Chương 3: QUẢN LÝ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)
3.2. Quản lí chế tạo vũ khí của triều Nguyễn (1802-1883)
Dưới triều Nguyễn, chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền chế tạo vũ khí. Cơ quan chịu trách nhiệm chế tạo vũ khí là Vũ khố: “phàm sự chế tạo binh khí và tích chứa vật liệu, đều thuộc vào kho Vũ khố” [47, tr. 918].Thông qua cơ quan này, nhà nước quản lý tất cả các khâu từ quy trình chế tạo, định lệ nguyên liệu chế tạo đến số lƣợng vũ khí, mẫu vũ khí, tên vũ khí.
3.2.1. Mẫu mã, số lƣợng vũ khí
Với tƣ cách là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chế tạo vũ khí, Vũ khố là nơi phác họa và đƣa ra các mẫu vũ khí. Sau khi đƣợc kiểm định về mẫu mã và chất lượng, nhà vua sẽ cho chế tạo hàng loạt. Những địa phương có cơ sở chế tạo các loại vũ khí, khi đƣợc sự cho phép của triều đình thì có thể chế tạo các loại vũ khí đó theo quy cách mẫu mã chuẩn định. Mặc dù nguồn tƣ liệu trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn không cho giới nghiên cứu những số liệu thống kê cụ thể về số lƣợng vũ khí đƣợc sảng xuất từng năm hay từng triều vua, tuy nhiên, thông qua môt số ghi chép tản
mạn, chúng ta vẫn có thể biết được, đương thời triều đình Nguyễn cũng tiến hành quản lý chặt chẽ số lƣợng vũ khí đƣợc chế tạo, thông qua các chỉ, dụ hoặc ý lệnh của nhà vua. Tiêu biểu nhƣ, tháng 3 năm 1833, Minh Mệnh ra lệnh cho các quan phân công, tổ chức chế tạo 1.000 viên đạn liên tỏa hồ điệp, đem chứa vào kho Vũ khố [45, tr. 520].
Đến tháng 4 năm 1835, nhà vua lại sai Vũ khố chế tạo thứ “liên can thiết đạn” cho súng quá sơn và súng điểu sang. “Đạn súng quá sơn 1.000 cái, mỗi cái dài 8 tấc, nặng trên dưới 10 lạng. Đạn súng điểu sang 2.000 cái, mỗi cái dài 7 tấc, nặng trên dưới 2 lạng 5 đồng cân” [46, tr. 606]. Khi bắn thử thấy hiệu quả, mãnh liệt, nên vua bảo bộ Binh rằng: “Hai hạng ấy là binh khí rất sắc bén. Dùng để bắn vào chỗ giặc tụ họp đông và bắn sang thuyền giặc khi thủy chiến thì tất có thể giết được nhiều giặc. Bèn ban cấp cho các tỉnh từ Quảng Nam vào Nam cùng quân thứ Gia Định và thành Trấn Tây, mỗi hạng 1 cái, chuẩn cho đều chọn sắt tốt, theo đúng cách thức mà làm. (Mỗi tỉnh: hạng lớn 300 cái, hạng nhỏ trên dưới 500 cái. Thành Trấn Tây: hạng lớn 1000 cái, hạng nhỏ trên dưới 2000 cái. Duy quân thứ Gia Định thì cho phép lục tục chế tạo để tùy tiện mà dùng). Lại sai trích lấy bao đạn “liên châu” về súng quá sơn chứa ở kho, đưa đi quân thứ Gia Định và thành Trấn Tây, mỗi nơi 1 bao, theo y cách thức mà làm” [46, tr. 606]. Năm 1839, Minh Mệnh lại sai Vũ khố chế tạo đạn lan can và đạn liên châu, phát cho các địa phương từ Quảng Trị trở ra Bắc mỗi tỉnh mỗi thứ đều một viên để tùy lòng súng to, nhỏ theo mẫu chế ra đạn trữ vào kho để dùng (Quảng Nam trở vào Nam, trước đã chế mẫu cấp cho rồi). Lại chế 1.000 cây giáo dài, chiều dài lấy 18 thước làm mức. Khi có phái thuyền công đi tuần tiễu hay tải hoá vật, liệu cấp cho thuyền lớn 40 cây, thuyền nhỡ 30 cây thuyền nhỏ 20 cây, mang theo đi để phòng dùng đến. Lại dụ cho các địa phương duyên hải, nơi nào có ngạch thuyền cũng chiểu theo số thuyền nhiều hay ít liệu chế ra giáo dài ấy, gặp khi có sai phái tuỳ theo hạng thuyền châm chước mà phát [47, tr. 550]. Tháng 10 năm 1840, vua sai đúc “2 cỗ súng lớn Chấn hải. Sai ty có trách nhiệm theo đúng cách thức của Tây dương mà làm (1 cỗ chất bằng gang, trong lòng đường kính 2 tấc, 2 phân; 1 cỗ chất bằng đồng, trong lòng đường kính 1 tấc 9 phân). Khi đúc xong đem thí nghiệm, đều được cứng tốt. Vua cho là thứ súng lớn ấy dùng về thủy chiến rất đắc lực, lại sai đúc thêm 30 cỗ chất bằng đồng nữa” [47, tr. 822].
Dưới thời Tự Đức, tháng 5 năm 1859, nhà vua “sai cả đốc công ở Vũ khố đúc súng sắt máy Phật Lan [nước Pháp - TG] (đúc 50 cây, cách thức súng 1 ổ đạn 9 viên)” [49, tr. 618]. Đến tháng 12 năm 1872, Tự Đức chuẩn y đúc thêm 500 chiếc mác sắt, 50 cái giáo cờ, 500 chiếc gươm ngắn, 20 vạn viên đạn bằng chì to bằng hạt đậu lớn để dùng cho súng điểu thương, đúc xong đem nộp cất đi dùng, đồng thời, sai tỉnh Nghệ An đúc thêm đồ binh khí, gồm đạn bằng gang 2.250 viên; đạn bằng chì 12.500 viên;
hòm bằng da trâu 2.500 chiếc; bầu bằng gỗ 2500 cái; ống phun lửa 2.500 chiếc; thuốc súng 5.000 cân; pháo phi thăng 250 quả [49, tr. 1374].
3.2.2. Tên các loại vũ khí
Việc định danh các loại vũ khí cũng đƣợc các vua triều Nguyễn khá quan tâm.
Đối với các đại bác trang trí trong Kinh thành, loại súng này thường được nhà vua trực tiếp đặt tên (đối với súng mới chế tạo) và sắc phong đối với súng đã chế tạo trước đó.
Còn đối với đại bác cũng như các loại vũ khí khác, triều đình thường có các sắc dụ để thống nhất tên gọi. Chẳng hạn nhƣ năm 1822, Minh Mệnh ban sắc nói rõ “hiệu Hỏa hổ cũ đặt tên là Ống phun lửa” [40, tr. 279]. Đến năm 1826, Minh Mệnh lại ban sắc thay đổi tên gọi một số loại pháo nhƣ pháo Nguyệt hạ mai (pháo đốt ra nhƣ hình hoa mai dưới bóng trăng) thành pháo Nguyệt Luân (xoay chung quanh mặt trăng); pháo chuần chuần [chuồn chuồn - TG] thành pháo Thanh đĩnh (thứ trùng đầu to, mắt lớn, cánh mỏng nhƣ sa hay bắt ruồi, muỗi, sâu bọ, có ích cho nhà nông); pháo Cóc thành pháo Hà mô (con Ễnh ương); pháo Vịt đổi thành pháo Thủy áp (vịt lội nước); pháo cây bông đổi làm pháo Yên Hỏa; Pháo Chim đổi làm pháo Phi điểu; Pháo Binh trà đổi làm pháo Trà bình [40, tr. 280]. Năm 1829, Minh Mệnh tiếp tục ban sắc đặt tên một số súng đại bác: “Cho hạng súng đồng nhỏ cũ đổi tên làm súng quá sơn; súng Hồ đổi làm súng Xung tiêu; các hạng súng đồng, gang cũ, mà đường kính lòng rộng 5 tấc trở lên thì đặt tên là Tướng quân; Hạng súng gang mới đúc đổi làm súng gang Hồng y. Còn hạng súng gang cũ mà đường kính lòng súng rộng từ 2 tấc 9 phân trở xuống và hạng súng đồng cũ mà đường kính lòng súng rộng từ 1 tấc 9 phân trở xuống thì vẫn theo cũ biên ghi làm hạng súng bằng gang.Súng Cựa gà, súng Cán nhỏ đổi làm súng Quá sơn;
súng Mãng, súng Bảo Lân mãng; súng Bảo Lân tử mẫu, đều đổi làm súng Tự mẫu;
súng miệng rộng, súng chụ, đều đổi làm súng Thần cơ; súng trụ nhỏ đổi làm súng Thần công; Súng Bảo Lân đổi làm súng Đằng tiêu (thứ súng bay cao lên trên mây);
súng Bính tiết đổi làm súng Hưởng sơn (tiếng nổ vang động trong núi); súng kiểu ống đồng đổi làm súng Đồng dạng (hình dạng như cái ống); các hạng súng gang, đồng, sắt nguyên cũ thì bỏ bớt chữ “cựu, tân” đi; mà vẫn theo cứ ghi biên làm hạng súng đồng, gang, sắt. Cũng trong chỉ dụ này, tên đạn cũng thay đổi: “đạn ghém, đạn chụ đổi làm đạn Hắc duyên đậu tử(thứ đạn như hạt đậu, bằng chì)” [40, tr. 280-281].
Từ năm 1831 đến năm 1833, triều đình Nguyễn tiếp tục có sự điều chỉnh tên gọi một số loại vũ khí, đạn dƣợc. Cụ thể, năm 1831, cho đổi tên đạn Liên châu thành đạn Hồ điệp tử (thứ đạn bay như con bướm); năm 1832 thì đổi tên pháo Cửu long thành pháo Du long; pháo Hỏa vũ (mƣa ra lửa) làm pháo Hỏa sa (Kích cát lửa) và đến năm 1833, Minh Mệnh ban hành chỉ dụ thay đổi tên gọi một số đại bác và các loại đạn liên quan nhƣ Súng Hỏa xa (Xe lửa) làm Đại luân xa; súng Đằng tiêu thành súng Việt sơn (Qua núi); súng Đồng tâm lƣỡng đoạn thành súng Du sơn. Các hạng súng gang mà đường kính lòng súng từ 1 tấc 9 phân đến 1 tấc 4 phân, đổi làm Phách sơn (Phá tan núi). Các hạng súng khác mà đường kính lòng súng từ 1 tấc 3 phân đến 7 phân, đổi làm súng Thành công, đồng thời cho đổi đạn kít thành đạn Liên Châu; đạn Hỏa tâm thành đạn Địa chấn lôi. Đến năm 1836, Minh Mạng tiếp tục chuẩn y việc thay đổi tên
pháo: “Pháo Kim Ngân lao nguyệt đổi làm pháo Thăng thường nguyệt; pháo Kim Cúc đổi thành pháo Chích Chích; pháo Nhật Luân thành pháp Kim Luân; pháo Lương Sa thành Kim Xa luân; pháo Tín Thử thành pháo Tẩu Thử; pháo Thủy Áp thành pháo Phún Hỏa áp (vịt phụ lửa); pháo Chu Long thành pháo Phún Hỏa long (rồng phun lửa)” [40, tr. 281].
Dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức, việc thay đổi hoặc đặt tên mới cho các loại vũ khí ít đƣợc sử sách ghi chép. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn một lần đổi tên súng duy nhất trong thời kì trị vì của hai ông. Đó là vào năm 1843, Thiệu Trị tiến hành thay đổi tên gọi loại súng Xung tiêu sử dụng đạn Chấn địa lôi, có đốc súng chu vi từ 1 thước 2 tấc đến 1 thước 9 tấc gọi là Khóa hải hạng trung;
từ 1 thước trở xuống đổi thành súng Khóa hải và Tự Đức năm thứ nhất (1848) cho đổi tên súng Hồng y cũ thành Oanh sơn [40, tr. 282].
3.2.3. Quản lý số lƣợng nguyên liệu chế tạo
Trong quá trình chế tạo vũ khí, bên cạnh không ngừng tìm kiếm các loại nguyên liệu và công thức chế đúc bảo đảm cho việc tạo ra các loại vũ khí có hiệu quả thực chiến cao, triều Nguyễn cũng có nhiều biện pháp để quản lý nguyên liệu trong quá trình chế tạo, nhằm làm cho công việc này đạt tới hai tiêu chí hiệu quả và tiết kiệm.
Tháng 5 năm 1834, trước việc công trường Vũ khố sử dụng hoang phí gỗ để đóng hòm đựng súng điểu sang và chế tạo dƣ thừa bầu thuốc súng, Minh Mệnh đã ra lệnh dò xét kỹ lƣỡng: “Ta làm vua, đối với mọi việc, thảy đều yêu tiếc công của và sức lực, chỉ muốn tỉnh giảm, tiết kiệm cho đỡ tốn. Vậy mà lũ kia không thể theo ý ta, coi của công Nhà nước như phân tro, bùn đất, thật không biết bụng họ ra sao! Vậy sai bộ Hộ và Viện Đô sát tra xét kỹ xem có chi lạm, ăn bớt hay không? Và việc làm sai lầm càn rỡ ra sao, nhất nhất tâu lên” [46, tr. 200]. Sau khi có kết luận của Bộ và Viện là “việc nhận lĩnh và phát ra mập mờ không rõ, rồi chỉ đích tên mà tham hặc” [46, tr. 200], Đốc công Trần Văn Hiệu, quản Mộc thương Hồ Văn Hạ đều bị cách chức. Đồng thời nhà vua cũng sai các nha Lại bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Thái thường tự, Quang lộc tự, Đại lý tự và Tào chính, chọn lấy chủ sự, tƣ vụ hoặc bát, cửu phẩm mỗi hạng một người, sai theo làm việc tra xét [46, tr. 201]. Trong quá trình chế tạo các vật dụng cho nhà nước nói chung và vũ khí nói riêng, nếu quan lại hay thợ cục bớt xén nguyên liệu sẽ bị trị tội. Chẳng hạn nhƣ tháng 3 năm 1831, Chủ thủ ty Vũ khố là Trần Văn Đạo đã bị triều đình xử tội chết, vì thông đồng với thợ cục ăn cắp đồng đỏ [45, tr. 157].
Về quy định phân loại chất lƣợng nguyên liệu chế tạo vũ khí và mức hao phí trong quá trình chế tác, triều Nguyễn chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiều biện pháp nhằm phân loại vật liệu hạng tốt, hạng xấu, “để khi có chế tạo vật gì, thì liệu đưa làm cho được xứng đáng, không được lấy dùng lẫn lộn” [46, tr. 216]. Trên cơ sở đó, triều đình quy định mức hao phí của các loại vật liệu sắt, đồng, để đảm bảo chất lƣợng của các loại vũ khí. Năm 1813, Gia Long ra chỉ dụ sắt Hà Sung để chế tạo phụ tùng về súng: “mỗi 100 cân thu thành khí 75 cân, trừ hao 26 cân” [40, tr. 64].
Đến năm 1826, Minh Mệnh đổi lệ định thành khí sắt để luyện chế những đồ phụ tùng súng, mỗi 100 cân sắt dùng 1 nghìn cân than, thu thành khí 70 cân 64. Những năm sau đó, nhà vua đều chuẩn tâu, ban chỉ dụ về thành khí chế tạo các loại vũ khí: “đúc đạn gang (1.833 - 1 nghìn cân gang vừa quặng lẫn lộn, thu thành khí 615 cân 13 lạng, hao 330 cân 2 lạng; dùng than mỏ hết 1.689 cân); chế tạo máy đá (1833 - cứ 13 cân 12 lạng sắt và 6 cân 4 lạng đồng luyện kỹ, cộng là 100 cân, thì chế được 25 bộ máy, dùng 700 cân than gỗ; chế tạo súng điểu sang từ sắt sống Hà Sung (1838- mỗi 100 cân thu thành khí là trên dưới 50 cân, chế tạo được 5 thân súng cả báng (súng dài 2 thước, 2 tấc, 1 phân; đường kính nội tâm là 3 phân 3 ly; đường kính cả bì là 4 phân 9 ly; thành khí trên dưới 3 cân), dùng 500 cân than gỗ)” [40, tr. 65].
Bên cạnh việc định mức hao phí trong chế tạo vũ khí từ những vật liệu, hạng vật liệu khác nhau, thì nhà nước cũng quy định vấn đề này đối với cùng một loại vật liệu nhƣng chế tạo các loại binh khí khác nhau. Tiêu biểu nhƣ “sắt chín Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên luyện chế côn thiên binh hạng lớn, mỗi 100 cân thu thành khí 45 cân, hết 450 cân than gỗ; cân thiên bình hạng trung, mỗi 100 cân thu thành khí 42 cân, hết 500 than gỗ; ... đao, kiếm, âm dương đà, lưỡi (lê) súng, mỗi 100 cân thu thành khí 65 cân 13 lạng, hết 356 cân than...; đạn lan can, mỗi 100 cân thu thành khí 65 cân 4 lạng, hết 360 cân than; súng điểu sang, mỗi 100 chế được 8 thân súng cả báng, hết 556 cân than (mỗi cây súng trường 2 thước, 2 tấc, 1 phân; đường kính nội tâm 3 phân 7 ly;
đường kính cả bì 4 phân 9 ly; thu thành khí trên dưới 3 cân); máy đá súng, (thạch cơ) cứ 90 cân 8 lạng sắt chế được 38 bộ, hết 60 cân than gỗ (mỗi bộ hết 2 cân 6 lạng 1 đồng cân sắt và 4 lạng gang luyện kỹ, cộng là 4 cân 10 lạng 1 đồng cân, thành khí trên dưới 100 lạng)” [40, tr. 66].
Đối với thuốc súng, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của loại hỏa khí này đối với việc binh, nên triều Nguyễn quản lý chặt chẽ nguyên liệu chế tạo. Năm 1813, Gia Long chuẩn định nguyên liệu chế tạo thuốc súng [48, tr. 335]. Đến thời Minh Mệnh, việc quản lý nguyên liệu chế tạo thuốc súng càng được tăng cường, khi vào các năm 1826, 1830, 1834, nhà vua ra các chỉ dụ hay chuẩn y về công thức chế tạo thuốc súng.
Minh Mệnh cũng là người đặt ra công thức chế tạo thuốc súng và quy định thành phần nguyên liệu cụ thể. Đó là các bài hống (chó dữ nhƣ chó sói), bài hùng (con gấu) và bài hội (chim hộc), theo đó, “bài hống: 11 cân 4 lạng diêm tiêu, 1 cân 12 lạng 8 đồng lưu hoàng, và 1 cân 15 lạng 2 đồng than; bài hùng: 11 cân 4 lạng diêm tiêu, 1 cân 12 lạng 2 đồng lưu hoàng và 1 cân 5 lạng 8 đồng than; bài hội: 250 lạng diêm tiêu, 180 lạng lưu hoàng, và 210 lạng than liễu” [40, tr. 336].
3.2.4. Nghiêm cấm việc chế tạo vũ khí trong dân gian
Đối với đại bác, đây là loại súng lớn, tốn nhiều nguyên liệu, việc đúc súng phức tạp và tốn kém, do đó nhân dân khó có thể tự chế. Tuy nhiên, đối với súng điểu thương và các loại vũ khí thô sơ khác thì nhân dân có thể tự chế tạo được. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt số lượng vũ khí trong toàn đất nước, nhằm tránh những biến
loạn lớn làm chao đảo nền thống trị của vương triều mình, đồng thời để đảm bảo an ninh trật tự trong xã hội, các hoàng đế triều Nguyễn đã nghiêm cấm việc chế tạo vũ khí trong dân gian. Tháng 6 năm 1837, trước tình trạng “súng điểu thương là lợi khí dùng trong việc quân, tự trước đến nay, thổ dân các hạt quen dùng làm đồ đi săn để kiếm ăn, gián hoặc có đứa bậy bạ nhờ có binh khí ấy đi xúi giục nhau làm bậy, tức như vài năm nay, thổ dân các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hoa, Ninh Bình họp bọn nổi loạn, thường lấy nấp bụi rậm bắn súng làm đắc sách, nhiều lần quan quân tiến đánh, sau khi dẹp yên, các súng thu được và chúng đem nộp có đến hàng vạn” [47, tr. 108] vua Minh Mệnh đã ra chỉ dụ nghiêm cấm việc ngầm làm và sửa chữa súng điểu sang, nếu vi phạm sẽ bị nghiêm trị, quan lại các địa phương để việc đó diễn ra cũng bị trị tội. “Nay cho đốc phủ, bố án các tỉnh đều sức rõ điều cấm, sức khắp trong hạt, nếu người thợ nào dám ngầm làm và sửa chữa súng điểu thương cho người, thì đều phải tội chết. Các quan phủ, huyện, châu cùng thượng ty sơ suất cũng trị tội nặng” [47, tr. 108]. Tháng 6 cùng năm (1837), khi có nhiều người Kinh đến huyện Lạc Thổ dạy học mà “phần nhiều không phải là người tốt, việc tranh kiện, mưu làm giặc đều bởi bọn ấy xui giục” [47, tr. 111] và “ngầm giấu súng điểu thương thì do thợ người Kinh, tham lợi mà làm đúc trộm, diêm sinh, lưu hoàng, thuốc súng cũng do người nhà Thanh nấu trộm chế trộm” [47, tr. 111] quan lại địa phương đã tâu lên nhà vua: “Nên cấm người Kinh không được đến chỗ các người Thổ dạy học, rồi đặt chức Huyện giáo, Tổng giáo để dạy dân học” và “xin phàm thợ rèn chỉ đặt 1, 2 lò ở cạnh phủ, số thợ chỉ hạn có 5, 6 người, nếu thuê đánh dao đẵn củi và đồ làm ruộng thì cũng phải trình quan, các người nhà Thanh bắt về tỉnh hết, cấm không được trọ ở huyện thổ” [47, tr. 111]. Trước tình hình đó, Minh Mệnh ra lệnh:
“Người Kinh gián hoặc có một vài người không tốt, mượn tiếng là dạy học, đến các thổ huyện dỗ làm việc phi nghĩa, bọn ấy cố nhiên là nên cấm hẳn, còn người thực là có văn học, dạy dân lấy hiếu đễ trung tín, có gì là không nên, việc gì phải cấm tất cả, để tỏ ra không rộng ư?” [47, tr. 111-112]. Còn về việc chế vũ khí thì “sức rõ điều cấm, nghiêm sức dân trong hạt không được làm trộm súng điểu thương, gươm giáo các thứ quân khí đem bán cho các người Thổ, cũng không được nấu trộm diêm sinh lưu hoàng làm thuốc súng cho chúng, dám có cố ý phạm điều cấm ấy, không cứ người Kinh, người nhà Thanh, người phạm ấy cùng người Thổ thuê làm hay mua đều phải xử tử.
Còn thợ rèn làm thuê những đồ thường không phải ấn định số thợ số lò, cũng không phải trình quan, người nước Thanh cũng cho lưu ngụ cho được tiện” [47, tr. 112] và
“còn như dao đẵn củi và đồ làm ruộng là đồ dùng hằng ngày của dân gian, mà người nhà Thanh tùy tiện trú ngụ cũng là việc thường tự trước đến nay, nếu người đúc làm cái gì hơi một tí lại phải trình quan, người đến trú ngụ bắt phải về tỉnh, há chả thêm phiền nhiễu ư?” [47, tr. 112]. Đến tháng 7 năm 1840, Minh Mệnh lại ra chỉ dụ nói rõ:
“Phàm là dân, không được chế tạo riêng các loại điểu thương, súng lớn, giáo dài; các thợ rèn cũng không được làm thuê cho người nào những thứ vũ khí ấy, ai phạm điều