thái; phát sinh ô nhiễm môi trường do tạo chất thải, rác thải, khí thải và tiếng ồn làm huỷ hoại tài nguyên sinh vật.

- Khu DTTN bị chia cắt thành 2 khu riêng biệt bởi nhánh sông Năng khi hồ thuỷ điện Tuyên Quang tích nước ở cote 120m. Sinh cảnh của KBT bị chia cắt, làm ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và phát triển của các loài động vật trong KRĐD như: Giảm thiểu sự tương tác (sự giao phối lẫn nhau) của các loài động vật ở các khu vực...Điển hình là số lượng Voọc mũi hếch giảm đáng kế: Năm 1994 có khoảng 130-160 con, năm 2012 ước chỉ còn khoảng 22-26 con (Nguồn: Kế hoạch hành động bảo tồn loài Voọc mũi hếch tại khu BTTN Na Hang,2015).

3.1.3.3. Hiện trạng thảm thực vật rừng

Theo kết quả nghiên cứu trong ĐDTV khu BTTN Na Hang tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Nghĩa Thìn, ĐHQG Hà Nội, 2006. Thảm cây rừng ở Khu DTTN Na Hang có thể chia thành những kiểu chính sau đây:

* Thảm thực vật tự nhiên:

a. Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi ở đai cao > 700 m:

Thảm thực vật thường xanh thường phân bố tại đỉnh núi cao nhất với độ cao từ 700 mét trở lên; theo tính toán, diện tích thảm thực vật này trong Khu bảo tồn có khoảng 6.500 ha. Kiểu rừng này tại Na Hang được chia thành 2 phân kiểu sau:

- Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi ít bị tác động ở đai cao: Là khu vực ít bị tác động nên còn giữ lại được các cấu trúc đặc trưng của rừng á nhiệt đới mưa mùa.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi bị tác động mạnh ở đai cao: Là khu vực bị tác động bởi nhiều hoạt động của con người, nhưng do ở nơi cao khó khăn, mức độ tác động nhỏ nên rừng còn khá tốt.

Thảm thực vật ở khu vực này là rừng nguyên sinh và thứ sinh lâu năm rất phong phú với nhiều tầng tán, kiểu này chỉ gặp trong các thung lũng sâu, tách biệt, có sườn dốc, nơi mà con người khó khai thác và đốt rẫy làm nương;

là khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất; thành phần loài động vật, thực vật phong phú tập trung nhiều loài có trong danh mục sách đỏ, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, đặc biệt có loài Voọc mũi hếch có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu. Ngoài ra, nơi đây quy tụ các loài thực vật quý hiếm như Lan Kim tuyến, Hoàng Đàn, Kim giao, Thông tre, Thông Pà cò... về động vật có Vạc hoa, Gà so ngực gụ, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt vàng, Rẽ giun lớn, Niệc nâu, Phượng hoàng...

b.Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi ở đai thấp < 700:

Thảm thực vật thường xanh phân bố ở độ cao dưới 700 mét, theo tính toán, diện tích thảm thực vật này trong Khu bảo tồn có khoảng 13.200 ha.

Kiểu rừng này được chia thành 2 phân kiểu bao gồm:

- Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi ít bị tác động ở đai

thấp: Là khu vực ít bị tác động nên còn giữ lại được các cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa, kiểu rừng này thường gặp ở những nơi khe sâu, có sườn dốc như ven sông Năng và sông Gâm... Nhìn chung ở khu vực thảm thực vật này là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Đặc biệt trong kiểu rừng này có Voọc đen má trắng.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi bị tác động mạnh ở đai thấp: Thảm thực vật thường xanh thuộc đai thấp bị tác động bởi hoạt động khai thác lâm sản và canh tác nông nghiệp, cấu trúc rừng bị tàn phá và hiện đang trong quá trình phục hồi bằng diễn thế sinh thái thứ sinh. Kiểu rừng này gồm có các kiểu phụ sau:

+ Kiểu phụ: Rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng trên đất thấp. Kiểu này hình thành từ khai thác chọn và từ canh tác nương rẫy bị bỏ hoá trong thời gian dài. Thảm thực vật khu vực này chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo, phân bố ở độ cao dưới 700 mét do trước đây bị khai thác với cường độ cao và phá rừng làm nương rẫy nên thảm thực vật bị suy giảm. Song những năm qua không thực hiện khai thác rừng tự nhiên và công tác bảo vệ rừng thực hiện tốt, nên hiện nay kiểu rừng này ở Na Hang đang phục hồi khá mạnh, vì vậy tính đa dạng sinh học ở kiểu rừng này còn tương đối cao. Qua phỏng vấn người dân trong vùng, khu vực này vẫn còn nhiều loại thực vật quý hiếm như Trai, Nghiến...(điển hình tại khu Tát Kẻ) và một số động vật quý hiếm đã xuất hiện trở lại, đặc biệt là các loài chim, bò sát.

+ Kiểu phụ: Hỗn giao cây lá rộng – Tre nứa.

+ Kiểu phụ: Rừng tre nứa.

Rừng tre nứa tự nhiên được hình thành trong quá trình diễn thế thứ sinh từ rừng tự nhiên sau khai thác hay sau canh tác nương rẫy, ở điều kiện thổ nhưỡng còn tốt, chế độ ánh sáng và độ ẩm thuận lợi sẽ hình thành rừng tre nứa thuần loài hay rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, theo tính toán diện tích 02

kiểu phụ này có khoảng 2.000 ha.

Trong kiểu rừng này, tính đa dạng sinh học thấp, đặc biệt là rừng tre nứa thuần, gần như không có loài thực vật nào thuộc SĐVN; song về động vật, nhất là kiểu phụ hỗn giao cây là rộng và tre nứa, qua phỏng vấn người dân trong khu vực, thì tại kiểu rừng này quy tụ nhiều loài chim, trong đó có loài quý hiếm như Rẽ giun lớn, Khướu ngực đốm...; có nhiều loài bò sát quý hiếm như Rắn cạp nong, Rắn Hổ chúa, Rắn sọc xanh... và có một số loài thú quý hiếm như Cầy gấm, Sóc bay trâu, Sóc bay đen trắng... có giá trị sinh học cao.

c. Trảng cây bụi thường xanh nhiệt đới đai thấp: Trảng này gồm các loạt phân bố trên nền thổ nhưỡng khác nhau.

d. Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới đai thấp: Gồm trảng cỏ cao (loài ưu thế cao trên 01 mét), trảng cỏ thấp (loài ưu thế cao dưới 01 mét).

* Thảm thực vật do tác động của con người:

a. Thảm cây lâm nghiệp: Được sử dụng để canh tác các loại cây trồng lâu năm cung cấp gỗ hoặc các loài cây đa tác dụng như Mỡ, Lát, Trám, Quế, Chè Shan...Nhìn chung trong kiểu rừng này, tính đa dạng sinh học không cao (ở dạng trung bình), song hiện cũng có vài loài thực vật quý hiếm có trong sách đỏ như Bồ đề xanh, về động vật có các loài quý hiếm như Trăn đất, Rắn cạp nong, Rắn Hổ chúa…có giá trị sinh học cao.

b. Thảm cây nông nghiệp ngắn ngày: Như đất canh tác hoa màu trồng ngô, lúa nương, sắn. Đất này thường được canh tác 1-5 năm sau đó bỏ hoang từ 3-10 năm.

c. Thảm cây nông nghiệp dài ngày: Đó là tập đoàn cây ăn quả quanh các làng bản, với trình độ kỹ thuật hiện nay đã trồng kết hợp cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp.

* Tóm lại: Nhìn chung thảm thực vật trong khu vực các xã có khu rừng đặc dụng chủ yếu là thảm thực vật rừng tự nhiên chiếm trên 77% diện tích tự

nhiên; diện tích thảm thực vật rừng nguyên sinh và thứ sinh lâu năm ở đai cao

>700 mét khoảng 6.500 ha tương ứng 15,6% diện tích tự nhiên, diện tích thảm thực vật rừng thứ sinh nghèo ở đai thấp từ 700 mét trở xuống khoảng 11.200 ha chiếm 26,8% diện tích tự nhiên. Đây là các thảm thực vật tự nhiên quan trọng có tính đa dạng sinh học cao cần thiết được bảo vệ nghiêm ngặt.

3.1.3.4. Đa dang sinh học tại Khu BTTN Na Hang

* Đặc điểm, đa dạng khu hệ thực vật rừng Khu DTTN Na Hang:

Khu hệ thực vật rừng của Khu DTTN Na Hang mang đặc trưng là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi. Thành phần loài của hệ thực vật KBT rất đa dạng; theo kết quả nghiên cứu trong ĐDTV khu BTTN Na Hang tỉnh TQ của NNT, ĐHQG Hà Nội, 2006, khu hệ thực vật của KBT có 4 ngành với tổng số 1.162 loài thực vật thuộc 614 chi và 159 họ; trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và nhiều loài thực vật có giá trị sử dụng cao, quý hiếm xuất hiện với số lượng cá thể khá nhiều như: Nghiến, Trai, Kháo xanh, Sến mật, Vàng tâm, Đinh, Chò chỉ, Huyết đằng, Song mật...Ngoài ra, những loài cây gỗ nổi tiếng quý hiếm của thực vật rừng miền Bắc Việt Nam như: Lát, Sâng, Giẻ đỏ, De xanh, Gội nếp, Giổi và nhiều loài cây gỗ khác có giá trị cần được bảo tồn cũng có số lượng khá lớn tại rừng Na Hang.

Đặc biệt, những loài cây dược liệu tại rừng Na Hang cũng khá phong phú và đa dạng như các họ thực vật thuộc họ Cúc, họ Ngũ gia bì, họ Bạc hà, họ Trúc đào, họ Ô rô, họ Cà phê, họ Đậu... Một số loài được nhân dân khai thác với số lượng lớn như: Hoàng tinh, Củ ráy sơn thục, Thiên niên kiện, Bách bộ, Thổ phục linh, Củ bình vôi, Hoài sơn, Tầm gửi và nhiều loại khác...

Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ trong Khu bảo tồn cần được chú ý và bảo vệ đó là tre, nứa. Hầu như tất cả các loài tre nứa có giá trị sử dụng cao như: Tre gai, Tre gầy, Vầu đắng, Vầu ngọt, Hóp đá, Diễn, Sặt, Lùng, Nứa lá nhỏ, Nứa lá to... đều có mặt tại đây. Có những khu rừng tre nứa gần như nguyên sinh vừa có giá trị sử dụng, vừa là đối tượng nghiên cứu khoa học.

- Thành phần thực vật bậc cao có mạch theo các ngành, họ, chi tại Khu DTTN Na Hang:

Bảng 3.6: Tổng hợp tài nguyên thực vật Khu DTTN Na Hang Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài

1- Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 5

2- Dương xỉ (Polycodiophyta) 17 34 63

3- Hạt trần (Pinophyta) 5 8 11

4- Hạt kín (Magnoliophyta) 135 570 1.083

Cộng: 4 ngành 159 614 1.162

-Mười họ thực vật có số loài lớn nhất và mười chi có số loài lớn nhất trong Khu bảo tồn:

Tại 02 bảng dưới đây là 10 họ thực vật có số loài lớn nhất và 10 chi thực vật có số loài lớn nhất của Khu DTTN Na Hang (Nguồn: ĐDTV khu BTTN Na Hang tỉnh TQ của Nguyễn Nghĩa Thìn ĐHQG Hà Nội, 2006).

Bảng 3.7: Mười họ thực vật có số loài lớn nhất trong Khu DTTN Na Hang TT Tên họ thực vật Số loài Tỷ lệ % Ghi chú

1 Lúa Poaceae 57 4,91

2 Cà phê Rubiaceae 52 4,48

3 Cúc Asteraceae 42 3,61

4 Thầu dầu Euphorbiaceae 40 3,44

5 Dâu tằm Moraceae 33 2,84

6 Phong lan Orchidaceae 28 2,41

7 Cau dừa Arecaceae 25 2,15

8 Ráy Araceae 24 2,07

9 Ô rô Acanthaceae 21 1,81

10 Vang Caesalpiniaceae 19 1,64

Số loài của 10 họ: 341 29,35

Bảng 3.8: Mười chi thực vật có số loài lớn nhất trong Khu DTTN NaHang TT Tên chi thực vật Số loài Tỷ lệ % Ghi chú

1 Ficus 22 1,89

2 Syzygiu 11 0,95

3 Dioscorea 9 0,77

4 Diospyros 8 0,69

5 Hedyotis 7 0,60

6 Psychotria 7 0,60

7 Tetrastigma 7 0,60

8 Elaeocarpus 6 0,52

9 Sterculia 6 0,52

10 Panicum 6 0,52

Tổng số loài của 10 chi: 89 7,66

Như vậy, tổng số loài của 10 họ thực vật lớn nhất (chiếm 6,29% số họ trong Khu bảo tồn) có 341 loài chiếm tỷ lệ 29,35% số loài của Khu bảo tồn;

và 10 chi thực vật lớn nhất (chiếm 1,63% số chi trong Khu bảo tồn) có 89 loài chiếm tỷ lệ 7,66% số loài trong Khu bảo tồn; đã cho thấy tính đa dạng về loài cây của rừng đặc dụng Khu DTTN Na Hang.

- Đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật trong khu bảo tồn:

Thành phần thực vật rừng của Khu DTTN Na Hang rất đa dạng về nguồn gen cây có giá trị sử dụng cao: Trongđó số loài cây được dùng làm thuốc là 558 loài, chiếm 48,02% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ ít hơn: Cho sản xuất gỗ 165 loài chiếm 14,2%, ăn được 167 loài chiếm 14,37%, cho sản xuất các ngành công nghiệp 143 loài chiếm 12,31%, cây cảnh 109 loài chiếm 9,38%, cho thức ăn gia súc 40 loài chiếm 3,44%, cây có độc 11 loài chiếm 0,95% và cho làm phân xanh 3 loài chiếm 0,26%. Cụ thể tại bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)