Cơ sở xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802- 1883)

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 31 - 35)

1.2. Quá trình xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802- 1883)

1.2.1. Cơ sở xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802- 1883)

1.2.1.1. Sự quan tâm của các triều đại trước thế kỉ XIX đối với lĩnh vực thông tin liên lạc

Ngay từ thời xa xưa, con người đã tìm nhiều cách để trao đổi thông tin với nhau.

Thời xưa khi hệ thống giao thông chưa phát triển, con người đi lại còn khó khăn thì việc liên lạc với nhau thông qua những tiếng hú, tiếng gọi, dùng lửa, đốt khói để truyền tin. Khi nhà nước xuất hiện, xã hội có tổ chức thì con người bắt đầu chú ý tới việc tổ chức hệ thống thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Trống đồng chính là vật truyền tin cổ xưa của người Việt trong nền văn hóa Đông Sơn, trống đƣợc sử dụng nhiều vào các lễ tế cầu mùa, tang ma. Trống đồng còn đƣợc dùng trong quân đội đến tận thời Trần. Lối đánh trống đồng không phải cầm chày chọc thẳng vào mặt trống như người bây giờ hay làm, mà lật nghiêng trống, lấy dùi bọc cà dê đánh vào núm sao chính giữa hoặc vào tang tùy theo yêu cầu âm thanh.

Sau thời dùng trống đồng, trống da lớn (trống cái) tỏ ra hữu hiệu hơn. Ngày xƣa, các làng mạc dùng lối đánh trống để truyền tin khi có lụt lội, hỏa hoạn, cướp bóc, giặc giã. Làng gần nhất nghe đƣợc tiếp tục gióng trống báo hiệu cho làng xa hơn. Nếu có hai làng kết đồng minh thì có quy ƣớc đánh trống riêng để thông báo giúp nhau mọi chuyện. Thủy hỏa đạo tặc (nước, lửa, cướp, giặc) là bốn tai họa đối với làng xã, trong đó giặc giã tuy đông nhƣng lại không đáng sợ bằng ba thế lực trên, cần có các loại hiệu lệnh trống riêng để thông báo.

Đốt lửa có lẽ là phương pháp truyền tin lâu đời bậc nhất. Từ biên giới người ta cho lập các hỏa đài, nếu có giặc giã thì sẽ đốt loại cây cỏ đặc biệt chủ yếu xông khói lên cao báo hiệu cho mọi người biết. Tầm nhận biết của cột khói có thể là vài chục dặm, và cứ thế vòng phòng thủ trong tiếp tục đốt khói để báo hiệu vào sâu hơn.

Theo truyện cổ tích Thánh Gióng, thời xa xƣa đã có sứ giả truyền tin từ triều đình đến các thôn xã để báo tin. Khi cậu bé ở làng Phù Đổng nghe tin có sứ giả đến để tìm người giúp nước đã xin được đánh giặc. Từ đó, cậu bé được dân làng góp gạo nuôi nên lớn nhanh nhƣ thổi, sau khi đánh thắng giặc Ân, cậu đã bay về trời và trở thành Thánh Gióng.

Đến thời kì quân chủ, các vua chúa đã chú ý đến việc truyền đạt tin tức thông qua các vị sứ giả, phu trạm. Phương tiện mà các sứ giả dùng để vận chuyển, truyền đạt tin tức là chạy bộ, dùng ngựa, thuyền. Ngoài ra, còn có các hình thức truyền đạt thông tin khác nhƣ dùng cờ hiệu, kèn, trống, chim câu, đốt lửa. Tất cả các hình thức này nhằm để truyền đạt thông tin cho người khác nhanh và hiệu quả nhất. Theo truyền thuyết trên đỉnh núi Bài Thơ ở Hạ Long (Quảng Ninh), có phiến đá lớn dùng làm nơi đốt lửa báo tin khi có biến động ở biên thùy. Với cách truyền tin này các binh sĩ sẽ chuyển tiếp thông tin về triều đình để kịp ứng phó.

Để đảm bảo thông tin liên lạc được nhanh chóng và an toàn, các vương triều đã cho xây dựng hệ thống trạm dịch, đây là nơi chuyển đệ công văn giấy tờ, nơi các sứ giả nghỉ chân khi làm việc công. Dưới thời Lý Công Uẩn, các lệnh dụ, chiếu chỉ của vua hoặc các cơ quan trong triều đình ban ra, lập tức do một đội quân từ Thăng Long chuyển đến các phủ, huyện và hồi âm cũng theo đường dây đó trở lại Thăng Long. Khi Lý Thái Tông lên ngôi (1028-1054), vị vua này bắt đầu đặt ra các nhà trạm. Để thuận tiện cũng nhƣ bảo đảm sức khỏe cho phu, năm 1043, vua Lý Thái Tông đã phân chia các đường quan lộ ra từng cung, mỗi cung đặt một nhà trạm gọi là cung dịch hay trạm dịch. Nhà trạm cũng là nơi nghỉ chân, thay ngựa, thay phu của các quan chức đƣợc sai đi công việc. Các trạm dịch cách nhau từ 20 đến 25 dặm. Phu từ Thăng Long đến trạm dịch đầu tiên, họ bàn giao công văn, giấy tờ rồi quay trở về và trạm này có trách nhiệm tổ chức phu chuyển đến trạm kế tiếp, cứ thế cho đến khi lệnh dụ, chiếu chỉ đến đƣợc nơi nhận. Ngƣợc lại, báo cáo của các phủ, huyện cũng theo các trạm dịch này để tới triều đình.

Dưới triều Hồ, dù chỉ cai trị đất nước trong vòng 7 năm (1400-1407), nhưng Hồ Quý Ly cũng đã có nhiều cải cách quan trọng, trong đó có việc cho mở thêm đường cái quan để thuận tiện cho giao thông liên lạc. Khi Lê Lợi tập hợp các hào mục kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc (1418) thì Trần Nguyên Hãn lúc đó còn đi bán dầu và ông nuôi đôi chim bồ câu, dạy chúng đƣa thƣ. Đến Lam Sơn phò Lê Lợi, ông đã mang theo đôi chim câu này. Lúc đang đóng quân ở thành Võ Ninh thì bị quân Minh vây chặt, Trần Nguyên Hãn đã viết thƣ gửi Lê Lợi rồi buộc vào chân chim. Nhờ thƣ do chim câu mang đến Lê Lợi biết đƣợc tình hình nguy cấp của Trần Nguyên Hãn, cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau khi đánh tan giặc Minh, vào thành Thăng Long và lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê, việc đầu tiên ông làm là tổ chức lại hệ thống liên lạc khá chặt chẽ. Trên các quan lộ có 54 cung dịch, các

cung dịch này được xây tường gạch, xung quanh có hào nước, 4 góc có chòi canh. Mỗi trạm được biên chế 12 người, trong đó có 10 phu trạm khỏe mạnh, 1 đội phu và 1 phó đội, cùng với 4 con ngựa lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị lên đường.Với tỉ lệ người và ngựa nhƣ vậy, cho thấy công văn đƣợc lính trạm chuyển bằng chạy bộ là chính. Chỉ loại công văn rất quan trọng, các trạm mới dùng ngựa để chuyển. Lính trạm ăn mặc như dân thường nhưng khi đi công vụ, phu trạm đeo lúc lắc đồng và qua làng mạc, họ lắc lên để dân biết mà tránh đường. Qua đò phà, phu trạm được ưu tiên đi trước. Nếu không cần gấp, phu sẽ đi bộ, còn nếu công văn khẩn thì họ đi ngựa. Công văn đƣợc đựng trong ống tre hoặc gỗ, có ghi số hiệu, mức độ khẩn, niêm phong. Với giấy tờ mà quan phê hai chữ hỏa tốc, phu trạm sẽ cầm một nắm lông gà hay bó đuốc cháy dở để làm hiệu cho mọi người dừng lại, dạt sang bên đường. Nếu mang tin chiến thắng về kinh đô thì phu trạm sẽ mang theo lá cờ hồng.

Như vậy, ngay từ thời xa xưa, con người đã dùng cách này hay cách khác để có thể trao đổi thông tin với nhau. Cho dù sử dụng các hình thức khác nhau nhƣng điều đó chứng tỏ vấn đề thông tin liên lạc ở thời nào cũng rất quan trọng. Đến thời kì có nhà nước, đặc biệt là giai đoạn ra đời và phát triển của nhà nước quân chủ Việt Nam, vấn đề thông tin liên lạc càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, nhằm phục vụ cho nền thống trị của giai cấp cầm quyền. Và đến thế kỉ XIX, yêu cầu đặt ra từ chính hoạt động quản lí đất nước đã khiến cho vương triều Nguyễn – Nhà nước quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam càng chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc trong cả nước.

1.2.1.2. Nhận thức của triều Nguyễn về tầm quan trọng của thông tin liên lạc Đầu thế kỉ XIX, đất nước ta hoàn toàn thống nhất và triều Nguyễn đảm nhận vai trò, sứ mệnh quản lý một đất nước rộng lớn nhất từ trước đến nay. Vì vậy, trong cách thức tổ chức, quản lý đặt ra rất nhiều yêu cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chắc hẳn rằng để cai trị trong một không gian rộng lớn nhƣ thế thì hệ thống thông tin liên lạc là vô cùng cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển văn thƣ, vật dụng, tài sản được thông suốt, kết nối các vùng miền, địa phương với nhau, đồng thời giúp triều đình nắm bắt thông tin trong cả nước, từ đó đưa ra các biện pháp để kịp thời ứng phó với mọi tình huống xảy ra.

Ý thức đƣợc điều đó, nên triều Nguyễn có rất nhiều biện pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hơn hệ thống thông tin liên lạc trong cả nước. Một trong những biện pháp để thúc đẩy hệ thống liên lạc trong cả nước là các vua đầu triều Nguyễn Gia Long,

Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đã cho lập ra hai cơ quan thông tin liên lạc ở trung ương vô cùng quan trọng là Bưu chính ty và Thông chính sứ ty. Đây là hai cơ quan quan trọng nhất đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc luôn đƣợc thông suốt, đồng thời còn thể hiện sự quan tâm của các vị vua triều Nguyễn đối với lĩnh vực quan trọng này.

Trên thực tế, các hoàng đế triều Nguyễn rất chú ý đến thông tin liên lạc, nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà nước quân chủ tập quyền do dòng họ mình nắm giữ. Trên suốt chiều dài đất nước, triều Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều nhà trạm. Ngoài chức năng vận chuyển công văn, nhà trạm còn là nơi nghỉ chân tạm thời cho các quan lại triều đình đi công tác ở các địa phương, nơi dừng chân của vua khi đi tuần hành và là nơi đón tiếp sứ giả các nước khác đến. Hệ thống trạm dịch thì đã có từ thế kỷ X, nhưng đến giai đoạn triều Nguyễn, hệ thống nhà trạm trên suốt dọc đường thiên lý mới được xây dựng với số lƣợng lớn và ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng.

Bên cạnh nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống thông tin liên lạc trong việc quản lí đất nước, truyền chuyển thông tin từ triều đình về các địa phương và ngược lại, thì chính tình hình nội trị và ngoại giao trong giai đoạn này cũng là một trong những nhân tố khiến cho vấn đề thông tin liên lạc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và các hoàng đế triều Nguyễn đều thấy rõ điều này. Cụ thể, ngay từ khi mới thành lập, triều Nguyễn đã phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân ta. Các phong trào nổ ra rộng lớn, trải dài từ Bắc đến Nam. Theo thống kê, dưới triều Nguyễn, cả nước có 500 cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ bùng nổ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào khởi nghĩa rộng lớn đó đã khiến đất nước rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. Muốn khắc phục điều đó, triều Nguyễn cần nắm bắt thông tin một cách chính xác, kịp thời để có biện pháp đối phó hữu hiệu, và trên thực tế hệ thống thông tin liên lạc do nhà nước xây dựng đã phát huy vai trò nhất định của nó trong việc chuyển đƣa các tin tức quân sự nhanh chóng và kịp thời. Nhờ đó, triều Nguyễn mới có thể nhanh chóng điều động lực lƣợng quân đội đến trấn áp và dập tắt các cuôc khởi nghĩa hay bạo loạn, góp phần ổn định tình hình đất nước. Trong khi đó, nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và từng bước thôn tính các khu vực trên đất nước ta thì động thái và tình hình chiến sự diễn ra giữa thực dân Pháp với quân đội triều đình từ khắp mọi nơi trên đất nước đều thông qua hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng với quy mô lớn thời bấy giờ để hỏa tốc chuyển về triều đình cũng nhƣ truyền đi ý chỉ của hoàng đế trong việc giải quyết, đối phó với tình hình diễn biến thực tế ở các địa phương. Chính vì vậy, trong bối cảnh đối phó với ngoại xâm, triều đình Nguyễn lại

càng nhận thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đầu tƣ xây dựng hệ thống thông tin liên lạc đương thời.

Tóm lại, đầu thế kỉ XIX, để quản lý một lãnh thổ thống nhất và rộng lớn từ ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau, các hoàng đế triều Nguyễn đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp, thống nhất và thông suốt trên cả nước. Mặt khác, dưới triều Nguyễn, tình hình chính trị, xã hội của đất nước có nhiều bất ổn, các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân liên tục bùng nổ và kéo dài. Trong khi đó, lợi dụng sự khủng hoảng của triều Nguyễn, thực dân Pháp đẩy mạnh hoạt động xâm lược nước ta. Tình hình đó càng đặt ra yêu cầu đối với triều Nguyễn là phải củng cố và phát triển hơn cả số lƣợng và chất lượng hệ thống thông tin liên lạc đã có từ các thế kỷ trước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)