Chương 4: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHẾ TẠO VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1883)
4.1. Đặc điểm hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802–1883)
Thứ nhất, trong bối cảnh các hoàng đế triều Nguyễn tăng cường củng cố tính chất chuyên chế của bộ máy nhà nước quân chủ, thì việc tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 -1883 cũng không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng của xu hướng này. Trên thực tế, việc chế tạo vũ khí dưới triều Nguyễn chủ yếu đƣợc thực hiện dựa trên mệnh lệnh của nhà vua, thông qua các chiếu chỉ, sắc, dụ. Thậm chí, nhà vua còn trực tiếp chỉ đạo công tác chế tạo. Những mệnh lệnh này thể hiện quyền lực tối thƣợng và tuyệt đối của nhà vua. Nhà vua có quyền đặt tên, quy định số lượng, kích thước các loại vũ khí cũng như cách thức chế tạo và định lệ sử dụng các loại nguyên liệu. Thông qua các chỉ dụ này, cũng thấy đƣợc rằng, mục đích của hoạt động chế tạo vũ khí, bên cạnh để phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn an ninh quốc gia, thì còn thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nữa, đó là bảo vệ quyền lợi tối cao của vương triều. Mọi hoạt động đi ngược lại quyền lợi của nhà nước quân chủ và của hoàng tộc đều bị nghiêm trị. Thậm chí quyền lợi dòng họ còn đƣợc đặt cao hơn lợi ích quốc gia. Tiêu biểu nhƣ sự kiện Nguyễn Ánh mang tàu chiến và đại bác tặng cho Xiêm để quân đội nước này tiến đánh Nghệ An tiêu diệt quân Tây Sơn, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn ở phía Nam [43, tr. 380].
Uy quyền của nhà vua và vương triều còn thể hiện rõ trong các loại vũ khí được chế tạo. Tiêu biểu là các khẩu đại bác trang trí ở Kinh thành. Đến nay, 24 khẩu Thần công ở Kinh thành Huế vẫn là một biểu tượng cho uy quyền của vương triều Nguyễn.
Uy quyền đó được thể hiện từ sự hùng tráng của tên súng (Thần uy vô địch đại tướng quân, Bảo quốc an đại tướng quan...), sự to lớn của trọng lượng (mỗi khẩu hàng chục
nghìn cân đồng, khẩu nặng nhất 18.400 cân đồng), kích thước (khẩu lớn nhất dài 10 thước 4 tấc, đường kính nòng 7 tấc 8 phân), sự đẹp đẽ, lộng lẫy trong cách trang trí, sắp đặt cho đến các bài “minh văn” đầy uy lực và tự hào đƣợc khắc trên thân súng.
Hiếm có triều đại nào trong lịch sử lại cho khắc cả bài minh văn trên vũ khí để ghi nhớ công đức của những người có công với triều đại và đất nước. Ở Nhật Bản, người ta cho khắc chữ trên các thanh kiếm, nhưng đó chỉ là những câu thơ ngắn gọn, thường là để ghi nhớ hay thể hiện ý chí của một cá nhân. Còn đối với triều Nguyễn, súng đƣợc phong thần, uy nghi như là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền.
Thứ hai, việc tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí trong giai đoạn 1802- 1883 của triều Nguyễn chịu sự tác động của nhiều thách thức. Trước tiên, cần phải thấy rằng, đây là giai đoạn mà nhà nước quân chủ quản lý lãnh thổ quốc gia rộng lớn nhất từ trước đến lúc bấy giờ. Trước khi đất nước bị chia cắt làm 2 xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (1672), lãnh thổ Đại Việt ở các thế kỉ XVI, XVII đƣợc ghi nhận chỉ đến vùng đất Phú Yên ngày nay. Sau khi tình trạng phân liệt, cát cứ diễn ra, các chúa Nguyễn quản lý vùng đất từ phía Nam sông Gianh đã không ngừng thực hiện công cuộc khẩn hoang, mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Đến năm 1757, lãnh thổ Đại Việt về phía Nam được cơ bản hình thành giống ngày nay. Nhưng, ở thời điểm đó, nước ta vẫn bị chia cắt thành hai khu vực với sự cai quản của hai chính quyền: vua Lê – chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh và chúa Nguyễn ở Nam sông Gianh. Phong trào Tây Sơn bùng nổ và giành thắng lợi đã mở đầu cho công cuộc thống nhất quốc gia, lãnh thổ. Tuy nhiên, sau đó, “Nhạc tự xưng làm Trung ương hoàng đế, phong cho Lữ làm Đông Định vương cai quản đất Gia Định và Huệ làm Bắc Bình vương cai quản đất từ đèo Hải Vân trở ra. Do việc phân chia đất đai và chiến lợi phẩm thu được ở Bắc Hà, giữa Nhạc và Huệ nảy sinh ra mâu thuẫn và xung đột” [18, tr. 445], cho nên công cuộc thống nhất đất nước dưới thời Tây Sơn vẫn chưa trọn vẹn. Phải đến năm 1802, Gia Long mới hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Một dãy lãnh thổ rộng lớn, liền mạch từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau và các khu vực biển đảo rộng lớn ở phía Đông nằm dưới sự cai quản thống nhất của triều Nguyễn. Sự thống nhất lãnh thổ quốc gia là một trong những tiền đề quan trọng giúp triều Nguyễn thực hiện nhiều chính sách quan trọng thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên điều đó cũng không phải là không mang lại khó khăn trở ngại trong quản lí nhà nước nói chung và hoạt động chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí nói riêng. Trên thực tế, việc cai quản một vùng lãnh thổ rộng lớn ở một mức độ nhất định đã tác động đến việc bố trí lực lƣợng phòng thủ, canh giữ, bảo đảm trật tự trị an, từ đó dẫn đến việc phải chi tiêu một lƣợng ngân sách không nhỏ để chế tạo, cấp phát vũ khí cho quân đội. Trong bối cảnh thế kỉ XIX, khi mà tiềm lực kinh tế của triều Nguyễn không phải là quá mạnh thì đó thực sự làm một thách thức đặt ra đối với các vị vua của vương triều này.
Không những thế, trên lãnh thổ nước Việt Nam thống nhất ấy, chính quyền triều Nguyễn cũng phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Đó là sự mất ổn định về an ninh chính
trị, xã hội ở các vùng biên giới phía Bắc, khi nhà Thanh không ít lần xâm phạm bờ cõi nước ta [43, tr. 666 – 668]. Cùng với đó là nạn giặc giã từ bên kia biên giới tràn sang quấy nhiễu. Trong khi đó, ở biên giới Tây Nam, quân Xiêm nhiều lần đƣa quân xâm lược. Trên biển, giặc cướp quấy phá (cả người Việt, cả người nước ngoài). Đặc biệt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia của các thành phần khác nhau (từ quan lại, nông dân, binh lính, đến tù trưởng; từ người Kinh đến các dân tộc ít người) trên một địa bàn rộng lớn từ Nam Kỳ đến Bắc Kỳ, từ đồng bằng lên miền núi. Các thế lực cát cứ vẫn tìm cách trỗi dậy, đặc biệt là ở vùng miền núi phía Bắc. Chính những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí của triều Nguyễn.
Thứ ba, các vị hoàng đế triều Nguyễn trong quá trình cai trị của mình luôn bị đặt vào tình huống phải giải quyết mâu thuẫn giữa xu hướng bài phương Tây với mong muốn tiếp thu kỹ thuật chế tạo vũ khí phương Tây và điều này ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động chế tạo vũ khí dưới triều Nguyễn (1802-1883). Từ thế kỉ XVI trở đi, ngày càng có nhiều người phương Tây đến Việt Nam và cùng với đó là sự du nhập của các thành tựu văn minh phương Tây vào đất nước ta. Trong bối cảnh như vậy, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã chào đón họ với các mức độ khác nhau, nhằm hiện thực hóa những toan tính của riêng mình. Trên thực tế, chính quyền hai Đàng đều có chung một mục đích, đó chính là muốn tranh thủ sự giúp đỡ của người phương Tây để mua sắm, chế tạo các loại vũ khí, nhằm tăng khả năng loại bỏ đối thủ chính trị của mình. Ngay cả Nguyễn Ánh vào cuối thế kỉ XVIII cũng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Pháp để đánh bại triều Tây Sơn. Nhưng sau khi giành được vương quyền, thống nhất đất nước, những mưu đồ của người phương Tây ngày càng lộ rõ đã khiến chính quyền nhà Nguyễn dần xa rời người Pháp. Gia Long đã không chọn cháu đích tôn (con của Hoàng tử Cảnh - Người chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa phương Tây) lên kế vị mà lại chọn Minh Mệnh - Người có tư tưởng chống Pháp. Trên thực tế, khi Minh Mệnh lên ngôi, ông đã đẩy mạnh các hoạt động bài phương Tây như 2 lần từ chối đề nghị của người Pháp về việc đặt lãnh sự ở Đà Nẵng, loại bỏ 2 viên sĩ quan Pháp trong triều đình, thực hiện chính sách cấm đạo... Có thể nói Minh Mệnh và sau đó là Thiệu Trị, Tự Đức thông qua các hành động khác nhau đã thể hiện thái độ cự tuyệt người phương Tây. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo vũ khí, các hoàng đế triều Nguyễn, tiêu biểu nhất là Minh Mệnh, Thiệu Trị lại có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận với kĩ thuật của người phương Tây. Minh Mệnh đã nhiều lần cho chế tạo súng tay theo kiểu Tây dương, mua thuốc nổ của Tây dương về làm mẫu rồi chế tạo ra cấp phát.
Không những thế, ông còn ra lệnh cải tiến súng tay, lấy một số bộ phận của súng Tây dương lắp vào súng điểu sang. Dưới thời Thiệu Trị, nhà vua cho mua chiến thuyền của phương Tây rồi cho tháo ra để mô phỏng chế tạo.... Chính điều này đã thể hiện sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của các vị vua triều Nguyễn đương thời và tạo ra
một hiện tượng độc đáo trong thái độ ứng xử của vương triều Nguyễn với phương Tây trong thế kỉ XIX.