Xây dựng hệ thống giao thông và cấp phát phương tiện giao thông phục vụ thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 60 - 64)

Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)

2.2. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin liên lạc

2.2.2. Xây dựng hệ thống giao thông và cấp phát phương tiện giao thông phục vụ thông tin liên lạc

Việc tiếp nhận, chuyển đệ thông tin liên lạc trên cả nước dưới triều Nguyễn chủ yếu được tiến hành bằng đường bộ, nhất là ở hai khu vực Bắc bộ và Trung bộ. Ngoài ra, ở các địa phương có nhiều sông ngòi, kênh rạch thì triều Nguyễn sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy để phục vụ thông tin liên lạc. Chính điều này đã

khiến cho triều Nguyễn dù muốn hay không vẫn phải quan tâm đầu tƣ giao thông đường bộ và đường thủy để đảm bảo sự thông suốt của vấn đề thông tin liên lạc.

Đường cái quan hay đường thiên lý, cũng có khi gọi là quan lộ là một con đường dài chạy từ miền Bắc đến miền Nam nước ta, chủ yếu đắp vào đầu thế kỷ XIX. Theo sử sách ghi chép, hệ thống đường bộ ở nước ta bắt đầu được hình thành từ thời Lý, chia thành từng cung, với hệ thống trạm dịch đƣợc xây dựng dọc theo nhằm phục vụ mục đích chuyển đệ công văn của nhà nước quân chủ. Mỗi trạm cách nhau khoảng từ 15 đến 20 km và có phu trạm canh gác. Sang thời nhà Lê, năm 1471, con đường thiên lí đã được triều đình kéo dài đến Bình Định. Khi vua Gia Long thống nhất đất nước, kiến lập vương triều Nguyễn, con đường giao thông Nam Bắc tiếp tục được triều đình quan tâm xây dựng, tu sửa, chạy xuyên suốt khắp cả nước từ ải Nam Quan đến Hà Tiên.

Dưới triều Nguyễn, con đường thiên lý được xây dựng khá hoàn chỉnh, chiều rộng của đường thiên lý lúc bấy giờ là trên một trượng (tương đương 4m), trong phạm vi kinh đô và phủ Thừa Thiên mặt đường rộng 3 trượng (tương đương 12m). Đường thiên lý lúc này chƣa đƣợc đổ đá, lát gạch nhƣng đƣợc xây đắp khá công phu, mặt đường vồng lên để thoát nước hai bên rãnh, dọc hai bên đường trồng cây. Năm 1812, De la Bissachere trong tác phẩm “Etat actuel du Tonkin de la Cochinchine et les royaumes de Cambodge, Laos et Lac Tho” (tạm dịch là Hiện trạng Bắc Kỳ, Nam Kỳ, các vương quốc Lào, Campuchia và Lạc Thổ) xuất bản ở Paris đã mô tả về con đường này như sau: “… có một con đường lớn nối Phú Xuân và Đông Kinh (Hà Nội). Con đường này đẹp như đường châu Âu… đường tuy không lát gạch đá, nhưng chỗ nào không vững chắc thì người ta đổ gạch, đá vụn và đóng cọc để củng cố;

đường làm hơi vồng lên ở giữa để thoát nước ra hai vệ đường. Hai bên đường có rãnh thoát nước và trồng cây…” [27, tr. 199]. Trên con đường này, cứ cách khoảng 25 đến 30 dặm (15 đến 20 km) triều đình lại cho đặt một nhà trạm để vận chuyển văn thƣ, tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và ngƣợc lại. Đầu thế kỷ XIX từ Hà Tiên đến Hà Nội có 97 trạm, năm 1831 đặt thêm 27 trạm, năm sau mở thêm 9 trạm. Tổng cộng 133 trạm vào giữa thế kỷ XIX [20, tr. 6].

Trên con đường thiên lý, những đoạn đường qua sông người ta cho đắp và xây các cây cầu để nối liền các đoạn đường. Những cây cầu làm bằng gỗ hoặc bằng gạch, một số cây cầu có làm mái ngói cho người đi đường nghỉ ngơi. Trên con đường thiên lý có những cây cầu bền chắc mà tên gọi còn tồn tại đến ngày nay nhƣ cầu Lim (Ninh

Bình). Năm 1826, một số cầu gỗ đƣợc chạm trổ, trang trí, lợp ngói, có hàng quán nhỏ bán bên hành lang cầu nhƣ ở Sơn Tây, Hà Bắc, Ninh Bình. Đặc sắc là các cầu có mái che nhƣ cầu Tây Đằng (Quảng Oai, Hà Nội), Gia Hòa (Thạch Thất, Hà Tây), Yên Lợi (Vĩnh Phú). Tính tổng cộng, ở thế kỉ XIX, trên con đường thiên lý, nhà Nguyễn đã cho xây dựng 1023 chiếc cầu, 213 chiếc cống bằng gạch đá đảm bảo nối liền thông suốt con đường [27, tr. 122]. Trước năm 1831, ở 11 trấn thuộc Bắc thành chỉ có một đường cái quan từ kinh đô ra đến ải Nam Quan. Triều đình Nguyễn đã cho đắp thêm nhiều đường to: “Đường lấy mặt đất làm mực. Mặt rộng một trượng, thân rộng 5 trượng 5 thước, giữa cao 2 trượng, hai bên đường đều cao 1 thước, do đó, các trấn có thể nối liền nhau và từ các trấn có thể chạy ngựa trạm đến thẳng kinh đô. Năm 1811, triều đình cấp cho trạm ở kinh và 6 trạm ở Quảng Đức, mỗi trạm 2 ngựa công. Năm 1825 trở đi, các trạm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam… đều được cấp ngựa. Năm 1828, triều đình cấp đồng loạt cho các trạm từ Bắc vào Nam, mỗi trạm thêm 1 ngựa nữa” [72, tr. 34]. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Đỗ Bang, ngay từ năm 1804, triều Nguyễn cho đặt 6 trạm lợp ngói, xung quanh xây tường bằng đá dọc đường thiên lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Mỗi trạm đặt 1 Cai đội, 1 Phó đội. Phu trạm từ Thừa Thiên đến Quảng Bình mỗi trạm 80 người, từ Quảng Nam đến Gia Định mỗi trạm 50 người, từ Nghệ An đến Bắc thành đều 100 người, miễn cho thuế thân và tạp dịch.

Thời Minh Mệnh đổi đặt chức dịch thừa và dịch mục. Mỗi trạm đƣợc cấp 3 ngựa trạm [6, tr. 360].

Đường thiên lý được xây dựng ngoài mục đích giao thông đi lại, vận chuyển công văn, hàng hóa, tài vật của triều đình thì còn để phục vụ cho nhu cầu đi lại, buôn bán của dân chúng. Vì vậy, các hoàng đế triều Nguyễn rất quan tâm đến việc tu bổ con đường huyết mạch của quốc gia này, thường xuyên tiến hành sửa sang đường sá. Dưới thời kì cai trị của mình, vua Minh Mệnh đã từng ra chỉ dụ cho bộ Công: “Sửa sang đường sá cũng là một trong những việc chính sự của người làm vua. Mỗi khi thấy đường cái quan chỗ cát sỏi trời hè nóng bỏng, người đi vất vả, lòng trẫm rất áy náy.

Tuy đường sá rất dài, công trình sửa sang thực không phải dễ, nhưng triều đình làm lợi cho dân, ví như có thể đặt phương pháp làm tiện cho dân, cũng phải lần lượt mà làm….Đấy là trẫm không tiếc phí tổn để lợi nghìn muôn đời vô cùng…” [51, tr. 870].

Việc di chuyển bằng đi bộ trên đường thiên lý ngày xưa hết sức vất vả, hành trình đi từ Huế vào đến Phú Yên đã mất đến hơn 14 ngày đường: “Đường sá từ trấn Thuận Hóa vào đến Quảng Nam, nhật trình đi bộ từ quán Luồn Voi đến quán Trào nửa ngày.

Từ Quán Trào đi buổi chiều đến quán Tuần ải. Tuần ải đi đến quán Sảng nửa ngày;

quán Sảng đi tối đến quán Thanh Khê. Quán Thanh Khê đi đến quán Cẩm Sa nửa ngày; buổi chiều đến dinh Quảng Nam. Dinh Quảng Nam đi đến Hà Lam nửa ngày, lại đi tối đến quán Bà Dầu. Quán Bà Dầu đến quán Thọ Khang nửa ngày, lại đi tối đến quán Ông Bộ, quán Ông Bộ đến quán Bến Ván nửa ngày, lại đi tối đến Trì Bình… Lại đi đến quá chân đèo truông Ninh giáp địa giới phủ Phú Yên, cộng 14 ngày rưỡi” [23, tr. 117]. Từ kinh đô Huế, đi về phía Nam, con đường thiên lý đi qua các trạm Thừa Nông, Thừa Hoá, Thừa Lưu, Thừa Hải thuộc địa phận Kinh sư, đến đèo Hải Vân, ranh giới giữa kinh đô Huế và tỉnh Quảng Nam. Bắt đầu từ Hải Vân quan, uốn cong hình cánh cung về hướng tây nam đến trạm Nam Chính – quán trạm cực bắc của tỉnh. Vượt sông Cu Đê, con đường lại tiếp tục đi qua trạm Nam Ổ để đến lỵ sở huyện Hoà Vang nằm sát thành Điện Hải, án ngữ tấn Đà Nẵng. Sau khi men theo chân núi Cẩm Lệ, vượt sông Cẩm Lệ, con đường đi đến trạm Nam Giản. Đường thiên lý chạy ngang mặt tây của tỉnh thành Quảng Nam, qua lỵ sở huyện Duy Xuyên, đến trạm Nam Phúc, sang huyện Lễ Dương. Tiếp tục hành trình về phía Nam, con đường thiên lý đi qua trạm Nam Ngọc, đến huyện lỵ Hà Đông, gần sát trạm Nam Kỳ. Từ đây, vƣợt nhánh sông Kế Xuyên đến trạm Nam Vân, rồi trạm Ngãi Bình – quán trạm cực bắc của tỉnh Quảng Ngãi. Đường thiên lý đi qua Quảng Nam dài khoảng 170 dặm, 7 trạm, vượt gần 22 sông và nhánh sông. Về đại thể nó đƣợc thiết lập trên vùng đồng bằng, ở những nơi địa hình thuận lợi và gần bờ biển [76, tr. 10-11]. Với hệ thống trạm dịch nằm trên một khu vực đa dạng về loại hình địa hình như vậy thì chắc chắn điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận hành phương tiện giao thông để phục vụ thông tin liên lạc. Trên thực tế, dưới triều Nguyễn, để phục vụ cho việc chuyển đệ chiếu chỉ, công văn, thông tin cơ mật, triều đình tiến hành cấp ngựa trạm đối với trạm dịch đường bộ và thuyền trạm đối với trạm dịch đường thủy, tùy thuộc vào đặc trưng của điều kiện địa lí, thủy văn mỗi khu vực. Chẳng hạn như miền Trung do địa hình đường bộ chiếm ưu thế, nên các phu trạm dùng ngựa là chủ yếu. Còn miền Nam do nhiều sông ngòi nên chủ yếu dùng thuyền để làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, triều Nguyễn cũng quy định rõ, việc sử dụng phương tiện giao thông nào để chuyển đệ thì còn tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin. Đối với những việc cơ mật, cần kíp thì sẽ dùng ngựa trạm hoặc thuyền trạm để di chuyển cho nhanh. Còn đối với những thông tin thông thường thì sử dụng sức phu trạm để chạy. Điều này phần nào đã thể hiện sự lạc hậu trong phương thức chuyển vận thông tin dưới triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)