Chương 3: QUẢN LÝ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)
3.1. Quản lý các vật liệu chế tạo vũ khí
3.1.1. Quản lý khai thác vật liệu chế tạo vũ khí
Vật liệu chế tạo vũ khí dưới triều Nguyễn gồm sắt, chì, gang, diêm tiêu, lưu huỳnh, gỗ.... Trong đó, các mỏ nguyên liệu chế tạo khí giới nhƣ sắt, chì, đồng, diêm tiêu, lưu huỳnh được nhà nước quản lý tương đối chặt chẽ. Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có ghi chép cụ thể các loại mỏ nguyên liệu liên quan đến việc chế tạo vũ khí và địa bàn phân bố cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1: Các mỏ nguyên liệu phục vụ chế tạo vụ khí ở một số địa phương dưới triều Nguyễn (1802-1883)
Các loại mỏ Địa phương Tên mỏ
Mỏ đồng
Quảng Nam Thạch Kiều Thanh Hóa Lương Sơn
Hưng Hóa Trình Lan, Lai Xương, Phong Du, Mán Đỏ, Suối Lẫm
Tuyên Quang Tụ Long, Bằng Di
Mỏ sắt
Bắc Ninh Đồng Hòa, Bố Sơn, Ninh Hòa, Kính Kỵ, Ấm Động
Thái Nguyên
Bảo Nang, Chính Hòa, Linh Nham, Nà Khuôn, Vân Đồn, Na Hóa, Quan Hòa, Cù Vân, Thƣợng Kết, Phấn Mễ, Quảng Khê, Nam Hoắc.
Sơn Tây Cẩm Trạch, Bản Lập Tuyên Quang Bình Di, Phú Linh
Lạng Sơn Mãnh Xá, Đà Lịch, Bằng Mạc, Tân Lang, Bảo Lâm Cao Bằng Quảng Hòa, Đông Nam, Khải Hòa, Liên Hòa
Mỏ chì
Quảng Nam Lam Miêu Thƣợng Hải Dương An Lãng
Thái Nguyên Nà Mẹt, Quang Vinh, Chi Sơn, Lũng Sơn, Bản Sơn, Vũ Chấn, Làng Nho, Quan Triều, Nam Tiền
Tuyên Quang Phúc Ninh
Mỏ gang Sơn Tây Linh Thâm, Thanh Vân, Cẩm Trạch.
Mỏ diêm tiêu
Bắc Ninh Kính Kỵ, Bả Lộng, Minh Lễ, Vân Nham, Hòa Lạc Thái Nguyên Nà Bồng
Sơn Tây Sƣ Khổng, Minh Nông
Hƣng Hóa Bản Đàm, Hiếu Trai, Bản Vĩnh, Trình Ban, bản Mạn Thẩm
Tuyên Quang Nam Cao, Vị Khê, Hữu Vĩnh, Vị Thƣợng Lạng Sơn Chi Lăng, Mai Sảo
Mỏ lưu huỳnh
Hƣng Hóa Thuận Châu Tuyên Quang An Phú
Nguồn: Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 4, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 226-244.
Dưới triều Nguyễn, việc khai thác mỏ diễn ra dưới 4 hình thức. Thứ nhất là các mỏ do nhà nước trực tiếp khai thác, số thợ rất đông, chủ yếu là binh lính, công tượng, dân phu theo chế độ lao dịch với tiền công thấp. Thứ hai là các mỏ do thương nhân Hoa kiều lĩnh trưng và nộp thuế hàng năm, nhân công phần lớn là người Hoa, có trình độ chuyên môn. Việc khai thác đƣợc thực hiện theo công đoạn chuyên môn hóa, mang tính chất tƣ bản chủ nghĩa. Thứ ba là các mỏ do thổ tù thiểu số lĩnh trƣng, quy mô chế tạo lớn nhưng phương thức khai thác lạc hậu. Thứ tư là các mỏ do người Việt lĩnh trƣng, số này không nhiều. Nhân công làm thuê tự do đƣợc trả công khá cao, công việc khó dễ. Đây là phương thức chế tạo mới nhưng còn hạn hữu và không có điều kiện phát triển do chính sách thuế của nhà nước nặng nề.
Đối với các mỏ do nhà nước tổ chức khai thác, toàn bộ sản phẩm sẽ thuộc về nhà nước. Đối với các mỏ do tư nhân và hộ gia đình khai thác thì phải nộp thuế cho nhà
nước. Bên cạnh đó, các nguyên liệu khai thác được có thể chế tạo vũ khí thì phải bán cho nhà nước. Đặc biệt là diêm tiêu và lưu huỳnh.
Việc đánh thuế các mỏ này được nhà nước quản lý chặt chẽ. Thuế có thể nộp bằng tiền, cũng có thể nộp bằng hiện vật. Riêng đối với diêm tiêu và lưu huỳnh thì sau khi nộp đủ số thuế, còn dư lại bao nhiêu, nhà nước sẽ định giá, thu mua. Đại Nam thực lục ghi chép, năm 1822, nhà nước định giá mua diêm tiêu ở Bắc Thành (mỗi 100 cân diêm tiêu trị giá 29 quan, mỗi năm hạn mua 40.000 cân) [44, tr. 199]. Tháng 6 năm 1831, nhà nước định thuế khai thác mỏ diêm tiêu ở Nà Ngõa và mỏ chì ở Làng Nho trấn Thái Nguyên. Theo đó, thuế diêm tiêu mỗi năm 200 cân, thuế chì mỗi năm 600 cân [45, tr. 190]. Tháng 10 cùng năm (1831), nhà nước chuẩn định lệ thuế các mỏ sắt và các hộ biệt nạp thuế sắt ở các địa phương “Trước nộp sắt sống, nay đổi nộp sắt chín, được châm chước thu giảm phân số đi. (Các hộ làm sắt ở Quảng Nam, mỗi người mỗi năm nộp 50 cân sắt sống, nay đổi nộp 30 cân sắt chín. Các hộ làm sắt ở Bình Định mỗi người mỗi năm nộp 120 cân sắt sống, đổi nộp 72 cân sắt chín. Thuế sắt ở đầu nguồn Thuận Thành mỗi năm nộp 227 cân 8 lạng sắt ống, nay đổi nộp 159 cân 4 lạng chín...) và định lệ các hộ ở Bắc Thành nộp thuế diêm tiêu thay bằng tiền. (Các hộ đóng thuế diêm tiêu, có hạng mỗi năm mỗi người nộp 12 cân, có hạng mỗi năm mỗi người nộp 6 cân. Nay người nào được ấn định nộp 12 cân thì nộp 8 quan, người nào 6 cân, nộp tiền 4 quan)” [45, tr. 223].
Trong quá trình khai thác, nếu vi phạm các quy định của nhà nước thì tùy theo mức độ mà xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan, thậm chí là đóng cửa mỏ. Quan lại thiếu trách nhiệm trong quản lý hoặc vì tƣ lợi có thể bị cách chức, thậm chí là phải đi tù. Chẳng hạn nhƣ, năm 1822, Trần Đắc Xiêm cùng cai đội thuộc hạ của Ứng Hòa công là Trần Công Lễ tự tiện tới Chiên Đàn khai thác mỏ đá, nấu luyện chì. Trước tình hình đó, vua Minh Mệnh ra chỉ dụ xử phạt rất nghiêm: “Trần Đắc Xiêm gây ra chuyện đó để mưu lợi riêng đánh 60 trượng, tội đồ 1 năm tù, Trần Công Lễ đánh 100 trượng cách chức” [29, tr. 298]. Triều đình cũng yêu cầu quan lại các địa phương trước khi tâu xin triều đình cho tư nhân khai thác các mỏ phải xem xét kỹ lƣỡng. Ngoài xem xét hiệu quả kinh tế cũng phải đánh giá những tác động của việc khai mỏ đó đối với môi trường, với an ninh quốc gia và cả yếu tố tâm linh.
Năm 1830, Minh Mệnh đã quở trách quan trấn Thanh Hóa khi tâu xin cho người nhà Thanh là Lương Hoa Xuân khai thác đồng ở hạt Lang Chính :“Trấn Thanh Hóa là đất điềm lành, núi sông linh tú, vượng khí hun đúc, há nên coi thường cho đào xẻ. Huống hồ nhà nước thiếu thốn không phải là thuế khóa mỏ đồng ấy có quan hệ gì đến tình trạng thiếu đủ? Quan trấn nơi ấy trước đã vội vàng đề đạt xin cho khai thác, thực hoàn toàn không có kiến thức” [29, tr. 298]. Sau đó, nhà vua đã cho đình chỉ việc khai thác đồng ở đây, giao cho quan lại sở tại phải nghiêm ngặt xem xét, không để tình trạng đào trộm diễn ra và “nếu cho khai thác và
không xem xét, hễ phát giác ra, trừ tên phạm ấy phải trị theo tội nặng ra, mà cả trấn ấy và quan sở tại cũng phải giao bộ nghiêm xem xét không tha” [29, tr. 298].
Trong các loại mỏ nguyên liệu chế tạo vũ khí thì các mỏ diêm tiêu, lưu huỳnh nhà nước quản lý rất chặt chẽ vì “các thứ ấy có quan hệ đến việc dùng binh, nếu người dân không biết gì, ngấm ngầm đem diêm tiêu trao đổi với bọn phỉ thì tác hại không nhỏ” [29, tr. 298]. Trong các chỉ dụ của nhà nước về quản lý việc khai thác diêm tiêu, lưu huỳnh thì chỉ dụ ban hành vào Minh Mệnh năm thứ 15 (1834) đối với việc khai thác các mỏ diêm tiêu ở Bắc Kỳ thể hiện sự nghiêm khắc và quyết liệt nhất. Theo đó, các hạt có chế tạo diêm tiêu, trước đã bỏ hoang, nay phải nghiêm ngặt đóng cửa và “nếu lúc không có chiếu chỉ đặc biệt, thì vĩnh viễn không được khai thác” [29, tr. 299]. Còn đối với các mỏ đang khai thác, ngoài việc chiếu theo thuế ngạch để thu thì phải kiểm duyệt chặt chẽ sản phẩm khai thác, không đƣợc để sản phẩm lọt ra ngoài “như bọn đầu mục ở mỏ ấy trót đã đem thứ ấy đưa nộp xong xuôi, ngoài ra còn có số lẻ, không cứ nhiều ít, cho đưa nộp quan hết, rồi cấp tiền cho. Nếu chưa đưa nộp, hoặc đã đưa nộp còn thiếu bao nhiêu, tức thì khẩn cấp trưng thu” [29, tr. 299]. Đối với những mỏ đã cho phép khai thác mà chƣa kịp khai thác thì phải hết thảy đóng lại nghiêm ngặt vĩnh viễn không cho một người nào khai thác. Cũng trong chỉ dụ năm 1834, Minh Mệnh ra lệnh cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát các tỉnh, xét trong các hạt có diêm tiêu, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát, xử lý việc khai thác trái phép. “Đào trộm từ 1 cân trở lên thì phải đem người phạm tội đánh 100 trượng, đày đi 3000 dặm, ai dám chứa riêng trong nhà, hoặc bán trộm 1 cân trở lên, có người giác ra, ghép luật trái phép, gia thêm 1 bậc trị tội, quan địa phương không chịu nắm giữ nơi đó, cũng phải xét xử cho nghiêm không được tha thứ”
[29, tr. 299]. Đối với mỏ lưu huỳnh, nhà nước cũng có chỉ đóng lại và cấm chợ búa không đƣợc trao đổi, nếu “dân gian trót có ai để chứa thứ ấy cũng cho đưa lên quan nộp bán, trái lệnh tức thì chiếu y những hạng người trước xét tội” [29, tr. 299].