Đối với việc quản lý ở các kho nhà nước

Một phần của tài liệu Tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 88 - 91)

Chương 3: QUẢN LÝ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)

3.5. Công tác quản lý giữ gìn, bảo quản vũ khí

3.5.1. Đối với việc quản lý ở các kho nhà nước

Để thực hiện việc lưu giữ vũ khí, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các kho chứa cùng với những quy định trong việc lưu giữ vũ khí. Năm 1802, Gia Long ra chỉ dụ thành lập Ngoại đồ gia để chứa binh khí cùng đồng thau, kẽm, thiếc và tất cả sản vật của công. Ngoại đồ gia chia làm 7 kho, gồm kho khí giới, kho đồng, kho tiền, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu, kho than. Năm 1820, Minh Mệnh cho đổi kho khí giới thành kho giáp nhất, kho đồng thành kho giáp nhị, kho sắt làm kho giáp tam, kho vận lương thành kho giáp tứ, kho thủy làm kho ất nhất, kho chiếu làm kho ất tam, kho than làm khi ất tứ, đặt thêm kho ất nhị [40, tr. 17-18]. Trong đó, các loại vũ khí từ hỏa khí đến bạch khí đều chứa ở Kho giáp nhất. Về hỏa khí gồm có pháo Thành công, pháo Thắng uy tướng quân bằng đồng, pháo Thảo nghịch tướng quân bằng đồng, pháo Oanh sơn bằng thép, pháo Quá sơn bằng đồng, pháo Du sơn lƣỡng đoạn bằng đồng, pháo Phách sơn bằng thép, pháo Đề bà bằng đồng, pháo Phật ngôn bằng sắt, pháo Xung tiêu bằng thép, pháo Trung hạng bằng sắt, pháo Tiểu hạng bằng đồng, bằng sắt, pháo Thần công bắn 5 phát bằng sắt, pháo Thần công bắc cơ ngắn bằng sắt, pháo Thần cơ, thạch cơ (máy đá) bằng đồng, bằng sắt, súng đoàn mã, pháo Đồng hiệu, ống hỏa hiệu bằng đồng, ống ao đạn, ống hơi bằng đồng, ống phun bằng đồng, súng tay kiểu một hoa vàng, súng tây kiểu hoa tâm (tim thoi) súng Man, súng tây kiểu 2 máy xuy vàng, súng tây chữ vàng, súng tam hạng, súng 2 máy cò bắn chim thuốc mạnh, súng bắn cơ (máy

bắn) [40, tr. 14]. Cùng với súng là các loại đạn, gồm đạn lan can bằng sắt, đạn lan can bằng đồng, đạn đồng chắn địa lôi, đạn gang chắn địa lôi, đạn bươm bướm đồng, đạn liên châu, đạn đồng, đạn sắt, đạn chì, đạn gang, đạn bọc đồng, đạn đá, đạn bọc chì, đạn bọc kẽm, đạn chì nho nhỏ, đạn chì hạt đậu, đạn chì hạn đậu xanh, viên chì đạn hạt nhỏ đậu trắng, đạn hạt đậu đen, đạn hạt đậu đen nhỏ, đạnhạt đậu xanh, đạn hạt đậu xanh nhỏ, đạn hạt tiêu, đạn hạt tiêu nhỏ, đạn hạt mùi, đạn hạt mùi nhỏ, đạn hạt kê, đạn hạt kê nhỏ, đạn hạt cải, đạn hạt cải nhỏ, đạn hạt cỏ, đạn hạt cỏ nhỏ [40, tr. 14-15]. Về bạch khí gồm có đao sức vàng, đao tây xuy vàng, đao sức bạc, đao tây sức bạc, đao thường, đao tây, đao bài, đao Nhật Bản, đao long, đao hầu hổ, đao tây đầu lân, đao đầu chim, kỵ đao (đao đi ngựa), bội đao (đao đeo), đao kết chuôi, đao ngắn, đao tây hoa, đao phạt, đao tây dài bằng thép tốt, đao nghiêm (nhọn hoắt), trƣợng kiếm, độc kiếm, song kiếm, đằng kiếm, dao nhọn, mác, giáo trường, giáo 3 cạnh, giáo ngọn cờ, giao ngọn cờ của bành voi, giáo lục lăng, giáo thất đào (giáo 7 lƣỡi), giáo có cờ quân lệnh, giáo lƣỡi lê có cờ rồng vương mệnh, giáo mũi vuông cạnh, giáo lưỡi lê, lưỡi giáo, trồng cùng đòn khiêng, dúi trống, chạc gõ, cung nỏ và tên …[40, tr. 14-15]. Đến năm 1844, Thiệu Trị cho đổi 2 kho súng ống và thuốc nổ làm ty hỏa pháo ở bộ Binh, yêu cầu các kho ấy nộp lại ấn đồng và dấu kiềm gỗ, đồng thời, cho làm lại con dấu bằng đồng, dấu kiềm bằng ngà của ty Hỏa pháo [40, tr. 274].

Để trông coi các kho chứa khí giới, thuốc nổ, nhà nước cũng cắt cử người với hàm phẩm rất cụ thể. Gia Long năm thứ nhất (1802), nhà vua ban chỉ nói rõ việc quản lí vũ khí ở Kinh và các địa phương như sau: “Số súng nhỏ, súng lớn ở trong kinh thành cho đến các thành, dinh, trấn, đều do viên thống chế vệ thị lang cai quản” [40, tr. 273]. Năm 1821, Minh Mệnh cho đặt ở ty Thanh lại bộ Binh 1 viên chủ sự, 4 người cửu phẩm thư lại, 4 vị nhập lưu thư lại, để coi giữ sổ sách kho thuốc nổ và cử 1 viên chủ sự ty thanh lại bộ Binh làm việc ở kho thuốc nổ [40, tr. 273]. Năm 1822, để tăng cường công tác quản lý vũ khí ở các kho, vua Minh Mệnh còn hạ lệnh cho kho súng đặt 1 viên chủ sự, 1 viên tư vụ, chánh bát, cửu phẩm để 2 người, vị nhập lưu thư lại 14 người.

Đối với việc cất trữ, bảo quản thuốc súng, năm 1817, Gia Long cho dựng 2 tòa kho thuốc súng đều 5 gian 2 chái ở giữa ao Ký tế. Đến năm 1834, Minh Mệnh cho làm lại 2 kho thuốc nổ, nhƣng với quy mô lớn hơn với mỗi tòa 9 gian 2 chái. Đến năm 1838, Minh Mệnh lại cho di chuyển và xây dựng 2 kho thuốc nổ, lưu huỳnh ở phía trước lầu Tàng thư giữa ao Học hải, đồng thời chuẩn y lời tâu cho trích lấy tòa nhà công 3 gian 2 chái của vệ Kỳ vũ ở phải trước kho đổi làm nha môn súng ống, thuốc nổ để làm việc [40, tr. 276]. Quản lý kho thuốc súng cũng do ty Hỏa pháo phụ trách. Các kho này được nhà nước cấp con dấu bằng đồng và dấu kiểm bằng gỗ để thực hiện chức năng quản lý hành chính “Cho làm để cấp cho kho súng ống, thuốc nổ 1 con dấu bằng đồng và dấu kiểm bằng gỗ” [40, tr. 274].

Về việc quản lí trong kho, trên thực tế, công tác giữ gìn, cấp phát, thu hồi, thanh tra ở các kho chứa vũ khí và thuốc súng được thực hiện thường xuyên và tương đối nghiêm túc. Triều đình quy định rõ, đối với các thuyền đƣợc cấp vũ khí để thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải trả lại vũ khí đúng nơi đã cấp. Nếu ai không thực hiện quy định sẽ bị trị tội (kể cả người nhận vũ khí, người cấp vũ khí và người kiểm xét). Đại Nam thực lục ghi rõ, năm 1823, Quản cơ cơ Hữu dực Thuỷ quân là Vũ Văn Đoan quản hơn 130 chiếc thuyền tải ở Quảng Bình chở gạo lương ở Bắc Thành về Kinh, xin cấp khí giới để phòng bị. Minh Mệnh sai cấp cho 327 cây ống phun lửa, 687 cái giáo dài, đồng thời hạ chỉ “hằng năm việc vận tải đường biển, cho chiếu số thuyền mà lĩnh khí giới, trở về lại nộp vào kho. Ghi làm lệ” [44, tr.

290]. Năm 1832, Minh Mệnh xuống sắc chỉ về việc thu hồi vũ khí đối với các thuyền sau khi đi thức hiện nhiệm vụ ở các địa phương. Theo đó, các thuyền có mang theo pháo đạn, hỏa khí dùng hết bao nhiêu cứ thực làm giấy khai tiêu, còn bao nhiêu phải lập tức thu vào kho, “nếu những viên ấy đã lĩnh có ý chậm trễ, thì cho phép được tham hặc. Nha môn nào cứ bỏ ngấm đấy không kiểm xét thì đến khi xét sẽ khó chối lỗi” [40, tr. 28].

Về công tác thanh tra, kiểm tra, lưu sổ sách vũ khí ở các kho, cũng được triều Nguyễn quy định khá rõ rang và cụ thể. Đặc biệt, dưới thời Minh Mệnh, trong các năm 1823, 1825, 1828, 1830, 1832, nhà vua đã ra chỉ dụ về công tác thanh tra, kiểm tra các kho vũ khí. Chẳng hạn nhƣ chỉ dụ năm 1823 nói rõ: “Từ nay về sau, chuẩn định 5 năm làm hạn, mà bắt đầu từ sang năm, đến kỳ có vật kiện về khí cụ chất nổ và súng ống hư gãy bao nhiêu? Chuẩn cho tâu rõ, tư đưa qua Vũ khố tu bổ một lượt” [40, tr. 282].

Năm 1825, Minh Mệnh ra chỉ dụ về việc đối chiếu số vũ khí cũ và lưu vào sổ các loại vũ khí mới: “Phàm các hạng của công thuộc kho thuốc nổ, hàng năm chia làm 2 kỳ, chiếu sổ mục đồ cũ lưu trữ và đồ mới thu vào, khai tiêu thực tại, hội lại làm bản thanh toán. Của công thuộc kho súng ống, hết năm cũng chiếu số làm sổ tâu trình” [40, tr.

282-283]. Tuy nhiên, việc đối chiếu vũ khí ở các kho khá phiền phức và “phần nhiều không hợp”. Vì vậy, năm 1832, Minh Mệnh ra chỉ dụ: “Từ nay về sau, cứ hết năm thì kho súng ống khai làm 2 bản sách thanh toán. (1 bản khai vật kiện súng đạn ở hoàng thành, kinh thành và đài Trấn Hải; 1 bản khai vật kiện ở xưởng); kho thuốc nổ chia làm 2 bản sách thanh toán, (1 bản khai nhật kỳ về lệ phải phát ra; 1 bản khai lệ phải coi giữ). Lại đem số mục danh hiệu các hạng súng, thuốc ở kinh, ở ngoài làm 2 bản tổng kê, 1 bản đăng vua xem, 1 bản đóng ấn bào để lưu chiểu. Còn kho súng, trước đây khai làm 9 bản thì nên bỏ bớt đi” [40, tr. 284]. Năm 1828, Minh Mệnh ra chỉ dụ quy định thời gian thanh tra kho thuốc nổ: “Từ nay trở đi, phàm kỳ hạn thanh tra kho thuốc nổ, kể bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 11, mỗi kỳ đủ 12 năm làm khóa. Khi đến kỳ do viên quản tâu xin sai quan đi tra xét” [40, tr. 284].

Ngoài ra, việc quản lý vũ khí ở các địa phương cũng được nhà nước rất quan tâm, nhằm bảo đảm quyền kiểm soát vũ khí thuộc về nhà nước và tính hiệu quả trong sử

dụng. Năm 1830, Minh Mệnh ra chỉ dụ “các hạng binh khí hiện chứa ở các thành, trấn bên ngoài, từ giờ trở về sau, năm nào hoặc có thêm, bớt, không đúng nguyên số coi giữ, thì đều đến cuối năm trích ra khoản thêm bớt, làm sách do Bộ duyệt lại dâng tâu. Còn các hạng hiện đúng nguyên số, chớ nên khau cả vào sách. Nếu trong năm ấy có thêm bớt thì chỉ nên tư Bộ lưu chiểu thôi” [40, tr. 284]. Đến năm 1834, nhà vua lại lệnh cho các viên cai quản ở kinh và bọn Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát các địa phương ở ngoài “đều phải sức rõ cho các viên quan thuộc hạt xem số súng ống, khí giới mang giữ hiện tại đều gia tâm kiểm xét, bắt phải mài giũa cho được đẹp” [40, tr. 284-285].

Một phần của tài liệu Tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)