Chương 3: QUẢN LÝ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)
3.1. Quản lý các vật liệu chế tạo vũ khí
3.1.2. Quản lý sử dụng vật liệu chế tạo vũ khí
Dưới triều Nguyễn (1802-1883), việc quản lí sử dụng vật liệu chế tạo vũ khí được tiến hành khá chặt chẽ và nghiêm ngặt được thể hiện ở một số phương diện sau :
Thứ nhất là việc lưu giữ vật liệu chế tạo vũ khí trong các kho. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các vật liệu chế tạo vũ khí, đặc biệt là hỏa khí, nhà nước cho lập các kho chứa nguyên liệu. Đối với diêm tiêu và lưu huỳnh là những vật liệu làm nên thuốc nổ nên đƣợc quản lý chặt chẽ với những kho riêng. Đại Nam thực lục ghi chép, tháng 1 năm 1804, Gia Long cho xây dựng kho diêm tiêu [43, tr. 614]. Đến thời Minh Mệnh, trong ao Ký tế có 2 gò đất, phía nam làm kho diêm tiêu, phía bắc làm kho thuốc lửa. Năm 1838, Minh Mệnh ra chỉ dụ “nửa ao ấy làm lầu chứa sách, vẫn gọi là ao Học hải; nửa ao làm kho thuốc đạn gọi là ao Ký tế, kho diêm tiêu trước dời đến
chứa ở tầng dưới lầu chứa sách” [47, tr. 251-252]. Đối với các vật liệu kim loại (đồng, sắt…), năm 1802, Gia Long ra chỉ thành lập Ngoại đồ gia để chứa binh khí cùng đồng thau, kẽm, thiếc và tất cả sản vật của công. Ngoại đồ gia chia làm 7 kho : kho khí giới, kho đồng, kho tiền, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu, kho than [40, tr. 17].Năm 1820, Minh Mệnh đổi kho khí giới thành kho giáp nhất, kho đồng thành kho giáp nhị, kho sắt làm kho giáp tam, kho vận lương thành kho giáp tứ, kho thủy làm kho ất nhất, kho chiếu làm kho ất tam, kho than làm khi ất tứ, đạt thêm kho ất nhị [30, tr. 17-18].
Nhƣ vậy đến đây, các kho sắt, đồng là những nguyên liệu chủ yếu chế tạo vũ khí đƣợc đặt thành các kho riêng. Đến tháng 7 năm 1838, Minh Mệnh cho làm hầm chứa đồng, gang, sắt ở Vũ khố. “Kho giáp nhị hầm dài 10 trượng 6 thước 2 tấc, sâu rộng đều 5 thước, trong hầm xây gạch làm 3 ngăn, chứa riêng, đồng hạng nhất 40.000 cân, đồng đỏ hạng nhì 50.000 cân, đồng hạng ba 30.000 cân. Kho giáp tam một hầm dài 10 trượng 7 thước 1 tấc, sâu rộng cũng đều 5 thước, trong hầm xây làm 2 ngăn chứa riêng các hạng gang: 450.000 cân, sắt sống và sắt đã luyện 800.000 cân, trên mặt dưới đáy và 4 bề hầm ấy đều xây gạch, trên mặt trát bằng vôi trộn mật” [47, tr. 364].
Trong các kho, triều đình lại phân loại các hạng nguyên liệu để thuận lợi cho việc chi dùng. Năm 1834, Minh Mệnh chuẩn y lời tâu của Vũ Khố “đem các hạng đồng hiện chứa ở kho chia hạng ra đem luyện, nhận xét sắc đồng, rồi liệt thứ đồng đỏ hình nồi vào hạng nhất, đồng đỏ Trung liệt và đồng đỏ (thường) đều vào hạng nhì, đồng đỏ hình vung vào hạng ba, đồng khối đỏ Tụ Long vào hạng tư, để chất giữ, từ nay về sau có thu phát, cũng chiếu theo hạng như thế vào sổ để tỏ phân biệt” [40, tr. 28].
Công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho các kho chứa vật liệu chế tạo vũ khí nói chung và diêm tiêu, lưu huynh nói riêng cũng được nhà nước quản lý rất chặt. Năm 1828, trong một lần đi thăm kho Kinh, thấy lính trông kho đem tranh tre che đậy chỗ bờ hè, Minh Mệnh đã quở trách và dụ rằng: “Từ nay các kho ở Nội vụ, Vũ khố, Nội tàng, kho Kinh thương, thuốc súng, diêm tiêu, cấm không được lấy tranh tre, lá dừa, củi khô là những thứ dễ cháy để gần bốn bên, làm trái phải trị tội nặng. Nếu xảy ra hoả hoạn phải chém bêu đầu” [44, tr. 712]. Việc quản lý sổ sách trong các kho này cùng được thực hiện tương đối chặt chẽ. Năm 1803, Gia Long cho viên tiện nghi thủ hợp coi giữ các hạng thuốc nổ, diêm sinh, lưu hoàng, biên làm các việc sổ sách [26, tr.
273]. Năm 1822, Minh Mệnh ban chỉ: “Các hạng thuốc nổ, diêm tiêu, lưu hoàng ở các thành, trấn, trừ ra, đã có y lời tâu cho chi tiêu thời không kể; hiện còn tại kho bao nhiêu, khi làm sổ sách tâu, do bộ đề tâu cả 1 thể” [40, tr. 282].
Bên cạnh các kho ở Vũ khố, nhà nước cũng định lệ cho các địa phương tích trữ chì, đồng, diêm tiêu, lưu huỳnh để chủ động sử dụng khi cần thiết. Năm 1833, Minh Mạng định lệ tích trữ chì, đồng đỏ, diêm tiêu, lưu huỳnh cho Nam Kỳ và Bắc Kỳ.
Theo đó, “Phiên An, Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều được trữ chì 2000 cân, đồng đỏ 1000 cân, diêm tiêu 6000 cân, lưu hoàng 1200 cân; Bình Định, Vĩnh Long, An Giang đều được trữ chì 2000 cân, đồng đỏ
700 cân, diêm tiêu 6000 cân, lưu hoàng 1200 cân; Biên Hòa, Định Tường, Quảng Bình đều được trữ chì 2000 cân, đồng đỏ 500 cân, diêm tiêu 6000 cân, lưu hoàng 1200 cân; Quảng Nam, Quảng Ngãi đều được trữ chì 1000 cân, đồng đỏ 500 cân, diêm tiêu 6000 cân, lưu hoàng 1200 cân; Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng đều được trữ chì 1000 cân, đồng đỏ 500 cân, diêm tiêu 4000 cân, lưu hoàng 800 cân. Hà Tiên được trữ chì 300 cân, đồng đỏ 100 cân, diêm tiêu 1000 cân, lưu hoàng 200 cân” [45, tr. 577].
Thứ hai là vấn đề cấp phát vật liệu chế tạo vũ khí, việc này cũng đƣợc triều Nguyễn quan tâm sát sao và quản lý nghiêm ngặt. Năm 1834, Minh Mệnh ban sắc dụ:
“Đồng đỏ hình nồi chứa ở kho là đồng hạng tốt, từ nay về sau, có cần dùng đến, tức phải xin chỉ vua mới được phát” [40, tr. 29]. Đối với kẽm phiến mỏng không thể coi nhƣ kẽm khối vỡ đƣợc, nếu không có đặc chỉ thì không đƣợc thực hiện chi phát [48, tr. 30].Dưới thời Tự Đức, vào năm 1850, nhà vua cũng ban dụ nói rõ “chuyến này chế tạo súng điểu sang ngự dung, cho phép được lĩnh thứ sắt Hà Sung để làm, từ nay về sau, không có đặc chỉ không được phát sắt ấy” [40, tr. 45].
Nhà nước cũng thường xuyên thực hiện việc cấp phát diêm tiêu, lưu huỳnh cho các địa phương. Việc cấp phát này được thực hiện rất nghiêm ngặt bằng các chỉ, dụ của nhà vua. Tháng 5 năm 1834, triều đình Minh Mệnh tiếp hành cấp diêm tiêu, lưu hoàng cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc. Theo đó, “Hà Tĩnh: 6000 cân diêm tiêu, 1200 cân lưu hoàng; Nghệ An: 2000 cân diêm tiêu, 400 cân lưu hoàng; Thanh Hoa:
2000 cân diêm tiêu, 500 cân lưu hoàng; Ninh Bình: 3000 cân diêm tiêu, 500 cân lưu hoàng; Nam Định: 2000 cân diêm tiêu, 400 cân lưu hoàng; Sơn Tây: 2000 cân diêm tiêu, 300 cân lưu hoàng; Bắc Ninh: 8000 cân diêm tiêu, 1600 cân lưu hoàng; Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng mỗi tỉnh 2000 cân diêm tiêu, 400 cân lưu hoàng” [46, tr. 213], đồng thời, cũng “cấp diêm tiêu, lưu huỳnh cho các tỉnh Quảng Nam 5000 cân, Quảng Ngãi 4000 cân, Bình Định 6000 cân, Phú Yên 3000 cân, Bình Thuận 5000 cân, Khánh Hòa 1000 cân” [46, tr. 151]. Đối với khu vực Nam Bộ: Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long mỗi tỉnh đều cấp cho 5.000 cân diêm tiêu, 1.000 cân lưu hoàng, An Giang được cấp 3.000 cân diêm tiêu, 600 cân lưu hoàng [46, tr. 172-173]. Đến năm 1835, Minh Mệnh hạ lệnh cấp cho các địa phương như: Quảng Trị 6.000 diêm tiêu, 1.000 cân lưu hoàng [46, tr. 537], Quảng Nam 42.500 cân diêm tiêu, 6.500 cân lưu hoàng; Quảng Ngãi 20.500 cân diêm tiêu, 4.600 cân lưu hoàng;
Bình Định 35.200 cân diêm tiêu, 6.200 cân lưu hoàng [46, tr. 588]. Ở giai đoạn trị vì của vua Tự Đức, tháng 4 năm 1872, nhà vua ra chỉ dụ, trích lấy diêm tiêu (5.000 cân), lưu hoàng (4.000 cân) ở tỉnh Hà Nội giao cho tỉnh Sơn Tây giã làm thuốc súng. Lại lấy ở kho trong Kinh diêm tiêu hạng 4, hai lần nấu của nước Anh (2 vạn cân) và lưu hoàng hạng 2 của nước Tây (1 vạn cân) giao cho các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn Tây cất đi để dùng [49, tr. 1328].
Thứ ba là vấn đề mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại vật liệu chế tạo vũ khí, triều Nguyễn cũng tiến hành quản lý chặt chẽ hoạt động này, đặc biệt là đối với nguyên liệu chế tạo thuốc súng là lưu huỳnh và diêm tiêu. Năm 1811, Gia Long định lệ: “Dây đồng đỏ, khối đồng đỏ, khối kẽm trắng, đều cấm, không được mua bán riêng và vận tải đi đường thủy, bộ, nếu vi phạm phải đánh 70 roi, tính tang vật mua bán, vận tải bao nhiêu, giá tiền tang vật ấy đều thu sung công; nếu có người biết tình hình tố cáo ra, xét quả thực đúng, thì thu giữ nguyên tang vật sung công, lấy giá tiến ấy cấp thưởng cho người tố cáo” [29, tr. 297]. Đối với diêm tiêu và lưu huỳnh, năm 1833, Minh Mệnh truyền chỉ cho Đốc, Phủ, Bố, Án các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn về việc cấm người dân không được cùng thổ dân đổi bán diêm tiêu, lưu huỳnh làm thuốc súng và nếu “các thổ dân còn dám cùng nhau mua bán diêm tiêu, lưu hoàng thì từ 1 lạng trở lên cũng bị khép vào tội chết” [45, tr. 808]. Năm 1835, Minh Mệnh lại một lần nữa ra chỉ dụ về việc mua bán diêm tiêu trong dân gian. Theo đó, trong nhân dân có thể mua bán từ 1 cân diêm tiêu trở xuống, nhà nước không cấm, nhưng nếu “dám giây dưa chứa giấu hoặc ngấm ngầm mua bán 1 cân trở lên, phát giác ra, thức thì ghép luật trái phép, gia thêm 1 bậc mà trị tội” [29, tr. 300]. Không chỉ người dân vi phạm bị xử lý mà quan lại địa phương đó cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nếu không làm tròn việc quản lý ở địa hạt của mình “quan địa phương không chịu đề phòng chỗ đó, cũng phải nghiêm xét không tha” [29, tr. 300]. Trong quá trình khai thác diêm tiêu, lưu huỳnh ngoài nộp thuế theo lệ định, các mỏ nếu thừa phải nộp hết cho nhà nước, nhà nước sẽ theo giá trả cho. Năm 1838, nhà nước định giá thu mua các loại kẽm, chì, diêm, súng điểu thương. Theo đó, “kẽm mỗi 100 cân giá bạc từ 5 đến 7 đồng rưỡi, chì mỗi 100 cân giá 5 đồng rưỡi đến 6 đồng rưỡi, diêm hạng mới mỗi gói giá nửa đồng...” [47, tr. 401].