3.2.1. Ưu điểm
Mục đích hướng đến của hoạt động thông tin liên lạc là nhằm đảm bảo cho sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện sự kết nối và giao lưu giữa các địa phương và các nước. Trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc. Thậm chí người ta coi nó như là thước đo của nền văn minh. Dưới triều Nguyễn, lĩnh vực thông tin liên lạc do Bưu chính ty và Thông chính sứ ty đảm trách. Đơn vị cơ sở của ty Bưu chính là nhà trạm, được phân bố khắp các tỉnh trên trục đường thiên lý. Nhà trạm là nơi dừng chân, đổi ngựa của các phu trạm sau khi đã chạy một quãng dài trên con đường thiên lý.
Điều đó chứng tỏ các hoàng đế triều Nguyễn muốn đảm bảo việc chuyển đƣa thông tin, công văn giữa trung ương với các tỉnh trên mọi miền đất nước và ngược lại được nhanh chóng và thông suốt.
Thứ nhất, việc xây dựng và quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới thời Nguyễn được tổ chức quy củ, bài bản và ngày càng hoàn thiện, trong một chừng mực nhất định đã có ảnh hưởng tích cực đến việc thực thi và triển khai các chính sách của triều Nguyễn trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là truyền đi quyết định, mệnh lệnh của triều đình đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng một cách nhanh chóng và kịp thời.
Trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các vị vua triều Nguyễn lại chú trọng đến việc xây dựng cơ quan quản lí thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống trạm dịch dày đặc trên phạm vi cả nước. Điều này không nằm ngoài mục đích truyền đạt một cách nhanh chóng, kịp thời các chủ trương, chính sách của triều đình, và cũng thông qua đó nắm bắt thông tin về việc triển khai thực hiện hay giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực từ các địa phương ấy. Trong giai đoạn 1802 -1883, chính hoạt động tương đối tích cực và hiệu quả của Bưu chính ty, Thông chính sứ ty và hệ thống trạm dịch đã góp phần không nhỏ trong việc giúp triều đình nắm bắt và có biện pháp giải quyết kịp thời không ít vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên phạm vi cả nước như kinh tế (thiên tai, bão lũ, hạn hán, mất mùa, đói kém, bệnh dịch…), chính trị (thổ phỉ, nổi loạn và cả phong trào nông dân bùng nổ ở các địa phương), quân sự (hoạt động gây hấn,
xâm lƣợc cuả thực dân Pháp), ngoại giao (hoạt động đi sứ, đón tiếp sứ thần, nhận sắc phong….). Tất cả những điều phân tích trên đã phần nào chứng tỏ vai trò của triều Nguyễn đối với việc quản lí hệ thống thông tin liên lạc trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc.
Thứ hai, việc xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc được triều Nguyễn hoạch định trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố liên quan khác nhau. Chính vì vậy, hệ thống này khi đưa vào vận hành trong thực tế đã thể hiện sự phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trên thực tế, số lượng trạm dịch được xây dựng ở mỗi địa phương cũng như khoảng cách giữa chúng với nhau cũng đƣợc xác định dựa trên quy mô địa lí, điều kiện địa hình để đảm bảo cho các phu trạm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc xác định số phu làm việc tại từng trạm dịch ở từng tỉnh và rộng lớn hơn là khu vực cũng có sự khác nhau, căn cứ vào khối lƣợng và tính chất công việc chuyển vận, điều kiện giao thông, phương tiện vận chuyển, mức độ quan trọng của thông tin. Đặc biệt, triều Nguyễn cũng đã có sự khảo sát rất kĩ điều kiện địa lí, thủy văn của từng vùng miền trong quá trình lựa chọn loại trạm dịch cần xây dựng. Chính điều đó đã đƣợc sử sách triều Nguyễn ghi nhận khi khu vực miền Bắc và miền Trung, trạm dịch đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối, phương thức vận chuyển chủ yếu tùy vào mức độ quan trọng của thông tin gắn liền với đường thiên lí gồm chạy bộ, phi ngựa. Trong khi đó, ở khu vực Nam Bộ, sông ngòi kênh rạch chằng chịt đã khiến cho trạm dịch đường thủy giữ vai trò chủ đạo và tất nhiên phương tiện chuyển vận chắc chắn sẽ là tàu, thuyền, ghe.
Tất cả những điều vừa phân tích ở trên có đƣợc là nhờ vào sự nhìn nhận, xem xét thấu đáo của triều Nguyễn trong qúa trình xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc đương thời.
Thứ ba, việc quản lí hệ thống thông tin liên lạc ở trung ương và cả địa phương dưới triều Nguyễn được tổ chức quy củ, bài bản với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể, ít chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi công việc. Trên thực tế mặc dù có đến hai cơ quan cùng đảm trách vấn đề thông tin liên lạc ở trung ương là Bưu chính ty và Thông chính sứ ty, tuy nhiên, triều Nguyễn đã phân định khá rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như lĩnh vực phụ trách của hai cơ quan này. Trong đó, nếu như Bưu chính ty chỉ phụ trách hai mảng công việc chính là vận chuyển công văn từ trung ƣơng về các địa phương và ngược lại, cũng như đưa đón quan lại đi làm công vụ trong phạm vi cả nước, thì Thông chính sứ ty lại đảm nhận khá nhiều công việc như tiếp nhận tấu sớ, vận chuyển giấy tờ, văn thư, sổ sách do các địa phương gửi về triều đình, kiểm tra,
phân phát công văn, giấy tờ từ triều đình đi các địa phương, phân xử, giải quyết các trường hợp gửi chậm, gửi nhầm và phái cử người làm công vụ. Việc triều Nguyễn vẫn để hai cơ quan tồn tại song song, điều đó có nghĩa là mỗi cơ quan có một chức năng, nhiệm vụ riêng, vì nếu xảy ra chồng chéo, trùng lặp, thì triều đình hoàn toàn có đủ quyền lực để sáp nhập hoặc xóa bỏ một trong hai cơ quan đó. Không những thế, các thuộc quan làm việc trong hai cơ quan này cũng đƣợc sắp đặt chức trách, phân công công việc cụ thể. Đối với hệ thống trạm dịch tại các địa phương, sự phân công, phân nhiệm đối với các thuộc lại từ trưởng trạm, phó trạm cho đến phu trạm đều được nhà nước quy định rõ ràng. Trên thực tế, hoạt động chuyển đệ thông tin dưới triều Nguyễn diễn ra nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả phụ thuộc không nhỏ vào quá trình tuân thủ nghiêm chỉnh chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ sự thống nhất và phối hợp ăn ý giữa các lực lƣợng làm việc trong cùng một trạm dịch cũng nhƣ giữa các trạm dịch với nhau.
3.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm nêu trên, do chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan thời bấy giờ, tiêu biểu nhƣ trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của đất nước, đặc biệt là những hạn chế cố hữu trong phương thức sản xuất gắn liền với chế độ quân chủ, nên quá trình xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc của triều Nguyễn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế.
Thứ nhất, hệ thống thông tin liên lạc được triều Nguyễn xây dựng và tổ chức quản lí khá chặt chẽ với mục đích chỉ để phục vụ cho công việc của vương triều và giai cấp thống trị, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, quân sự, chứ không phải là toàn thể dân chúng. Trên thực tế, sự ra đời của Bưu chính ty, Thông chính sứ ty cũng như hệ thống trạm dịch trên phạm vi toàn đất nước cũng chỉ để phục vụ cho công việc tiếp nhận, vận chuyển công văn, giấy tờ và truyền báo thông tin từ triều đình trung ƣơng đến các địa phương và ngược lại. Nhà nước cũng quy định rất rõ, thư từ, giấy tờ của dân chúng không phải là đối tƣợng chuyển vận của các trạm dịch. Bên cạnh đó, hệ thống trạm dịch đƣợc dựng lên ngoài chức năng phục vụ chuyển vận công văn giấy tờ cho nhà nước thì còn để phục vụ cho hoạt động ngoại giao (gánh đồ đạc, cống phẩm), khiêng võng các quan lại của triều đình trên đường thực hiện công vụ và có khi là nơi dừng chân của hoàng đế trong các chuyến tuần du. Trong các nguồn sử liệu triều Nguyễn, khó có thể tìm ra các ghi chép đề cập đến hoạt động phục vụ nhân dân của các nhà trạm. Như vậy, rõ ràng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn thuộc về
độc quyền kiểm soát, điều phối của vương triều, hoàng đế và cũng chỉ để phục vụ cho công việc của nhà nước quân chủ, đặc biệt là những hoạt động chính trị, quân sự. Nhà nước đã từng ra quy định, đối với những thông tin liên quan đến chính trị, quân sự thì phải ưu tiên truyền chuyển trước, sự quan trọng của thông tin phải được xác định ở mức cao nhất và phương tiện chuyển vận phải nhanh nhất, nhằm đảm bảo sự kịp thời trong việc tiếp nhận và xử lí thông tin. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn mặc dù được xây dựng với quy mô lớn và tổ chức chặt chẽ, nhưng cuối cùng cũng chỉ phục vụ mục đích chính trị, quân sự của vương triều hay việc điều hành đất nước của hoàng đế, quan lại, còn dân chúng thì hoàn toàn không được hưởng bất kì quyền lợi nào do hệ thống này mang lại.
Thứ hai, nếu so sánh trong sự phát triển lâu dài của lịch sử thông tin liên lạc qua các triều đại quân chủ Việt Nam trước thế kỉ XIX thì việc xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc có bước tiến đáng kể, nhưng do trình độ phát triển của lĩnh vực này vẫn không thể vượt ra khỏi giới hạn phương thức sản phong kiến nên so với thế giới, đặc biệt là phương Tây thì việc xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc của triều Nguyễn tỏ ra lạc hậu và lỗi thời. Điều này đƣợc biểu hiện trên nhiều phương diện. Tuy nhiên có thể thấy rõ nhất trên phương diện phương thức chuyển vận thông tin. Nếu nhƣ đến thế kỉ XIX, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện giao thông như xe hỏa, đầu máy hơi nước, xe điện lần lượt ra đời và hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực thông tin liên lạc ở phương Tây thời bấy giờ. Các thiết bị thông tin liên lạc, tiêu biểu là máy điện báo ra đời trong thế kỉ XIX cũng đã tạo ra một bước đột phá, rút ngắn khoảng cách địa lí và giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên nhanh chóng. Trong khi đó, phương tiện được triều Nguyễn sử dụng để chuyển vận thông tin đối với đất nước còn khá đơn giản, thô sơ và lạc hậu. Trên thực tế, tùy vào tầm quan trọng của thông tin mà triều đình quy định các hình thức và phương tiện chuyển vận khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn dựa trên sức người hay ngựa là chính, tiêu biểu nhƣ chạy bộ, phi ngựa, chèo thuyền đi truyền tin. Chính điều này cộng với hệ thống giao thông đường bộ chưa được đầu tư xây dựng, mở rộng, chủ yếu là đường mòn đất, đá, di chuyển gặp nhiều khó khăn đã góp phần làm cho tốc độ truyền chuyển thông tin từ trung ương đến địa phương và ngược lại thực sự chưa đạt được tốc độ nhanh và hiệu quả cao.
Thứ ba, mặc dù triều Nguyễn đã có sự xem xét kĩ lưỡng điều kiện tự nhiên, địa hình, thủy văn của từng khu vực trong việc chọn lựa xây dựng loại hình trạm dịch bộ
hay thủy, tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự thiếu đa dạng trong các loại hình trạm dịch ở trên cùng một khu vực, khi ở miền Bắc và miền Trung, trạm dịch đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối, còn ở miền Nam thì loại hình trạm dịch đường thủy giữ vai trò chủ đạo đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin trong những điều kiện đặc biệt.
Chẳng hạn như việc truyền tải thông tin theo hệ thống đường thiên lí chắc chắn sẽ bị đình trệ hoặc chậm trễ nếu như những địa phương có đường thiên lí chạy qua phát sinh thiên tai làm cho hệ thống đường này bị hư hỏng, sạt lở, hay ở đó bùng phát các biến cố chính trị nhƣ bạo loạn, khởi nghĩa. Trong khi đó, ở miền Nam việc quá phụ thuộc vào trạm dịch đường thủy cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc chuyển đệ thông tin từ trung ương đến địa phương và ngược lại, khi những nơi này bước vào mùa mưa, lũ lụt hoành hành.