Kế thừa hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí trước triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 25 - 33)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VŨ KHÍTHỜI QUÂN CHỦ VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHẾ TẠO VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1883)

1.2. Cơ sở của việc tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802-1883)

1.2.3. Kế thừa hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí trước triều Nguyễn

Từ thế kỉ X, sau khi đánh bại thế lực phong kiến phương Bắc và giành được độc lập cho dân tộc, các triều đại quân chủ Việt Nam nối tiếp nhau thi hành nhiều chính sách, biện pháp, nhằm bảo vệ, giữ gìn và củng cố nền độ lập, tự chủ ấy.

Trong đó, ngoài việc xây dựng lực lƣợng quân đội ngày càng hùng mạnh, đƣợc thể hiện qua hoạt động tuyển duyệt binh sĩ, xây dựng tổ chức quân đội chặt chẽ, chính quy, tinh nhuệ, thực thi binh chế nghiêm khắc, thì chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí cũng là một trong những công việc được các vương triều hết sức quan tâm.

Một số học giả nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cổ trung đại cho rằng, trong các thế kỉ X, XI, XII, vũ khí đƣợc trang bị cho quân đội các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý chủ yếu là giáo mác, gươm, cung nỏ…, ngoài ra còn có thêm máy

bắn đá [59, tr. 153]. Sang thời Trần, việc chế tạo và sử dụng vũ khí có những bước tiến mới, khi quân đội nhà Trần cho đặt các khẩu súng (pháo) trên chiến thuyền để tấn công Champa. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư sự kiện năm 1390 nhƣ sau: “Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 23, đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều, giết được chúa nó là Chế Bồng Nga. Khi ấy, Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu dẫn hơn một trăm thuyền chiến đến quan sát tình thế của quan quân. Các thuyền giặc chưa tập họp lại, thì có tên tiểu thần của Bồng Nga là Ba Lậu Kê nhân bị Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, chạy sang doanh trại quân ta, trỏ vào chiến thuyền sơn xanh bảo rằng đó là thuyền của quốc vương hắn. Khát Chân liền ra lệnh các cây súng nhất tề nhả đạn, bắn trúng thuyền Bồng Nga, xuyên suốt ván thuyền, Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu khóc” [20, tr. 180]. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, việc sử dụng loại vũ khí này trong chiến trận còn rất ít và vũ khí chiến đấu chủ yếu vẫn là bạch khí. Vì thế nên khi ca ngợi quân đội nhà Trần, Phạm Ngũ Lão đã cất lên:

“Cầm giáo non sông trải mấy thâu

Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngâu” [59, tr. 188]

Đến thời Hồ, việc chế tạo vũ khí càng đạt được thành quả to lớn hơn trước, thể hiện ở việc Hồ Nguyên Trừng chế tạo thành công súng thần cơ. Đó là loại súng với nhiều kích cỡ khác nhau, sức mạnh sát thương và công phá hơn hẳn các loại súng đương thời, kể cả hỏa pháo của quân Minh. Tuy nhiên, do những biến động chính trị, triều Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, cho nên trên thực tế, loại súng này đƣợc chế tạo với số lƣợng không nhiều và vì vậy, những tiến bộ về vũ khí dưới nhà Hồ chưa được phát huy một cách triệt để.

Đến thời kỳ nhà Lê (Lê sơ và Lê Trung hƣng), quân đội vẫn “lấy vũ khí cầm tay, đánh gần là chủ yếu” [7, tr. 12]. Tuy nhiên, thời Lê có thêm những loại vũ khí mới đó là loại hỏa pháo, hỏa đồng (một thứ ống phun lửa) [59, tr. 272]. Điều này còn đƣợc phản ánh trong Đại Việt sử ký toàn thư khi năm 1593, vua Lê sai Nguyễn Hoàng đi đánh dẹp Kiến quốc công và Nghĩa quốc công (những người chống lại chính quyền chiếm phủ Kiến Xương và huyện Thanh Lan) “Hoàng sai lấy hoả khí và súng lớn bắn đồng loạt, phá tan luỹ giặc. Bọn giặc sợ chạy. Quan quân thừa thắng đuổi theo, chém đến hàng vạn tên, bắt sống tướng giặc đem chém. Các phủ Tiên Hưng, Kiến Xương bình được cả” [21, tr. 185].

Trong thế kỉ XVII, XVIII, vũ khí thuộc nhóm Hỏa khí nhƣ súng, đạn, thuốc nổ…

ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. Nguyên nhân của việc này ngoài sự phát triển nội tại trong hoạt động chế tạo vũ khí của người Việt nói chung, thì còn do sự tác động của bối cảnh lịch sử đương thời. Trên thực tế, tình trạng đất nước bị phân liệt, chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài và cùng với đó là cuộc đối đầu tưởng chừng nhƣ không có hồi kết thúc của thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đã khiến cho mỗi bên luôn tìm cách củng cố thực lực quân sự, đặc biệt là tăng cường mua sắm, chế tạo

các loại vũ khí mới có sức công phá lớn để chống lại đối thủ chính trị của mình. Và chính quyền hai Đàng đã tìm thấy cơ hội này từ người phương Tây. Một mặt các chúa Trịnh, Nguyễn trực tiếp mua các loại vũ khí của các tàu buôn châu Âu. Mặt khác, họ cũng tìm cách tranh thủ sự giúp đỡ của người phương Tây để tự chế tạo các loại vũ khí mới.

Ở Đàng Ngoài, từ thế kỉ XVII, nghề đúc súng xuất hiện và phát triển. Ở Hà Nội có phố Lò Đúc [13, tr. 126]. Các ghi chép của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng cho thấy giai đoạn này, chính quyền Lê – Trịnh đã cho thành lập các cục làm súng và xây dựng các trường chế súng với các quy định chặt chẽ. Các cơ sở chế tạo vũ khí đã chế tạo đƣợc nhiều loại khí giới nhƣ: nỏ, bắn đá, súng báng gỗ, súng bọc da, tên lửa, thuốc lửa, đạn lửa, thuốc mù [5, tr. 351].

Ở Đàng Trong, năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đặt ty Nội pháo tƣợng và hai đội Tả Hữu pháo tƣợng, gồm những thợ đúc lành nghề của hai xã Phan Xá và Hoàng Gianh (thuộc huyện Phong Lộc) sung bổ vào. Đồng thời nhà nước cũng quy định nguyên liệu để đúc đại bác và súng tay. Theo đó, mỗi khẩu đại bác “dùng 12 khối sắt, 10 cân gang, tiền than 3 quan 5 tiền”, súng tay thì cứ 10 cây “dùng 30 khối sắt, 30 cân gang, 10 quan tiền than” [43, tr. 47]. Trong khoảng hai mươi năm từ 1660 đến 1682, một người Ấn Độ lai Bồ Đào Nha hay Y Pha Nho, tên Joao Da Crus (Jean de la Croix) đã mở lò đúc súng đại bác cho chúa Nguyễn Phước Tần, dựng nên khu Thợ Đúc ở Huế [13, tr. 126], để đẩy mạnh hơn nữa việc chế tạo các loại súng, phục vụ cho công cuộc ổn định trật tự xã hội khi phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng dâng cao. Tháng 9 năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lập trường súng [43, tr. 154].

Sau khi phong trào Tây Sơn bùng nổ và giành thắng lợi, Nguyễn Ánh phải chạy trốn. Tuy nhiên, đƣợc sự giúp đỡ của tầng lớp đại địa chủ Gia Định, năm 1779, Nguyễn Ánh xưng vương. Năm 1791, để tăng cường lực lượng chống quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh sai tri đồ gia Phan Văn Tào, Trịnh Phúc Thường, Nguyễn Quang Diệu kén chọn trong 62 ty các cục tượng lấy những người tinh xảo bổ làm các chức cai đội, cai quan, ty quan, thủ hợp, thứ bậc khác nhau. Trong đó, ở chính dinh có ty thợ đúc; ở dinh Phiên Trấn có ty thợ súng, ty thợ đúc, ty thợ đúc mới; dinh Trấn Biên có ty thợ đúc, ty trường sắt, nghề trường sắt, xã trường sắt, phường thợ sắt, ty thợ sắt [43, tr. 281]. Để có lực lƣợng rèn đúc vũ khí, các chúa Nguyễn đã trƣng dụng thợ giỏi ở các nơi về thủ phủ để rèn, đúc vũ khí. Năm 1799, Nguyễn Ánh ra lệnh “trưng dụng thợ đúc, thợ bạc ở các dinh Phú Yên, Bình Khang và Bình Thuận, họp cả về Gia Định để đúc súng ống và binh khí” [43, tr. 398]. Về cơ chế làm việc của các thợ chế tạo vũ khí ở Nhà đồ hay ở các dinh, nhà nước đều có quy định rõ: “thợ rèn, thợ súng, thợ bạc, phàm thuộc về Nhà đồ thì chia làm hai phiên, thuộc về bốn dinh thì chia làm bốn phiên, cứ mỗi tháng đổi phiên một lần”

[43, tr. 259].

Để có vũ khí phục vụ cho việc chiến tranh với quân Tây Sơn, bên cạnh tăng cường chế tạo vũ khí, Nguyễn Ánh cũng đẩy mạnh các hoạt động mua vũ khí, đạn dược, lưu huỳnh, diêm tiêu. Năm 1788, Nguyễn Ánh sai Nội viên Trịnh Tân Tài và Chu Văn Quan đi Hạ Châu tìm mua súng đạn, và lưu hoàng, diêm tiêu để dùng vào việc binh [43, tr. 236]. Năm 1790, nhân một thương nhân Bồ Đào Nha tên là Chu Di Nô Nhi đến buôn bán, Nguyễn Ánh đã sai người gửi thư cho quốc trưởng Bồ Đào Nha để mua binh khí với số lƣợng lớn “1 vạn cây súng chim, 2000 cỗ súng gang, mỗi cỗ nặng 100 cân, 2000 viên đạn nổ, đường kính 10 tấc” [43, tr.

272]. Trong năm 1793, Nguyễn Ánh đã ra chỉ dụ cho M. Barisy và M. Januario- Phượng (cả hai là những người Pháp phục vụ cho Nguyễn Ánh) đi nước ngoài mua vũ khí “Lệnh cho Barisy-man, đang phục vụ dưới trướng, mua tất cả những hàng hoá y thấy tại đây [Sài Gòn] chuyển lên tầu ô đi Malacca và Poulo-Pinang để dùng vào việc mua súng ống và tất cả những khí giới khác mà y thấy” [13, tr.

538] và “Lệnh cho Januario-Phượng, cai đội đang phục vụ dưới trướng, đem một lá thư cho ngài toàn quyền quản lãnh những cơ sở Bồ Đào Nha ở Á Châu, tại thủ đô Goa, và chất xuống tàu 4000 tạ [ta] gạo của vua và những hàng hoá khác, thuận theo gió mùa năm nay, đem đến tất cả các bến tầu ở nam Ấn Độ [bán], và mua súng ống và những thứ vũ khí khác mà y thấy, bao nhiêu cũng được. Trong chuyến đi này, nếu gặp thuyền Anh hay bất cứ nước nào khác có súng mới tốt hạng nhất, giống như những súng trường mà các cường quốc Âu Châu trang bị cho quân đội của họ, thì cứ trả giá 10 đồng một khẩu, về đây sẽ trả, để cho họ chọn những hàng hoá có sẵn trong các kho” [13, tr. 494]. Năm 1801, tiếp tục sai khâm sai thuộc nội cai đội Ba La Di (Barisy) đi Hạ Châu tìm mua súng đạn [43, tr. 456].

Năm 1799, để nhờ quân Xiêm vƣợt qua Vạn Tƣợng đánh quân Tây Sơn ở vùng Nghệ An, tạo điều kiện cho quân Nguyễn Ánh đánh vào vùng đất phía nam, Nguyễn Ánh đã tặng cho vua Xiêm 1 chiếc thuyền hiệu Phụ quốc, kèm theo 10 cỗ súng lớn bằng gang. Qua đó, ta cũng thấy được chất lượng súng được đúc dưới thời Nguyễn Ánh giai đoạn này [43, tr. 376].

Về phương diện quản lý vũ khí của các nhà nước quân chủ Việt Nam từ thế kỉ X đến trước thế kỉ XIX, thư tịch do cơ quan viết sử của các vương triều ghi chép đều cho thấy, các triều đại đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý hoạt động chế tạo, sử dụng, cấp phát và bảo quản, giữ gìn vũ khí. Dưới thời Lý, nhà nước có quy định về chế tài xử phạt đối với hành động sử dụng binh khí sai mục đích. Cụ thể, năm 1142, vua Lý Anh Tông xuống dụ: “Nếu tranh nhau ruộng ao mà lấy đồ binh khí nhọn sắc đánh chết hay làm bị thương người thì đánh 80 trượng, xử tội đồ, đem ruộng ao ấy trả lại người chết hay bị thương” [19, tr. 314].

Nếu như dưới thời Trần – Hồ, việc chưa tìm thấy bất kì tư liệu nào ghi chép về việc quản lí vũ khí của hai triều đại này khiến cho giới nghiên cứu ngày nay

khó có thể phục dựng một cách cụ thể công việc này ngoài những suy đoán, thì đến thời Lê sơ, nhất là ở giai đoạn trị vì của Lê Thánh Tông, quản lí vũ khí không những đƣợc ghi chép khá cụ thể mà còn đƣợc “luật hóa” thành các điều, khoản trong bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Tiêu biểu nhƣ đối với việc chế tạo và tàng trữ vũ khí, điều 78 của luật Hồng Đức quy định rõ, các vương hầu, quan liêu đến dân thường cấm chứa trong nhà những đồ binh khí (là các thứ súng, kích, giáo, gậy, ống hỏa hổ, nỏ và tên, áo giáp, mộc cùng những thứ có mũi nhọn. Dao và gươm thì không cấm, cung tên để luyện tập cũng không cấm) cùng là chế tạo riêng những đồ nói trên, và cầm binh khí đi lại ngoài đường. Những người tướng hiệu được lệnh sửa chữa binh khí thì không theo luật này. Quan quân phải cất để những đồ binh khí trong kho hoàng thành. Các quan tướng và chánh phó lãnh binh cùng là quân ra đóng ở các trấn thì đồ binh khí phải cất ở các kho tàng. Các quan giữ các sảnh, quan giữ cửa bể, quan giữ cửa quan, và các đội lính phải cất binh khí ở kho tàng. Quan liêu các đạo cất binh khí ở kho nơi mình làm quan, nhân dân thì phải thu mà cất vào kho của quan ở bản hạt; nếu có việc thì xin chỉ vua lấy ra mà dùng, nếu không có việc thì không đƣợc dùng càn. Những lính túc vệ luyện tập và lính đóng đồn luyện tập đều đƣợc phép mang đồ binh khí đúng phép, những không đƣợc đem ra địa hạt khác; nếu trái thì sẽ chiếu theo sự tình nặng nhẹ mà bắt tội biếm, đồ hay lưu [51, tr. 59-60]. Đối với việc coi giữ kho vũ khí, Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) có 2 điều luật quy định chế tài xử phạt. Trong đó, điều 13 quy định về việc xử phát đối với những người giữ kho có hành vi trộm bán vũ khí và các quan lại không làm tròn trách nhiệm công việc đƣợc giao: “Những người giữ kho vũ khí bán trộm đồ binh khí, thì phải chém, lại phải bồi thường gấp đôi, rồi sung công; viên chánh phó ngũ trưởng không xem xét để cho lính bán trộm mà không phát giác ra, thì bị biếm hoặc bị tội đồ. Người lính ở trong ngũ ấy biết mà không cáo thì bị tội đánh 100 trượng, và bị giáng chức; nếu báo cáo và bắt được người bán trộm thì được miến tội. Quan cai quản không răn đe để cho lính ăn trộm, thì phải biếm hay bị phạt. Nếu chính viên ấy bán trộm thì tội cũng thế”

[51, tr. 108-109]. Điều 27 của luật Hồng Đức cũng quy định xử phạt đối với những người giữ kho có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, đề xuất chế tạo bổ sung vũ khí; cấp phát vũ khí không đúng quy định: “Người coi kho võ khí thấy trong kho quân khí thiếu hụt mà không xin chế tạo thêm vào thì phải biếm hai tư. Những đồ vật trong kho, không có giấy cho phát ra mà phát ra thì xử tội thêm một bậc. Dẫu có chiếu chỉ cho phát, nhưng chưa được công văn mà đã phát trước, thì phải phạt 60 trượng; phát đồ nghi trượng thì phải mất 30 roi” [51, tr. 113].

Triều đình cũng đề ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những người sao nhãng, chậm trễ trong việc vận chuyển vũ khí phục vụ chiến trận và làm hƣ hao vũ khí. Cụ thể điều 22 luật Hồng Đức quy định: “Những người nhận đồ quân khí, đã nhận xong mà dùng dằng không chuyển vận đến nơi đánh giặc, chậm 10 ngày thì phạt 80 trượng; chậm một tháng thì biếm một tư; chậm hơn 100 ngày thì khép vào tội ăn

trộm mà cho giảm hai bậc. Nếu làm hư hỏng hay bỏ mất, thì cũng như tội ăn trộm.

Trong khi đánh giặc mà tổn mất đồ quân khí thì không phải tội. Nhân đã qua trận mạc mà giấu đồ quân khí, thì phải biếm hay bị đồ; và phải đền số tiền giấu đồ quân khí sung công; giấu đồ nghi trượng (cờ, tàn,v.v...) thì được giảm hai bậc” [51, tr. 111- 112]. Đồng thời, đối với quan quân sử dụng sai quy định các loại quân khí, thì triều đình cũng căn cứ vào trường hợp, mức độ và biểu hiện sai phạm cụ thể mà có những hình phạt tương ứng. Cụ thể, điều 34 của luật Hồng Đức quy định: “Những quan quân thị vệ mà đồ binh, trượng, khí giới, bài đao, nón không đeo đúng số hiệu, hình thức của hiệu quân mình, thì đều xử tội biếm hay đồ; nếu có ý gian trá thì sẽ theo sự tình nặng nhẹ mà xử thêm tội” [51, tr. 115].

Ngoài ra, Quốc triều hình luật cũng quy định xử phạt nặng đối với các hành vi bán vũ khí cho nước ngoài dưới mọi hình thức. Cụ thể, Điều 75 trong Quốc triều hình luật khẳng định, những người nào đem binh khí và các thứ thuốc nổ có thể chế thành hỏa pháo, hỏa tiễn bán cho nước ngoài, hay tiết lộ việc quân cơ ra nước ngoài thì đều phải xử tội chém. Nếu bán binh khí không đến 10 cái, thuốc súng không đến 10 cân, thì bị xử lưu đi châu xa, bán đồng và sắt thì bị xử lưu đi châu gần. Bán da trâu, các thứ gân, các thứ sừng để làm quân khí, kể số vật giá đáng 10 quan thì lưu đi châu ngoài, nếu tang vật nhiều, tội tăng thêm 1 bậc. Quan phường, xã biết mà không phát giác, tội giảm 1 bậc; quan lộ, huyện, trấn, cố ý tha đều cùng 1 tội. Nếu không biết thì bị biếm hay phạt [51, tr. 57-58].

Trong các thế kỉ XVII, XVIII, trước những biến động to lớn của đất nước. Việc quản lý vũ khí càng đƣợc chính quyền Trịnh – Nguyễn đặc biệt quan tâm.

Ở Đàng Ngoài, Nhà nước đặt ra quy định rõ về việc chế tạo, cấp phát, chứa cất, buôn bán vũ khí. Về chế tạo, các loại binh khí không thường dùng như nỏ, bắn đá, súng báng gỗ, súng bọc da, tên lửa, thuốc lửa, đạn lửa, thuốc mù, đều cấm không đƣợc chế tạo; các cục làm súng thu hẹp lại, chuẩn cho mỗi cục một viên cai quản, chỉ cho các người các xã am hiểu được ứng vụ chế tạo súng; các phố phường, các dinh cơ và các nhà tƣ đều cấm không đƣợc nuôi thợ làm súng để bán riêng. Về cấp phát, việc cấp phát vũ khí đƣợc giao cho Binh phiên thực hiện, theo đó, “chế định binh khí, phàm các thứ cờ xí, kiếm, kích, giáo, mộc, đao, súng, thuốc đạn, Binh phiên chiếu lệ cấp phát”

[5, tr. 351]. Về cất giữ vũ khí, các viên quản quân được ban một thanh gươm công, các quản binh có súng riêng chỉ đƣợc giữ hai khẩu, còn thì từ súng và ngựa trở xuống không đƣợc chứa cất. Ai làm trái thì ở trong cơ có các xá nhân thể sát, ngoài dân gian cho ba ty Đô, Thừa, Hiến và người nào thấy biết được, thu lấy thực tang, bắt người thợ chế tạo và người mua bán, tùy nặng nhẹ xử tội [5, tr. 351]. Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), nhà vua đã truyền chỉ dụ “cấm thông đồng với người nước ngoài bán trộm súng” [21, tr. 285].

Ở Đàng Trong, song song với việc đẩy mạnh chế tạo, mua thêm các hạng vũ khí, chính quyền chúa Nguyễn cũng rất coi trong việc quản lý, sử dụng các hạng vũ khí đó.

Một phần của tài liệu Tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)