Các vật dụng phục vụ thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 64 - 72)

Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)

2.2. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin liên lạc

2.2.3. Các vật dụng phục vụ thông tin liên lạc

Trong quá trình tiếp nhận và chuyển đệ thông tin, công văn, chiếu chỉ từ triều đình về địa phương và ngược lại chắc chắn phải có những phương tiện, vật dụng phục vụ cho công việc này, bao gồm hai nhóm: các phương tiện, vật dụng phục vụ thông tin liên lạc đường bộ và đường thủy.

Trong thông tin liên lạc đường bộ dưới triều Nguyễn, các vật dụng, phương tiện thường hay dùng gồm:

Thứ nhất là ống trạm. Đây là vật dụng dùng để đựng giấy tờ, công văn trên đường chuyển đệ nhằm đảm bảo sự an toàn và bí mật. Trên thực tế, triều đình đã đặt ra nhiều quy định từ vật liệu chế tạo, hình thức bề ngoài cho đến cách thức bảo quản, cất giữ ống trạm. Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), nhà vua ban sắc rằng: “…ống hiệu dựng chương sớ, công văn phát đi đều dùng bằng tre, gỗ, chất mộc mạc rất là chưa nhã.

Chuẩn cho, tại kinh thì Đốc công, tải tỉnh ngoài do thợ ở tỉnh, đều đem vỏ ngoài ống, dùng 3 phần ngân châu, 7 phần xích đan sơn thếp trang sức vào; còn nét chữ khắc ống hiệu thì đều dùng sơn màu vàng cho hợp sự thể” [43, tr. 224]. Ống trạm do ngựa chạy chuyển thì bên ngoài phải dùng túi vải màu vàng, viết bằng mực những chữ “nha môn, quan tỉnh nào và ngựa đƣa đi”. Các nha ở kinh phát đƣa ống trạm có vẽ hình rồng thì dùng túi vải màu vàng, chiếu lệ nên phát thế nào, thì viết bằng son những chữ “nha môn” và “lệ phát” (nhƣ bộ binh phát đƣa bằng ngựa, thì túi vải viết những chữ “Bộ binh phát bằng ngựa” và đều chiếu lệ viết chữ tối khẩn, khẩn vừa hoặc đi thường, các nơi khác cũng theo lệ nhƣ thế [43, tr. 225]. Khi phát đƣa biểu tâu, bản tâu thì dùng túi màu vàng, công văn nhật ký phải dán niêm phong rồi bỏ vào ống trạm. Bên ngoài ống trạm cũng dán niêm phong cẩn thận, dùng vải trắng thắt ống, lấy cánh kiến đốt cháy, bịt kín và đem quả dấu tròn nhỏ có khắc chữ tên thành, dinh, trấn rồi đóng vào.

Dưới triều Nguyễn, mỗi trạm dịch được cấp từ 50 đến 300 ống trạm. Minh Mệnh năm thứ 13 (1832), triều đình ban hành quy định: 6 bộ và thành Gia Định đều 300 ống trạm; các địa phương Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều 200 ống; các địa phương: Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Bình, Hƣng Yên, Quảng Yên, Hƣng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng đều 150 ống; phủ Nội vụ, các ty Vũ khố, Khâm thiên, Tảo chính, nha môn Thừa Thiên và các địa phương Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên đều 100 ống; các sở Đà Nẵng, Cần Giờ, Biện Sơn, Cam Lộ, đều 50 ống [43, tr. 222]. Ống trạm đƣợc đƣa đến trạm nào thì chuyển đi ngay khi ấy. Nếu các ống trạm

có lệnh tối khẩn, thượng khẩn hay thường đồng thời đến cùng một lúc thì đều được đưa đi lúc ấy, không phân biệt khẩn hơn, khẩn vừa và trước sau. Ống trạm sau khi đƣợc chuyển đến các nha, bộ nào thì đƣợc trả lại ống để lần sau tiếp tục dùng. Những nơi xa, không tiện trả lại thì phải tiêu hủy ống ấy trong thời hạn 2 tháng. Rõ ràng những quy định đƣợc triều Nguyễn ban hành về việc sử dụng ống trạm rất chặt chẽ, cụ thể, nhằm để đảm bảo an toàn cho ống trạm trên đường vận chuyển, để công văn, chiếu chỉ đƣợc truyền chuyển một cách thông suốt.

Thứ hai là tờ trát. Tờ trát đi cùng ống trạm, dùng để ghi số phu chạy trạm, số trạm, nơi đến của từng ống. Khi đến trạm kế tiếp, phu trạm xin đóng dấu vào trát để chứng nhận tên của phu trạm, ngày giờ và số ống trạm đƣợc chuyển đến. Dựa vào đó để ty Bưu chính kiểm tra và quản lý việc chạy trạm, chuyển đưa công văn, giấy tờ.

Thứ ba là bài trạm. Khi nhận tờ trát và ống trạm, các trưởng trạm dùng bài trạm để đóng dấu vào tờ trát ấy. Mỗi trạm sẽ đƣợc cấp cho một bài trạm. Chất liệu bài trạm làm bằng gỗ, đến thời Minh Mệnh đổi làm bằng ngà voi hoặc sừng trâu. Nếu lâu năm bài trạm bị mòn, khuyết sẽ đƣợc thay bài khác để làm việc. Một mặt của bài trạm đƣợc khắc tên của trạm, bên dưới khắc các chữ tháng, ngày, giờ, không khắc chữ năm; nếu nhƣ công văn phát đƣa ở cuối tháng chạp năm ấy, mà giữa quãng, qua đến trạm nào, đã chuyển sang năm sau, thì trạm nào tiếp trước nên biên số năm sang bên cạnh ở mé ngoài bài trạm. Mỗi trạm khi tiếp nhận tờ trát có ấn triện và nhận ống trạm vẫn còn niêm phong thì dùng bài trạm đóng dấu vào tờ trát. Sau đó, căn cứ vào tháng, ngày, giờ nhận ống trạm điền vào đó. Phu trạm nhận tờ trát và ống trạm rồi giao cho trạm khác, trạm sau cũng làm nhƣ thế. Bài trạm phải giữ gìn cẩn thận, nếu bị mất phải báo lên thượng ty để cấp bài trạm mới. Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), trước việc trạm An Đan trấn Nghệ An bị trộm lấy mất bài trạm, triều đình ra chỉ: “Tên lính trạm phần canh, chuẩn cho xử quyết ngay 100 trượng, dịch mục xử quyết 80 trượng để tỏ sự trừng phạt. Bài trạm bị mất ấy, cho ty Vũ khố theo mẫu làm gấp ngay để ban cấp cho trạm ấy” [43, tr. 221]. Bài trạm đƣợc xem nhƣ là con dấu đảm bảo hoạt động của trạm đó, đồng thời, nó còn chứng nhận sự lưu thông của phu trạm. Do đó, cũng như ống trạm thì bài trạm cũng phải bảo quản cẩn thận, đảm bảo an toàn.

Thứ tư là ngựa trạm. Phương tiện hỗ trợ cho việc chuyển đệ thông tin của phu trạm thuộc các trạm dịch đường bộ được nhanh chóng là ngựa trạm. Thời bấy giờ, không phải trạm nào cũng đƣợc cấp ngựa để chạy công văn, chỉ những công văn nào thuộc loại khẩn mới đƣợc dùng ngựa. Phần lớn các phu trạm thời bấy giờ di chuyển

bằng cách chạy bộ. Số ngựa cấp cho mỗi trạm rất hạn chế, mỗi trạm chỉ đƣợc cấp 2 con ngựa và 10 quan tiền công để nuôi ngựa. Đồng thời, việc chăn nuôi ngựa, để mất hay chết ngựa đều đƣợc quy định rõ ràng. Minh Mệnh năm thứ 3 (1822), hoàng đế ban chỉ về vấn đề ngựa trạm nhƣ sau: “Trạm kinh và 6 trạm ở dinh Quảng Đức gồm 7 trạm, cho cấp mỗi trạm 2 con ngựa công, gồm cả là 14 con, giao viên trạm ấy nhận lĩnh luyện tập”[43, tr. 210]. Đến Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), triều định ra quy định:

Các trạm ở Quảng Trị, Quảng Bình mỗi trạm đều cho cấp 2 con ngựa công. Các trạm ở Quảng Nam, cho lấy tiền kho đặt giá mua ngựa, cấp đủ mỗi trạm đều 2 con. Lại chuẩn cho mỗi trạm 10 quan tiền công để làm sở chăn nuôi. Từ nay về sau có công việc quan trọng khẩn cấp mà có chữ “mã thượng phi đệ” thì mới được do ngựa trạm chạy đưa” [43, tr. 210]. Ngựa phải đƣợc nuôi và chăm sóc cẩn thận. Nếu ngựa già, ốm chết hay bị què, bị chột mắt tất cả phải đƣợc trình lên thƣợng ty để có thể cấp ngựa mới hoặc đề ra biện pháp khác cho phù hợp, tức là phải đảm bảo luôn luôn có ngựa để việc vận chuyển thông tin, văn thƣ đƣợc thông suốt, không bị gián đoạn. Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), triều đình quy định rất rõ, ngựa công ở trạm Trị Xá, tỉnh Quảng Trị bị bệnh chết 2 con, phải chi tiền công ra đặt giá mua ngựa cấp cho đủ. Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), để có đủ ngựa cấp cho trạm dịch, triều đình đã cho thu giữ “33 con ngựa cả đực, cái, lớn, bé của Man Tú, thì ngựa đực có mấy con, cho trấn Bình Hòa chiếu số trạm ở hạt, chia cấp mỗi trạm 2 con. Còn thiếu bao nhiêu, chi tiền công ra đặt giá mua cấp cho đủ. Mỗi trạm cho phát 10 quan tiền công để sửa làm chuồng nuôi ngựa. Lúc bấy giờ, ở trạm Quảng Xá, tỉnh Quảng Bình có một con ngựa bị chột mắt, thì lột da nộp kho và chi tiền công ra đặt giá mua con khác cấp cho đủ”. [43, tr. 210 - 211].

Trong giai đoạn Gia Long, Minh Mệnh, khi tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định, triều Nguyễn cấp cho mỗi trạm 2 con ngựa. Nhưng thời gian sau đó, đất nước phát sinh nhiều biến động, các cuộc nổi dậy của nông dân ngày càng nhiều, tần suất thông tin liên lạc giữa các địa phương với triều đình và ngược lại ngày càng cao thì triều đình đã tăng biên chế số lượng ngựa cho các trạm, nếu trước đây từ 2 đến 3 con thì giờ cấp cho 5, 6 con một trạm. Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), nhà vua ban sắc: “ Lần này ở biên thùy phía tây có loạn, việc đánh dẹp bất kỳ, quan báo về việc quân, phần nhiều phải do ngựa chạy trạm, cho Bộ xét rõ số ngựa nguyên cấp cho các trạm từ Thừa Thiên trở vào Nam là mấy con; rồi cấp thêm cho mỗi trạm đều đủ 6 con, để phòng thay lượt mà đưa trạm” [43, tr. 216]. Đến năm sau (1846), ông chuẩn y lời

nghị: “Các tỉnh từ Thừa Thiên trở ra Bắc đến Ninh Bình, có 25 trạm, nguyên cấp ngựa công đều 5 con, thì phải cấp thêm mỗi trạm 1 con nữa. 5 trạm ở Nghệ An, nguyên cấp ngựa công đều 4 con, thì phải cấp thêm mỗi trạm 2 con nữa. Còn các trạm ở Hà Nội, trừ ra trạm Hà Trung hiện có 5 ngựa, thì không kể; ngoài ra, 5 trạm kia, nguyên cấp đều 3 con ngựa công, thì nay cấp thêm mỗi trạm 2 con nữa, cho đủ số mỗi trạm 5 con

[43, tr. 217].

Đến thời Tự Đức bắt đầu xảy ra cuộc xâm lược của người Pháp. Khi đó, ngựa trạm phải chạy nhƣ mắc cửi báo tin chiến sự từ khắp 3 miền gửi về triều đình. Đến khi người Pháp áp đặt chế độ đô hộ, các phương thức truyền thông hiện đại của họ cũng đƣợc áp dụng, tuy nhiên hệ thống dịch trạm của triều đình nhà Nguyễn vẫn còn đƣợc sử dụng song song một thời gian dài sau đó.

Thứ năm là cờ trạm. Cờ trạm có hai loại, một loại đƣợc cấp cho nhà trạm, còn một loại cờ để treo ở Kinh thành. Cờ cấp cho các trạm dùng để treo báo cho các phu trạm ở đằng xa biết vị trí nhà trạm. Cờ ở Kinh thành đƣợc cấp 2 cái: cờ hình vuông, làm bằng nỉ đỏ, bên trong một mặt thêu 2 chữ “kinh trạm”, mặt khác thêu chữ “mã thƣợng phi đệ” (phi ngựa nhƣ bay để đƣa công văn). Các tỉnh khác cũng đƣợc cấp 2 lá cờ, làm bằng nỉ đỏ, hình vuông, một mặt thêu chữ “tên trạm”, mặt khác thêu chữ “mã thƣợng phi đệ”. Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), nhà vua ban chỉ: “Chuẩn cho làm: 2 bức cờ vuông dài bằng thứ nỉ màu đỏ, trong thêu 2 chữ “kinh trạm”, 2 bức cờ đuôi nheo, trong thêu 4 chữ “mã thượng phi đệ” và phát cho 6 thanh đoản đao, đều giao trạm kinh nhận lĩnh, để phòng khi chạy trạm” [43, tr. 226]. Khi phu trạm chuyển đệ công văn bằng ngựa hay chạy bộ cũng đƣợc cấp một lá cờ nhỏ. Khi chuyển công văn bằng ngựa, phu trạm cũng tùy theo mức độ tối khẩn hay thứ khẩn của công văn mà đƣợc phát thêm một trong hai cờ hiệu nhỏ. Một lá thêu chữ “mã thƣợng phi đệ”, chữ màu đen, nền màu đỏ. Một lá thêu chữ “mã trì phi đệ”, chữ màu đỏ, nền màu lam.

Người cầm cờ vừa phi ngựa hoặc chạy bộ vừa phất cờ để được quyền ưu tiên.

Thứ sáu là lông gà. Khi chuyển công văn, giấy tờ quan trọng về việc quân sự, phu trạm phải cắm thêm lông gà trên ngọn cờ để phân biệt công văn đó thuộc loại khẩn hay không khẩn. Mỗi trạm tự trang bị từ 2 đến 3 nắm lông gà trống tốt, đẹp, dùng chỉ khâu kết lại thành phiến. Nếu việc tối khẩn có quan hệ đến quân cơ thì trong bản trát viết chữ “quân vụ”. Các phu trạm nhìn từ xa nếu thấy có cờ hiệu cắm lông gà thì chuẩn bị sẵn để tiếp nhận và chuyển đi ngay. Việc không khẩn cấp thì không đƣợc cắm lông gà.

Thứ bảy là lệnh đồng. Để báo hiệu cho người đi đường biết phu trạm đang làm nhiệm vụ, các phu trạm đƣợc cấp một cái lệnh đồng. Mỗi trạm đƣợc cấp từ 2 đến 5 cái lệnh đồng. Khi phu trạm làm nhiệm vụ, người đi đường nghe tiếng lệnh đồng phải nhường đường cho phu trạm chạy trước, nếu người dân không tránh kịp, bị ngựa dẫm chết phu trạm cũng không phải chịu tội.

Thứ tám là vũ khí. Ngoài những vật dụng kể trên, khi làm nhiệm vụ đƣa chuyển công văn, các phu trạm còn đƣợc trang bị vũ khí để đảm bảo an toàn cho nhà trạm và phu trạm. Mỗi trạm sẽ đƣợc cấp đoản kiếm, giáo dài, đao nhọn chuôi dài. Mỗi loại cấp từ 3 đến 5 cái. Phu trạm khi làm nhiệm vụ đƣợc mang theo một trong các loại vũ khí trên để đảm bảo an toàn cho người và công văn, tài liệu, vật dụng.

Trong khi đó, các phương tiện, vật dụng được dùng trong thông tin liên lạc đường thủy cũng nhiều chủng loại không thua kém đường bộ, gồm:

Một là thuyền trạm. Nếu như ngựa trạm phục vụ cho vận chuyển bằng đường bộ thì thuyền trạm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển bằng đường thủy. Những nơi nhiều sông suối, kênh rạch sẽ đƣợc cấp thuyền. Gia Long năm thứ 11 ban chỉ rằng: “Quan tổng trấn Gia Định truyền xuống các trấn ở hạt thành, khởi công đóng 30 chiếc thuyền trạm thủy. Trong số ấy, trấn Biên Hòa 9 chiếc: ở trấn 5 chiếc, dân các xã ở ven sông 4 chiếc, 3 trấn Phiên An, Vĩnh Long, Định Tường mỗi trấn 10 chiếc, ở trấn đều 5 chiếc, dân các xã ven sông đều 5 chiếc. Và phái nhân viên giỏi việc tại thành, đốc sức thuyền thợ khởi công làm, cần cho được vững chắc, nhanh nhẹn” [43, tr. 209-210]. Đến Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), triều đình quy định cho tỉnh Biên Hòa lựa bắt số dân thôn sở tại 20 người, để làm trạm phu ở trạm Biên Lộc, cho miễn lao dịch, để chỉnh bị các thuyền, chia làm 2 ban, ứng trực vào việc đƣa trạm.

Hai là đài phong hỏa hay phong đài là công trình đƣợc xây dựng cao tại các vị trí dễ quan sát của cửa biển, khi có giặc thì đốt lửa để làm hiệu. Dưới thời Gia Long, phương tiện thông tin liên lạc ở các cửa biển được sử dụng phổ biến là các đài phong hỏa. Ghi chép từ các bộ sử lớn của triều Nguyễn cho biết, tại các cửa biển Tƣ Dung, Chu Mãi của Kinh đô, pháo đài Định Hải tại Đà Nẵng và trên đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đều có đài phong hỏa. Tuy nhiên, đến Minh Mệnh năm thứ 17 (1836), nhận thấy việc dùng phong hỏa đài truyền tin không tiện lợi bằng chạy ngựa trạm, nên nhà vua hạ lệnh triệt các đài này và giao cho các địa phương tích cực đi tuần, nếu gặp giặc thì cấp báo.

Ba là vọng lâu, kỳ lâu. Đây là những lầu trông xa và kết hợp với hiệu cờ để dễ

nhận biết. Vọng lâu, kỳ lâu ban đầu chủ yếu đƣợc sử dụng cho việc truyền thông tin giữa cửa biển Thuận An và Kinh đô, bởi đây là cửa biển quan trọng, thiết yếu. Vua Minh Mệnh đã giao cho bộ Binh và bộ Công nghiên cứu khu vực địa hình thuận lợi để đặt các vọng lâu, treo cờ hiệu nhận biết: “Nếu thấy lầu ở bên dưới báo cờ hiệu sắc gì thời trên lầu kéo ngay cờ hiệu cũng theo màu sắc ấy, để tin tức được nhanh chóng

[63, tr. 264]. Thực thi lời dụ của Minh Mệnh, từ Kinh thành đến cửa Thuận An, 10 vọng lâu đã đƣợc xây dựng và cắt cử binh lính trông coi, cấp cho cờ hiệu, thẻ bài để ghi nhận, nếu công việc làm chậm hay nhầm, thì tùy vào mức độ mà trị tội.

Bốn là hiệu cờ, hiệu súng, dùng để nhận biết ở khoảng cách có thể nghe đƣợc.

Năm Gia Long thứ 12 (1813), nhà vua chuẩn định đài Trấn Hải ở cửa biển Thuận An khi trông thấy lửa cháy ở đài đốt lửa trên núi Thái Lĩnh thuộc cửa biển Tƣ Hiền thì viên án thủ một mặt sai kéo cờ hiệu, một mặt phái 2 người nội hầu tức tốc về tâu. Năm Gia Long thứ 18 (1819), nhà vua lại chuẩn định: “Từ nay về sau khi thuyền công sắp sửa vào cửa biển Thuận An, nếu gặp sóng gió không tiện vào bến, thì đài Trấn Hải dự trước kéo cờ đỏ và bắn hai phát súng, khiến cho thuyền ấy nghe biết” [41, tr. 587]. “ thành An Hải trông thấy trước treo cờ lên thì pháo đài Phòng Hải cũng theo hiệu cờ của An Hải mà đem cờ ấy treo lên để trả lời và ngược lại. An Hải hoặc pháo đài Phòng Hải treo cờ hiệu lên, trừ cờ vàng ngày thường treo thì không kể, còn như cờ đỏ, cờ gấm hồng trắng, cờ gấm lam trắng, thì Hải Vân quan lập tức làm tờ tâu chạy nhanh đệ lên, Điện Hải cũng lập tức báo ngay đến tỉnh để dự bị trước khi có việc” [53, tr. 759-760].

Những thuyền công ra vào cửa biển thì lệ “treo cờ, bắn súng” chào mừng rất cụ thể, tùy mức độ mà bắn chừng mực, có khi vừa treo cờ vừa bắn súng, có khi chỉ treo cờ mà thôi. Đối với tàu thuyền nước ngoài, năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), triều đình quy định, tàu thuyền nước ngoài tới đậu ngoài cửa biển, vào các ngày thả neo và nhổ neo thì đều cho bắn 3 phát súng và không treo cờ cho dù thuyền kia có bắn nhiều hay ít [53, tr. 589]. Việc quy định bắn súng cũng có sự thay đổi. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), nhà vua ban chỉ: “Đài Điện Hải, An Hải ở cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam hiện nay phàm thuyền lớn đến hải phận cửa biển bắn 3 phát súng. Nếu khi có nhiều chiếc thuyền lớn cùng vào cửa biển, tiếng súng dù nhiều, 2 đài ấy cũng chỉ đều bắn 3 phát súng mà thôi. Điều này ghi làm mệnh lệnh mãi mãi” [53, tr. 589]. Đối với một đoàn thuyền, năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) quy định chỉ bắn súng khi chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng vào cửa biển. Phân biệt việc bắn súng lớn hay nhỏ tùy vào hạng

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)