Đề xuất các giải pháp chính thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 117 - 133)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.2.8. Đề xuất các giải pháp chính thực hiện quy hoạch

- Thực hiện giao đất, giao rừng đặc dụng và cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp đã quy hoạch là rừng đặc dụng cho Ban quản lý Khu DTTN Na Hang để Ban quản lý thực sự là chủ rừng.

- Tổ chức xác định vị trí, đóng mốc và biển chỉ dẫn ranh giới các phân khu chức năng, ranh giới vùng đệm trong theo đúng quy định. Sau khi phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu DTTN Na Hang được cấp có thẩm quyền phê duyệt, BQL khu bảo tồn phối hợp với UBND các xã, trưởng thôn bản tổ chức họp dân chỉ rõ ranh giới Khu bảo tồn giữa bản đồ và thực địa tại các thôn bản để nhân dân hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Đối với vùng đệm, tiếp tục thực hiện triệt để việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho thuê rừng đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo đúng các quy định của Nhà nước.

- Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng đặc dụng, phòng hộ và trồng rừng phòng hộ cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn thực hiện, đặc biệt là các hộ gia đình sống trong các khu vùng đệm trong.

- Ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực: Bảo tồn, bảo vệ, và phát triển rừng đặc dụng; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn, phát triển bền vững khu rừng đặc dụng và mua sắm các trang thiết bị cho BQL khu bảo tồn khi thành lập; giao đất, giao rừng; đóng mốc và biển chỉ dẫn ranh giới các phân khu chức năng và vùng đệm trong của rừng đặc dụng. Thực hiện đấu thầu xây dựng các công trình theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước và huy động mọi

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.

Các nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Vàđược hưởng ưu đãi về thuê đât theo Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang Quy định chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Nguồn vốn tín dụng cho nhân dân sống trong khu vực ranh giới Khu DTTN vay đầu tư sản xuất nông nghiệp, đề nghị tăng thời gian vay vốn cho phù hợp, do thời gian xây dựng cơ bản thường dài, tối thiểu thời gian cho vay là 5 - 7 năm.

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp, giảm thuế sản phẩm khai thác rừng trồng ở chu kỳ đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ tổ chức và hộ gia đình có khả năng tích tụ và đầu tư phát triển rừng.

- Thực hiện cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, để sản xuất cung cấp nước sạch...theo Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện, BQL Khu bảo tồn phải tiến hành xây dựng Đề án thuê môi trường rừng, Đề án phải được công khai và gắn với cộng đồng dân cư, những tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động sử dụng môi trường phải nắm được chủ trương này và thực hiện theo quy định.

- Nghiên cứu làm tăng nguồn thu mới từ hoạt động chuyển nhượng chứng chỉ hấp thụ Cacbon, để có nguồn thu tiếp tục đầu tư cho bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vũng khu bảo tồn; để thực hiện, BQL Khu bảo tồn phải thực hiện xây dựng Chứng chỉ phát triển rừng bền vững của Khu bảo tồn.

- Thực hiện chính sách mới để hỗ trợ phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách Đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011–2020: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).Mức đầu tư 40 triệu đồng/thôn/năm, ưu tiên các thôn, bản vùng đệm trong, vùng liền kề ranh giới Khu DTTN Na Hang.

3.2.8.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học và viện nghiên cứu liên quan xây dựng các Chương trình/Dự án khoa học công nghệ bảo tồn ĐDSH và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH.

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá về tài nguyên, đặc biệt là hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các loài quý hiếm, đặc hữu v.v.

- Thực hiện các Chương trình/Dự án nghiên cứu về bảo tồn nói chung, trong đó ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm v.v.

- Xây dựng, để sớm đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và du lịch, Vườn thực vật tự nhiên, Vườn sưu tập thực vật và Trạm cứu hộ, theo dõi tập tính động vật hoang dã sẽ trở thành nơi bảo tồn và nghiên cứu phát triển các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu và có giá trị cao.

- Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thực hiện các Chương trình/Dự án nghiên cứu phục hồi sinh thái, trong đó đặc biệt là hệ sinh thái rừng.

- Ưu tiên thực hiện các Dự án, Chương trình phục hồi rừng tại các địa điểm phục vụ phát triển du lịch.

- Nghiên cứu phục hồi các loại động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu và các loài có giá trị kinh tế, khoa học cao.

- Nghiên cứu tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi thông qua chuyển giao khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm v.v.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ mới và rút ngắn thời gian thực hiện, tránh đầu tư công trình kém hiệu quả.

- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản sau thu hoạch và sản xuất hàng hoá công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

3.2.8.3. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng:

- Tăng cường phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu liên quan để tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cán bộ, công chức của Ban quản lý khu bảo tồn về các chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ phát triển rừng và kỹ năng về bảo tồn sinh thái, đa dạng sinh học.

+ Nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về BT và PTBV, đặc biệt đối với loài quý hiếm, đặc hữu và phát triển dịch vụ.

+ Nâng cao khả năng quản lý, điều hành và giám sát, đánh giá công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các chương trình dự án trọng điểm v.v.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền bảo tồn và bảo vệ môi trường tích cực.

+ Nâng cao trình độ và kỹ năng đối với cán bộ điều hành, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác dịch vụ, du lịch sinh thái.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của xã, hợp tác xã, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm trong các xã khu bảo tồn và vùng đệm để nâng cao trình độ về khoa học kỹ

thuật, về quản lý, điều hành trong công tác bảo vệ, phục hồi, phát triển rừng và sản xuất nông nghiệp.

- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân khu bảo tồn và vùng đệm về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quảnnhững cây, những con đặc sản, có giá trị kinh tế, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Tổ chức đào tạo nghề hoặc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp có nhu cầu học nghề, hoặc chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp như:

Dịch vụ, du lịch, xây dựng, cơ khí, may mặc... để tự mở các dịch vụ tại địa phương nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, giảm bớt áp lực lao động tại các xã trong khu bảo tồn và vùng đệm.

3.2.8.4. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm

- Hàng năm BQL Khu bảo tồn phối hợp chính quyền địa phương lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trên địa bàn như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Dự án bảo vệ phát triển rừng...với chính sách của Nhà nước về hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, lựa chọn hạng mục đầu tư đảm bảo thiết thực hiệu quả để phát triển KT-XH của địa phương,thực hiện mục tiêu: Hỗ trợ nhân dân sinh sống trong Khu bảo tồn và vùng đệm phát triển sản xuất trên cơ sở nâng cao năng lực, kỹ năng lao động của người dân và phát triển kết cấu hạ tầng của địa phương, nhằm tăng thu nhập, người dân dần ổn định cuộc sống, tiến tới giảm áp lực lên rừng và thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng Khu DTTN Na Hang. Hỗ trợ phát triển KT-XH cho vùng đệm bao gồm những nội dung sau:

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc của Khu bảo tồn để tăng thu nhập, như: Nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, hoạt động dịch vụ, du lịch…;

+ Xây dựng các mô hình trình diễn kết hợp tập huấn cho các hộ gia

đình: về kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng vật nuôi, kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, kỹ thuật bảo vệ tài nguyên, bếp cải tiến hạn chế sử dụng củi đốt ... để các hộ gia đình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường;

+ Hỗ trợ các thôn vùng đệm phục hồi các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan...khuyến khích, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người thay đổi phương thức canh tác lạc hậu, sang những hoạt động sản xuất khác, ít phụ thuộc vào tài nguyên rừng như: Kinh doanh du lịch, làng nghề truyền thống,...

+ Hỗ trợ xây dựng đường giao thông liên thôn tại các xã.

+ Hỗ trợ làm mới và nâng cấp các đập thuỷ lợi nhỏ và hệ thống kênh mương hiện có ở vùng đệm Khu DTTN Na Hang, phục vụ sản xuất đến năm 2025.

+ Hỗ trợ nhân dân vùng đệm xây mới và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch nhằm nâng cao sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc trong vùng.

+ Hỗ trợ xây dựng nhà Văn hoá cộng đồng thôn bản, Tủ sách thư viện và Hệ thống truyền thanh thôn bản, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân các dân tộc sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm.

+ Hỗ trợ xây dựng thêm các Phòng học mầm non, Phòng học tiểu học cho con em nhân dân sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm giúp có đủ trường lớp, các cháu không phải đi học xa.

+ Hỗ trợ mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm cho người dân (2 mô hình/xã)

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình sử dụng Bếp BIOGA, hạn chế sử dụng củi.

+ Xây dựng các mô hình bảo quản và chế biến sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm sản nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân.

+ Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng và PCCCR thôn bản (1 hội nghị/xã/năm) để giáo dục nâng cao ý thức bảo tồn, quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân sống trong rừng đặc dụng và

vùng đệm.

+ Tổ chức thăm quan cho bà con nông dân cùng cán bộ ở cấp cơ sở để học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Phối hợp thực hiện đề án đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn.

+ Cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và thông tin khoa học công nghệ cho nhân dân.

- Sau quy hoạch cần xây dựng dự án đầu tư cụ thể, các thôn trong khu bảo tồn và vùng đệm sẽ được Nhà nước hỗ trợ bằng vốn ngân sách theo Quyết định số 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức: 40triệu đồng/thôn/năm trong suốt thời gian thực hiện quy hoạch.

- Thành lập các Ban quản lý dự án phát triển KT-XH vùng đệm Khu DTTN Na Hang. Thông qua Ban quản lý dự án, hàng năm xây dựng kế hoạch và tiếp nhận nguồn vốn ngân sách hỗ trợ.

3.2.8.5. Giải pháp hợp tác quốc tế

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan xây dựng và thực hiện các CT/DA về khoa học và công nghệ, nhất là nghiên cứu thực hiện phát triển, bảo tồn Đa dạng sinh học của Khu DTTN.

- Tổ chức các đợt thăm quan học tập trong và ngoài nước cho cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ chuyên môn.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và hợp tác quốc tế có đủ năng lực và chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ để tham mưu giúp việc cho Ban quản lý Khu DTTN thực hiện tốt hơn trong công tác hợp tác quốc tế.

- Khai thác các nguồn đầu tư của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tạo nguồn đầu tư để bảo tồn và phát triển.

3.2.8.6. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng đặc dụng và vùng đệm a. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng:

Tổ chức tuyên truyền giáo dục Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học với nhiều hình thức như: Hội nghị, Hội thảo, in ấn phát tờ rơi, thông tin, quảng cáo...nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn các loài động, thực vật rừng trong khu DTTN Na Hang và vùng đệm.

b.Xây dựng Quy chế và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ rừng Khu DTTN và vùng đệm:

- BQL khu DTTN Na Hang phối hợp với chính quyền địa phương (xã, thôn, bản) xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ rừng khu DTTN và vùng đệm.

Hàng năm tổ chức ký cam kết bảo vệ tài nguyên rừng khu DTTN Na Hang và vùng đệm giữa các hộ nhân dân với Trưởng thôn (bản), Trưởng thôn (bản) với Chủ tịch xã, Chủ tịch xã với Chủ tịch huyện với các nội dung cụ thể như:

Không phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép; Không khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ trái phép; Không săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái pháp luật; Không tàng trữ, buôn bán vũ khí, thuốc súng phục vụ săn bắn; Không buôn bán, vận chuyển và sử dụng các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm dưới mọi hình thức.

- Thành lập mới và kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR các cấp từ huyện đến xã và các thôn (bản) trong khu DTTN Na Hang và vùng đệm, để tổ chức chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại địa phương và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ rừng đã ký giữa các cấp và người dân.

c. Thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng:

- Lực lượng Kiểm lâm tại các trạm, chốt bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương (xã, thôn, bản) để tăng cường công tác tuần tra rừng để thực hiện bảo vệ rừng tận gốc. Kiên quyết xử lý tận gốc, nhanh, dứt

điểm những vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.

- BQL khu DTTN phối hợp với chính quyền địa phương các cấp (huyện, xã, thôn, bản) và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát vũ khí hiện còn tàng trữ trong các hộ gia đình, thực hiện mua lại hoặc trao đổi vũ khí của dân lấy lương thực, thực phẩm...; đồng thời, thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nhà hàng buôn bán, sử dụng động vật hoang dã để có biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức cho họ.

d. Hỗ trợ nâng cao sinh kế cho người dân:

- BQL khu DTTN Na Hang phối hợp với chính quyền địa phương (xã, thôn) thực hiện rà soát, xác định ranh giới thôn, bản trong khu DTTN và vùng đệm, lập bản đồ ranh giới cụ thể, công bố với người dân để hiểu và cùng nhau thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

- Hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng Kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên có sự tham gia của người dân tại từng thôn (bản). Kế hoạch sử dụng tài nguyên này sẽ hỗ trợ các thôn (bản) phát triển những kế hoạch phù hợp để cải thiện sinh kế cho người dân trong thôn (bản) không sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Thực hiện giao đất, giao rừng và cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp là rừng phòng hộ, sản xuất cho các hộ nhân dân vùng đệm khu DTTN Na Hang để người dân chủ động thực hiện sản xuất lâm nghiệp làm tăng nguồn thu.

- Thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ cho các hộ nhân dân trong khu DTTN Na Hang và vùng đệm để người dân có thêm nguồn thu cho kinh tế gia đình.

- BQL khu DTTN Na Hang phối hợp với chính quyền địa phương (xã, thôn, bản) ưu tiên thực hiện trước việc lồng ghép các hạng mục đầu tư của Nhà nước theo Quyết định số 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho rừng đặc dụng với đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới cho các thôn (bản)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 117 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)