1.2. Quá trình xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802- 1883)
1.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)
2.2.2.2. Xây dựng hệ thống trạm dịch
2.2.2.2.1. Phân loại, số lượng, địa bàn phân bố hệ thống trạm dịch
Dưới triều Nguyễn, để đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc được thông suốt, nhà nước đã cho xây dựng một hệ thống trạm dịch dày đặc trên khắp cả nước. Tùy vào điều kiện địa hình tự nhiên mà triều đình xây dựng các loại trạm dịch khác nhau. Đối với trạm dịch đường bộ, các nhà trạm chủ yếu được xây dựng trên con đường cái quan thiên lý từ Bắc vào Nam. Mỗi trạm dịch đặt cách nhau từ 30 đến 36 dặm (15 đến 25 km) tùy theo địa hình của từng đoạn đường [12, tr. 54]. Nếu đường xấu, khó đi thì các trạm đặt gần nhau để đảm bảo sức khỏe của phu trạm và thời gian chuyển phát kịp thời, nhanh chóng. Nếu đường dễ đi, thì các trạm đặt cách xa nhau nhưng vẫn phải
đảm bảo tốt công việc. Còn đối với hệ thống trạm dịch đường thủy thì cũng phải dựa vào điều kiện thủy văn của dòng chảy, thủy triều, sự phân bố của hệ thống cửa biển, của sông, sông ngòi, kênh rạch… để có sự sắp đặt khoảng cách hợp lí.
Bảng 1.1: Số lượng, phân loại và địa bàn phân bố hệ thống trạm dịch dưới triều Nguyễn (1802-1883)
Địa phương
Số lượng
Tên trạm Phân loại trạm dịch Thời gian đặt trạm Đường bộ Đường thủy
Phủ Thừa Thiên
7 Thừa Nông X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thừa Hóa X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thừa Lưu X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thừa Phúc X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thừa An X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thừa Mỹ X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thuận An X Minh Mệnh năm thứ 17 (1836)
Quảng Nam
7 Nam Chân X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nam Ồ X Thiệu Trị nguyên niên (1841)
Nam Giản X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nam Phúc X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nam Ngọc X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nam Kỳ X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nam Vân X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Nghĩa
5 Nghĩa Bình X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nghĩa Lộc X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nghĩa Mĩ X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nghĩa Sơn X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Nghĩa Quán X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Bình Định
6 Bình Đê X Thời Gia Long
Bình Trung X Thời Gia Long
Bình Dương X Thời Gia Long
Bình Sơn X Thời Gia Long
Bình An X Thời Gia Long
Bình Điền X Thời Gia Long
Phú Yên 7 Bình Phú X Thời Gia Long
Phú Khê X Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Phú Đường X Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Phú Tân X Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Phú Vinh X Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Phú Thịnh X Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)
Phú Hòa X Thời Gia Long
Khánh Hòa
9 Hòa Mã X Thời Gia Long
Hòa Lãng X Thời Gia Long
Hòa Hoàng X Thời Gia Long
Hòa Mĩ X Thời Gia Long
Hòa Cát X Thời Gia Long
Hòa Thịnh X Thời Gia Long
Hòa Tân X Thời Gia Long
Hòa Du X Thời Gia Long
Hòa Quân X Thời Gia Long
Bình Thuận
16 Thuận Lai X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Mai X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Trinh X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Lăng X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Hào X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Võng X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Phú X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Động X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Cương X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Tĩnh X Thời Gia Long
Thuận Phan X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thuận Lý X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Thuận Lâm X Thời Gia Long
Thuận Tĩnh X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Phúc X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Thuận Phương X Thời Gia Long
Biên 6 Thuân Biên X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Hòa Biên Thịnh X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Biên Long X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Biên Phúc X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Biên Lễ X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Biên Lộc X Đầu niên hiệu Thiệu Trị
Gia Định
5 Gia Cầm X Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Gia Cát X Thiệu Trị năm thứ 3 (1843)
Gia Tân X Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Gia Lộc X Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Gia Tú X Minh Mệnh năm thứ 20 (1839)
Định Tường
3 Định Tân X Thời Gia Long
Định Hòa X Thời Gia Long
Định An X Thời Gia Long
Vĩnh Long
2 Vĩnh Phúc X Thời Gia Long
Vĩnh Giai Giang
X Thời Gia Long
An Giang
5 Giang Đông X Minh Mệnh năm thứ 15 (1834)
Giang Mỹ X Minh Mệnh năm thứ 15 (1834)
Giang Tú X Minh Mệnh năm thứ 15 (1834)
Giang Phúc X Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Giang Nông X Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)
Hà Tiên 2 Tiên An X Minh Mệnh năm thứ 14 (1833)
Tiên Phủ X Minh Mệnh năm thứ 16 (1835)
Quảng Trị
4 Trị Xác X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Trị An X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Trị Cao X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Trị Lập X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Bình
6 Quảng Lộc X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Xá X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Ninh X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Cao X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng Khê X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Quảng An X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Hà Tĩnh 6 Tĩnh Thần X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Tĩnh Sa X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Tĩnh Lạc X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Tĩnh Khê X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Tĩnh Đan X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Tĩnh Liêu X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Nghệ An 5 An Dũng X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
An Kim X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
An Hương X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
An Lũy X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
An Quỳnh X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Thanh Hóa
5 Thanh Khoa X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Thanh Xá X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Thanh Thái X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Thanh Sơn X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Thanh Cao X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Ninh Bình
2 Ninh Du X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Ninh Đa X Minh Mệnh năm thứ 3 (1822)
Hà Nội 7 Hà Phú X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Hà Kiều X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hà An X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hà Hồi X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hà Mai X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hà Trung X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hà Xuyên X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Bắc Ninh
5 Bắc Lim X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Bắc Mĩ X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Bắc Lệ X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Bắc Cầu X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Bắc Đông X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Thái Nguyên
1 Thái Long X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lạng 9 Lạng Quang X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn
Lạng Nhân X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Lạng Mai X Minh Mệnh năm thứ 4 (1823)
Lạng Uyên X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lạng Chung X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lạng Dù X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lạng Cẩm X Năm đầu triều Thiệu Trị
Lạng Chỉ X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Lạng Hoằng X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Cao Bằng
2 Cao Nhã X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Cao Phúc X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Sơn Tây 8 Sơn Xá X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Sơn Đồng X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Quang X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Thạch X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Bình X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Vân X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Xuân X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Sơn Hòa X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Hƣng Hóa
1 Hƣng Nông X Tự Đức năm thứ 4 (1851)
Nam Định
2 Nam Đội X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Nam Hoàng X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Hƣng Yên
1 An Xá X Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)
Hải Dương
4 Đông Bồng X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Đông Thƣợng X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Đông Khê X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Đông Mai X Minh Mệnh năm thứ 12 (1831)
Nguồn: Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 15, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 173-183.
Từ bảng tổng hợp trên, có thể dễ dàng nhận thấy, trên cả nước lúc bấy giờ có tất
cả 148 trạm dịch, trải dài từ Bắc đến Nam. Trong đó, trạm dịch đường bộ là 131, chiếm số lượng áp đảo so với số trạm dịch đường sông là 17. Số lượng trạm dịch phân bố ở các tỉnh cũng không đều nhau. Tỉnh ít trạm dịch nhất là Hƣng Yên, Hƣng Hóa, Thái Nguyên với chỉ duy nhất 1 trạm. Địa phương triều đình đặt nhiều trạm dịch nhất theo ghi chép trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là Bình Thuận với 16 trạm.
Còn lại số lƣợng trung bình các trạm dịch ở các tỉnh giao động từ 4 đến 10 trạm. Nếu căn cứ vào khu vực địa lí thì tổng số trạm dịch ở miền Trung có 83 trạm, nhiều hơn số trạm dịch ở miền Bắc là 42 và miền Nam là 23.
Về việc phân bố hai loại trạm dịch, có thể thấy do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên ở khu vực miền Bắc và miền Trung, trạm dịch đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng cộng 125 trạm. Trong khi đó, do địa bàn sông nước ở miền Nam nên ở khu vực này trạm dịch đường thủy lại giữ vai trò chủ đạo với 23 trạm.
Nếu căn cứ vào thời gian xây dựng trạm dịch, có thể thấy được, dưới thời Gia Long có 25 trạm dịch đƣợc xây dựng, giai đoạn Minh Mệnh là 97 trạm, giai đoạn Thiệu Trị là 16 trạm và Tự Đức là 10 trạm. Từ đây có thể khẳng định, việc xây dựng, định hình và hoàn chỉnh hệ thống trạm dịch trên toàn đất nước được tiến hành dưới thời Minh Mệnh. Trong đó, các năm thời gian 1822, 1823, 1824, 1831, 1832 là số lượng trạm dịch trên toàn đất nước ta được xây dựng nhiều nhất. Còn đến thời Tự Đức, sử liệu của triều Nguyễn chỉ cho biết hoạt động xây dựng trạm dịch chỉ đƣợc tiến hành từ năm 1851 trở về trước còn khoảng thời gian sau đó thì không thấy đề cập gì đến.
Việc kế thừa một hệ thống trạm dịch khá quy mô từ ba triều vua trước đó, cộng với những bất ổn trong tình hình chính trị, quân sự ngoại giao của đất nước có lẽ đã chi phối việc xây dựng trạm dịch dưới triều Tự Đức.
Mỗi trạm dịch đƣợc dựng theo kiểu ba gian hai chái do bộ Công quy định cụ thể.
Các trạm dịch đƣợc làm bằng gạch, gỗ, tre hay nứa, mái lợp ngói. Bốn phía đều có hàng rào bằng gỗ và có chòi canh gác. Trên cửa ra vào có treo biển sơn son thếp vàng, khắc tên của trạm đó. Ở sân trạm trồng một cái cột, treo cờ vải vàng, hình vuông, dài rộng đều 2 thước, trong viết to tên trạm. H. Cosserat đã miêu tả các trạm dịch trên đường từ kinh thành vào Đà Nẵng mà ông có dịp nhìn thấy như sau: “Trạm là một nơi tạm trú rỗng, vuông vức cho lữ khách nào cũng vào được. Lợp bằng gạch, chung quanh có hào và tường, bốn góc có ụ quan sát. Hai cửa vào đối xứng hai tường song song cho người ta vào đến bên trong. Nhưng người An Nam đã bít mất một cửa bằng cây, bằng kèo và sáu trạm bắt gặp giữa Huế và Tourane cũng như vậy. Đất chung
quanh trồng đậu phụ và trồng khoai…. Trạm là nhà trú cho phu và cho thư tín xuất phát…” [13, tr. 88].
Các nhà trạm đƣợc xây cất kiên cố bởi đây không chỉ là nơi làm việc của các nhân viên ở trạm mà còn là nơi nghỉ ngơi và cất giữ nhiều vật dụng quan trọng của nhà nước. Nhà trạm vừa thuận lợi làm nơi ở và để quan sát xung quanh. Các vua triều Nguyễn đều tỏ ý quan tâm là những lí do đó.
2.2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của trạm dịch
Trạm dịch (hay nhà trạm) là một trạm ngựa, biên chế có từ 30 đến chừng 100 người gọi là phu trạm, mỗi trạm được cấp bốn con ngựa, có nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển công văn giấy tờ từ triều đình tới địa phương và ngược lại. Ngoài ra dịch trạm còn có nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các đoàn sứ bộ và các quan lại kinh lý đi qua. Từ thời Lý, một số dịch trạm đã được đặt trên tuyến đường thiên lý để chuyển công văn, giấy tờ, hình thức hoạt động chủ yếu là đi bộ hoặc dùng thuyền. Trong giai đoạn này, hệ thống nhà trạm còn thƣa thớt, ngựa trạm chƣa phổ biến, nhiều dịch trạm còn không có ngựa. Cùng với thời gian, qua các triều Trần, Lê, nhiều nhà trạm mới đƣợc bổ sung, ngựa trở thành phương tiện di chuyển quan trọng, tuy rằng số lượng ngựa cung cấp cho các trạm vẫn còn hạn chế.
Đến giai đoạn triều Nguyễn, dịch trạm nhận đƣợc sự quan tâm và phát triển thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Năm 1820, vua Gia Long cho thành lập Ty Bưu chính với nhiệm vụ đƣa đón quan lại và vận chuyển công văn. Hoạt động của hệ thống dịch trạm đóng vai trò then chốt trong việc vận hành Ty Bưu chính. Ở mỗi trạm, đứng đầu là Cai đội (trưởng trạm), giúp việc có một thứ đội trưởng (phó trạm) và các phu trạm lo việc chuyển vận qua lại giữa các trạm. Số lƣợng phu trạm không thống nhất mà tuỳ vào tầm quan trọng của tuyến đường mà được cắt đặt nhiều hay ít, ví dụ như từ phủ Thừa Thiên (kinh thành) tới Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình tới Gia Định mỗi trạm 50 người [6, tr. 360]. Dưới thời Minh Mệnh, Cai đội đổi thành Dịch thừa còn Phó đội đổi thành Dịch mục, số ngựa mỗi trạm đƣợc tăng thành ba con, riêng một số trạm quan trọng đƣợc cấp bốn con, phục vụ thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời trong hai chiều.
Cũng dưới triều Nguyễn, đặc biệt là giai đoạn Minh Mệnh, hệ thống trạm dịch trải dài trên địa bàn các tỉnh, phủ và đạo có đường thiên lý chạy qua, khoảng cách giữa các trạm dao động trong khoảng 20 đến 30 dặm (12 đến 18 km). Trạm dịch đƣợc bố trí ven đường lộ, là loại nhà ba gian, hai chái, xây gạch lợp mái ngói hoặc mái tranh.
Trước trạm có treo biển ghi tên, chữ được sơn son thếp vàng. Giữa sân trạm có cột cờ, treo cờ cả ngày lẫn đêm để phu trạm có thể nhận ra từ xa. Xung quanh trạm đƣợc bao bằng tường rào, bốn góc có bốn chòi gác, để sớm phát hiện các phu trạm đang tới mà chuẩn bị tiếp nhận tin tức, công văn.
Theo quy định của triều đình, các trạm dịch chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển công văn, giấy tờ và tin tức của triều đình, những nhu cầu vận chuyển riêng tƣ nhƣ thƣ từ, bưu phẩm, bưu kiện của dân và kể cả quan lại đều không được phép. Riêng quan lại đi công vụ thì đƣợc phép nhờ phu trạm vận chuyển hành lý. Các dịch trạm phải luôn chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để nghênh tiếp và đưa tiễn các quan làm nhiệm vụ. Với những quan lại lợi dụng cương vị bắt phu trạm phục dịch riêng, nếu bị phát hiện sẽ xử trị rất nghiêm.
Việc vận chuyển công văn, giấy tờ đƣợc gọi là chuyển đệ, mức độ chuyển đệ được quy định rõ ràng từ tối khẩn tới bình thường, để nhà trạm theo đó bố trí phương tiện và thời gian thực hiện. Nếu phu trạm chậm trễ trong việc chuyển tin tức sẽ bị phạt, nhẹ nhất cũng bị cai đội đánh bằng gậy. Trường hợp chạy tin khẩn, phu trạm được phát thêm nhạc đồng, chuông đồng hoặc kèn đồng báo hiệu để người dân biết mà nhường, tránh đường. Thuyền đò ngay cả khi đã qua sông nghe tiếng nhạc rung cũng phải quay lại đón. Ngoài ra, phu trạm còn đƣợc phát thêm cờ hiệu, màu sắc quy định tính chất khẩn cấp của tin tức, ví dụ cờ nền đỏ thêu chữ đen “Mã thƣợng phi đệ” là tin tối khẩn cấp, cờ màu lam thêu chữ đỏ mức khẩn cấp chỉ vừa vừa. Trong trường hợp chuyển tin quân sự quan trọng, phu trạm phải cắm thêm lên trên cờ Vũ hịch đƣợc làm từ lông cánh gà (chọn từ những chiếc lông dài và đẹp nhất của gà trống, khâu lại thành một mảng quấn khắp ngọn cờ). Tại các chòi gác của dịch trạm, mỗi khi thấy có Vũ hịch đang phi thì phải lập tức chuẩn bị ngựa trạm và cắm sẵn Vũ hịch lên chóp cờ, chờ tin đến là lập tức đi ngay. Để đảm bảo tốc độ truyền tin, triều đình cho phép ngựa trạm phi nhanh hết tốc độ, không cần tránh người đi đường, nếu người nào không tránh kịp bị ngựa xéo chết thì phu trạm cũng không bị truy cứu [18, tr. 541].
Bảng 1.2: Số liệu thống kê về trạm dịch trên phạm vi cả nước dưới thời Nguyễn (1802-1883)
Địa phương Số lượng trạm Tên trạm dịch Số lượng phu trạm
Phủ Thừa Thiên 7 Thừa Nông 100
Thừa Hóa 100
Thừa Lưu 100
Thừa Phúc 100
Thừa An 100
Thừa Mĩ 100
Thuận Lan 30
Quảng Nam 7 Nam Chân 100
Nam Ổ 100
Nam Giản 100
Nam Phúc 100
Nam Ngọc 100
Nam Kỳ 100
Nam Vân 100
Quảng Nghĩa 5 Nghĩa Bình 100
Nghĩa Lộc 100
Nghĩa Phủ 100
Nghĩa Sơn 100
Nghĩa Quán 100
Bình Định 6 Bình Đê 100
Bình Trung 100
Bình Dương 100
Bình Sơn 100
Bình An 100
Bình Điền 100
Phú Yên 7 Bình Phú 100
Phú Khê 100
Phú Đường 100
Phú Tân 100
Phú Vinh 100
Phú Thịnh 100
Phú Hòa 100
Khánh Hòa 9 Hòa Mã 100
Hòa Lãng 100
Hòa Hoàng 100
Hòa Mĩ 100
Hòa Cát 100
Hòa Thỉnh 100
Hòa Tân 100
Hòa Du 100
Hòa Quân 100
Bình Thuận 16 Thuận Lai 100
Thuận Mai 100
Thuận Trinh 100
Thuận Lăng 100
Thuận Hào 100
Thuận Võng 100
Thuận Phú 100
Thuận Động 100
Thuận Cương 100
Thuận Tĩnh 100
Thuận Phan 100
Thuận Lý 100
Thuận Lâm 100
Thuận Tĩnh 100
Thuận Phúc 100
Thuận Phương 100
Biên Hòa 6 Thuân Biên 80
Thuận Lễ 80
Biên Thịnh 50
Biên Phúc 50
Biên Long 50
Biên Lộc 20
Gia Định 5 Gia Cẩm 60
Gia Cát 60
Gia Lộc 60
Gia Tú 60
Gia Tân 70
Định Tường 3 Định Hòa 60
Định Tân 60
Định An 60
Vĩnh Long 2 Vĩnh Phúc 60
Vĩnh Giai 60
An Giang 5 Giang Đông 60
Giang Mĩ 60
Giang Tú 60
Giang Phúc 80
Giang Nông 39
Hà Tiên 2 Tiên An 50
Tiên Phù 20
Quảng Trị 4 Trị Xá 100
Trị An 100
Trị Cao 100
Trị Lập 100
Quảng Bình 6 Quảng Lộc 100
Quảng Xá 100
Quảng Ninh 100
Quảng Cao 100
Quảng Khê 100
Quảng An 100
Hà Tĩnh 6 Tĩnh Thần 100
Tĩnh Sa 100
Tĩnh Lạc 100
Tĩnh Khê 100
Tĩnh Đan 100
Tĩnh Liêu 100
Nghệ An 5 An Dũng 100
An Kim 100
An Hương 100
An Lũy 100
An Quỳnh 100