Cơ quan thông tin liên lạc ở trung ƣơng

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 35 - 41)

1.2. Quá trình xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802- 1883)

1.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)

1.2.2.1. Cơ quan thông tin liên lạc ở trung ƣơng

Để đảm bảo việc tổ chức và quản lý một vùng lãnh thổ rộng lớn, triều Nguyễn không ngừng xây dựng cũng như cải tiến hệ thống thông tin liên lạc đã có từ trước.

Triều Nguyễn cho thành lập hai cơ quan chuyên phụ trách công tác thông tin liên lạc là Bưu chính ty và Thông chính sứ ty. Đây là hai cơ quan thuộc sự quản lý của triều đình trung ương, do nhà vua trực tiếp quản lý và hoạt động tương đối hiệu quả.

Thứ nhất là Bưu chính ty. Đây là cơ quan đƣợc thành lập 1820 với nhiệm vụ vận chuyển công văn và đưa đón quan lại trong cả nước. Ở giai đoạn triều Nguyễn, lãnh thổ Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, để quản lý một đất nước rộng lớn với nhiều biến động phát sinh trong thời gian này, việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước được đặt lên hàng đầu và một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các hoàng đế triều Nguyễn đó là thông tin liên lạc. Sử sách ghi nhận, trong thời gian này, triều Nguyễn đã tổ chức một hệ thống trạm ngựa (gọi là dịch trạm) dày đặc khắp đất nước. Ty bưu chính ra đời để nâng cấp hiệu quả của hệ thống này.

Thời gian đầu ra đời, Ty trực thuộc bộ Lại (bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban, thuyên chuyển, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại) quản lí. Viên chức làm trong ty Bưu chính là quan văn, hiệu suất làm việc không cao. Đến thời Minh Mệnh, ty Bưu chính đổi qua trực thuộc bộ Binh, chuyên phụ trách việc chuyển đệ công văn trong toàn quốc.

Về nhân sự điều hành ty Bưu chính bao gồm một Chủ sự (hàm chánh lục phẩm), một Tư vụ (hàm chánh thất phẩm), chánh bát cửu phẩm Thư lại gồm hai người, Vị

nhập lưu Thư lại 15 người, chuyên giữ công việc truyền đưa các việc cơ mật. Chủ sự là người giữ trọng trách cao nhất trong Ty, có nhiệm vụ điều hành và quản lý hoạt động của Ty. Nhân sự của ty Bưu chính do Bộ binh tuyển chọn và đưa vào. Số lượng người làm việc trong Ty thay đổi qua từng năm nhưng về hạn ngạch, chức vụ vẫn không thay đổi. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi rõ việc sắp đặt quan lại Bưu chính ty nhƣ sau: “Đặt Chủ sự một viên, Tư vụ một viên, chánh bát cửu phẩm, thư lại đều 2 viên, vị nhập lưu thư lại 14 tên, thì vị nhập lưu thư lại sung làm công việc bưu chính; còn như chủ sự, tư vụ và chánh bát cửu phẩm thư lại, phải do bộ Binh chọn ở Ty Bộ ấy ra sung bổ vào đấy” [43, tr. 172]. Đến Minh Mệnh năm thứ 8 (1827), triều đình cho phép Bưu chính ty đươc phép rút thư lại ở phủ Thừa Thiên về làm việc, còn vị nhập lưu thư lại thì cho phép bộ Binh mộ thêm 6 người dân ngoại tịch sung bổ vào đấy, cho đủ ngạch 20 tên [50, tr. 172]. Năm sau (1828), nhà vua lại “chuẩn y lời tâu mộ thêm 10 tên sung bổ vị nhập lưu thư lại ở ty ấy, hợp cùng lệ trước đủ 30 tên làm ngạch nhất định” [43, tr. 172]. Dưới thời Thiệu Trị, số lượng vị nhập lưu thư lại làm việc tại Bưu chính ty tiếp tục có sự biến động, khi năm 1842, nhà vua cho rằng

“nguyên ngạch ty ấy là 30 tên vị nhập lưu thư lại, nhưng lưu lại 15 tên để làm việc công thường xuyên” [43, tr. 172]. Dưới thời Tự Đức, vị trí này trong Bưu chính ty tiếp tục có sự điều chỉnh, khi nhà vua chuẩn y lời nghị: “Nguyên ngạch ty ấy 15 tên vị nhập lưu thư lại, chia làm 2 ban” [43, tr. 173].

Đơn vị cơ sở của ty Bưu chính là nhà trạm, mỗi nhà trạm đều có một đội ngũ nhân viên làm việc và thường xuyên ứng trực tại đó. Trong đó, có quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cấp bậc nhân viên. Đứng đầu mỗi nhà trạm đều có một trưởng trạm và một phó trạm, có nhiệm vụ quản lí hoạt động của trạm, điều hành và phân chia công việc cho các phu trạm. Người được chọn làm trưởng trạm, phó trạm là người ở dinh, trấn gần trạm. Gia Long năm thứ 5 (1806), triều đình ban hành quy định: “Chuẩn định lệ số các xã thôn ở các trấn phải gánh chịu số lính trạm là bao nhiêu người thì chia làm 3 phiên. Mỗi phiên chọn 1 tên giỏi việc cho làm trưởng trạm, để xướng suất phiên ấy ngày đêm trực đợi việc đài đệ ở nhà trạm” [43, tr.

200]. Đến Gia Long năm thứ 11 (1813), triều Nguyễn lại có sự điều chỉnh, bổ sung qui định về nhân sự làm tại các dịch trạm nhƣ sau: “Quan dinh trấn đều cử các nhà trạm thuộc hạt mình chọn lấy 2 người giỏi việc ở trong trạm, tạm cho một người làm đội trưởng, một người làm thứ đội trưởng để đốc suất quân lính, khí cụ trong bản trạm…

Lại cho các viên ấy, được cấp mỗi viên một tên dân ngoại tịch làm việc miễn thuế

thân, binh. Giao cho những tên ấy phòng khi sai phái. Hằng năm làm sổ cấp bằng cho những tên ấy theo văn ngạch vào trạm” [43, tr. 200].

Đến thời Minh Mệnh,năm 1821, nhà vua truyền chỉ nói rõ,nếu trưởng trạm, phó trạm các trạm dịch có khuyết viên nào thì cho dinh, trấn ấy chọn cử người giỏi để bổ vào chỗ khuyết đó và cũng được hưởng quyền lợi như trưởng trạm trước đó [43, tr.

200]. Minh Mệnh năm thứ 14 (1833), nhà vua tiếp tục ra chỉ dụ cho các địa phương, yêu cầu chấn chỉnh và nâng cao chất lƣợng thuộc lại làm việc tại đây nhƣ sau: “Viên kinh doãn và các viên tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát từ Quảng Trị ra Bắc lập tức chiếu xét kĩ càng những đầu mục các trạm thuộc hạt mình. Như tên nào đích là nhanh giỏi được việc, thì cứ lưu lại cho làm việc; tên nào kém cỏi, thì cách bãi ngay.

Rồi lại chọn lấy cai đội hoặc chánh đội trưởng thuộc hạt mình giỏi việc phái đi quản suất lính trạm vâng làm việc công” [43, tr. 201]. Đến Minh Mệnh năm thứ 18 (1837), tên gọi các chức danh đứng đầu dịch trạm có sự thay đổi nhƣ sau: “Trạm ở kinh cùng nhà trạm các tỉnh, nguyên đặt 1 viên đội trưởng (trật tòng thất phẩm), đổi làm dịch thừa; 1 viên thứ đội trưởng (trật chánh bát phẩm) đổi làm dịch mục” [43, tr. 201]. Các dịch thừa, dịch mục phải thường xuyên ứng trực ở nhà trạm, đốc sức phu trạm làm việc và không được rời bỏ nhà trạm để đi nơi khác, nếu vi phạm sẽ bị quan địa phương hạch tội. Điều đó đƣợc thể hiện trong quy định về chức năng, nhiệm vụ của quan lại quản lí trạm dịch đƣợc ban hành vào Thiệu Trị năm thứ 5 (1845): “Phàm dịch thừa, dịch mục, chiếu ban ứng trực ở nhà trạm vâng làm việc công, phải đốc sức phu trạm, không được thiện tiện dời bỏ sở trạm. Quan địa phương chiếu từng kỳ kiểm soát, tên nào dám bỏ thiếu, tức thì nghiêm hạch trị tội. Nếu (quan địa phương) còn có chút thiên vị tư tình, để đến nỗi (tên phạm) trốn lẩn, thì viên quan địa phương ấy cũng phải giao bộ nghị xử” [43, tr. 201]. Qua các tư liệu trên, có thể thấy rằng người đứng đầu các nhà trạm phải đảm bảo công việc của mỗi nhà trạm, phải luôn hoạt động theo yêu cầu của công việc. Vì thế, các dịch thừa, dịch mục của mỗi nhà trạm phải là những người nhanh nhẹn, giỏi việc. Họ là những người có trách nhiệm điều hành hoạt động của nhà trạm được thông suốt. Cho nên, những cải cách, bổ sung của ty Bưu chính đều chú ý đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các dịch thừa, dịch mục.

Người có nhiệm vụ chuyển đệ công văn, giấy tờ, gánh vật tư hay gánh các quan đi công tác đƣợc gọi là phu trạm. Công việc phu trạm bao gồm việc gánh các quan cùng với hành lý, gánh đồ đoàn công việc và nhất là chạy thư nhanh. Việc chuyên chở họ hoàn toàn đáng tin cậy, vì có thể gặp lại họ làm lụng tại trạm và trách phạt họ nên

thân [13, tr. 89]. Số phu trạm ở các trạm trong cả nước tuyển chọn không đều, số lƣợng phu trạm ở mỗi trạm đƣợc đƣa ra dựa vào số lƣợng công việc nhiều hay ít, đường đi thuận lợi hay khó khăn. Các hình thức vận chuyển của phu trạm có nhiều cách, tùy theo yêu cầu công việc, địa hình di chuyển. Giấy tờ, công văn không khẩn, không gấp thì phu trạm phải chạy bộ để đƣa, loại công văn, giấy tờ thƣợng khẩn thì phu trạm sẽ đƣợc cƣỡi ngựa đi cho nhanh, đảm bảo đúng thời gian phát nhận. Ngoài ra, còn có phu trạm dùng thuyền để đƣa công văn, giấy tờ ở nơi không thể chạy bộ, cưỡi ngựa, đó là những vùng có sông ngòi, kênh, rạch… Tùy tình hình của địa phương đó như thế nào mà triều đình cung cấp các phương tiện đi lại cho phù hợp.

Dưới thời Tự Đức, năm 1870, triều đình quy định, các loại giấy tờ khẩn, không kể thượng khẩn hay thường, đều theo lệ mã thượng thi hành để đảm bảo công việc đƣợc thông suốt, nếu chậm trễ sẽ bị xử phạt. Những việc quân sự luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, nên triều đình luôn chú trọng các công văn, giấy tờ liên quan đến quân sự, vấn đề quân sự đều được ưu tiên chuyển trước. Rõ ràng, đây là vấn đề cần thiết để đảm bảo quản lý đất nước được thông suốt.

Các phu trạm làm nhiệm vụ rất vất vả, những khi đang phải chạy bộ hoặc cƣỡi ngựa có công văn khẩn, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, họ cũng phải đi mà không được nghỉ, để hoàn thành kịp thời nhiệm vụ. Trên đường đi, nguy hiểm luôn đe dọa, bởi đường đi không hề dễ dàng, luôn phải qua các đoạn đường rừng, sông suối nguy hiểm, nhiều thú dữ rình rập, rồi những nơi còn có giặc giã nổi dậy, buộc họ phải tự vệ để bảo toàn tính mạng và công văn, giấy tờ.

Do tính chất công việc là bảo mật và nhanh chóng, nên các phu trạm đƣợc chọn từ những dân đinh khỏe mạnh, để vừa chạy giấy tờ, công văn nhanh chóng, vừa đảm nhiệm gánh, khiêng các quan làm nhiệm vụ. Nhà nước cũng ưu tiên cho các phu trạm đƣợc miễn các loại thuế, có tác dụng khích lệ tinh thần làm việc của họ. Số lƣợng phu trạm ở các tỉnh miền Trung nhiều hơn các tỉnh khác và luôn đƣợc bổ sung qua hàng năm.

Có thể nói rằng ty Bưu chính là một cơ quan quan trọng trong việc vận chuyển công văn, giấy tờ, giúp cho các địa phương có thể tiếp nhận thông tin nhanh chóng, do đó, bộ phận nhân sự của ty Bưu chính và các dịch thừa, dịch mục phải được tuyển chọn cẩn thận, đòi hỏi họ phải nhanh nhẹn, tận tụy với công việc. Triều đình luôn có những chỉ dụ bổ sung hằng năm để hoàn thiện hơn các quy định về việc tuyển chọn bộ phận nhân sự của ty. Bên cạnh đó, các phu trạm cũng đƣợc triều đình có nhiều chế độ

thể hiện sự quan tâm như miễn các loại thuế, miễn lao dịch và ban cấp lương hàng tháng theo quy định.

Thứ hai là Thông chính sứ ty. Đây là cơ quan chuyên trách tiếp nhận tấu sớ, vận chuyển giấy tờ, văn thư, sổ sách do các địa phương gửi về triều đình. Bên cạnh đó, Ty còn kiểm tra, phân phát công văn, giấy tờ từ triều đình đi các địa phương, phân xử, giải quyết các trường hợp gửi chậm, gửi nhầm và phái cử người làm công vụ. Trên thực tế, Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), nhận thấy những bất cập trong việc tổ chức chuyển phát công văn, giấy tờ của nhà nước lúc bấy giờ, khi “những chương sớ đệ đến hoặc có một việc mà liên quan đến 2, 3 bộ đến kỳ nhận làm mà không khỏi đùn đẩy cho nhau, phải nên định rõ chương trình để có chuyên trách, chuẩn cho đình thần hết lòng bàn kỹ, rồi tâu lên đợi chỉ thi hành” [52, tr. 178], nên để khắc phục vấn đề chồng chéo trong công việc, đồng thời tuân theo chỉ dụ của vua Minh Mệnh, Thông chính sứ ty đã đƣợc lập ra.

Cơ cấu tổ chức của Thông chính sứ ty gồm có Thông chính sứ (chánh tam phẩm) 1 viên, Phó sứ (tòng tam phẩm) 1 viên, đều do vua chọn ra (không đặt riêng hoặc lấy quan khác kiêm quản), giữ việc tiếp nhận và xem xét sớ tấu 4 phương; thuộc ty có viên Ngoại lang (chánh ngũ phẩm), Chủ sự (chánh lục phẩm) và Tƣ vụ (chánh thất phẩm) đều 1 viên, Chánh bát cửu phẩm, thư lại đều 2 viên, 10 viên vị nhập lưu thư lại, chia làm 2 ban do Ty tự chiêu mộ điều bổ. Đến Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), triều đình cho giảm bớt vị nhập lưu thư lại 5 người. Ty Thông chính được cấp một cái ấn bằng đồng và dấu kiềm bằng ngà để làm việc.

Thông chính sứ ty thuộc triều đình Trung ƣơng, do vua trực tiếp quản lý, vì thế các vị trí đứng đầu nhƣ Thông chính sứ và Thông chính phó sứ phải là do vua lựa chọn rất cẩn thận. Đây là cơ quan nắm rõ những tấu sớ liên quan đến vận mệnh quốc gia và là cơ quan chuyên trách tấu sớ của tất cả các tỉnh trên cả nước. Chính vì vậy, bộ phận nhân sự của Ty phải là những người đáng tin cậy và trung thành.

Các chương sớ, sổ sách ở các bộ tâu lên, các ống trạm các tỉnh gửi đến Kinh thành, nhân viên công phái đưa đến giao cho ty Bưu chính nhận chiểu rồi đem ngay nguyên ống thƣ và nguyên trát đến ty Thông chính sứ. Sau khi nhận đƣợc ống trạm, Thông chính sứ hoặc Phó sứ mở ống trạm, xé phong bì xem thuộc về nha nào thì chuyển giao cho nha ấy tiếp nhận. Nếu việc quan hệ đến nhiều bộ thì xem bộ nào quan trọng hơn thì giao cho nha môn ấy nhận, còn nếu việc tương đương nhau thì bộ nào ở trước thì giao trước. Nếu việc quan hệ đến việc quân, việc nước khẩn cấp quan trọng

thì theo lệ đem ngay nguyên phong, đợi chỉ giao xuống nha môn nào đáng làm. Tất cả các việc đều phải ghi chép vào sổ rõ ràng để sau này tiện kiểm tra.

Sau khi nhận các ống trạm từ Ty Bưu chính, ty Thông chính sứ phải có trách nhiệm kiểm tra và chuyển giao ngay các công văn cho các nha liên quan, công việc này đòi hỏi phải đƣợc làm nhanh chóng và chính xác để các nha sau khi nhận không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và không làm chậm trễ công việc. Minh Mệnh năm thứ 15 (1843), nhà vua ra dụ: “Từ trước đến nay, những chương sớ đệ đến, hoặc có một việc mà liên quan đến 2, 3 bộ đến kỳ nhận làm không đùn đẩy cho nhau, phải nên định rõ chương trình, để có chuyên trách, chuẩn cho đình thần hết lòng bàn kỹ, rồi tâu lên đợi chỉ thi hành” [42, tr. 178]. Nếu chậm trễ vua sẽ tìm hiểu nguyên nhân để xét tội nặng, nhẹ. Minh Mệnh năm thứ 20 (1839), nhà vua ra chỉ dụ: “Từ nay phàm văn thư đệ bằng trạm hoặc do việc khẩn lắm, khẩn vừa hay bình thường nên chiếu theo kỳ hạn định trước không được trì hoãn, nếu để chậm trễ thì do ty Thông chính xét hạch trừng trị tội” [42, tr. 182]. Không chỉ tiếp nhận tấu sớ, Ty Thông chính sứ còn phải phân định thời hạn các ống thƣ đƣa đến sớm hay muộn, điều này có quy định rõ ràng, rồi căn cứ vào quy định đó để ban lệ thưởng hay phạt rất cụ thể.

Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), triều đình ban hành quy định về việc kiểm phát văn thƣ có liên quan đến chức trách của Thông chính sứ ty. Cụ thể, các văn thƣ do bộ Binh phát ra tỉnh ngoài đều ghi vào bản nhật ký số văn thƣ đƣợc chuyển đi có chữ ký của nha phát đi. Một bản do bộ Binh giữ, một bản do ty Thông chính sứ giữ. Những văn bản, công văn thuộc về việc quân luôn được ưu tiên hàng đầu, giải quyết trước.

Ty Thông chính sứ phải thường xuyên có người ứng trực ở Ty. Mỗi ngày có một viên Ngoại lang, một Chủ sự, một Tư vụ thay đổi nhau để trực, số người trực luân phiên nhau theo quy định. Cắt cử người ứng trực để tiếp nhận các tấu sớ hay ống trạm ở các trạm đƣa đến, nhanh chóng chuyển giao cho các nha để đảm bảo công việc đúng tiến độ. Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), nhà vua chuẩn y lời nghị: “Phàm những việc nào ứng trực ở ty Thông chính, chiểu theo lệ đường quan ở các bộ, viện, cắt người lần lượt vào ứng trực: viên Ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ ở ty ấy mỗi ngày 1 viên, thay đổi nhau vào ứng trực, cũng chiểu theo lệ các nha môn tiến bài” [42, tr. 184].

Việc chuyển, nhận công văn (tƣ đi tƣ lại) giữa nha thuộc các bộ cũng có quy định.

Những công văn từ nha thuộc 9 quan khanh (6 bộ, viện Đô sát, Thông chính ty, Đại lý tự) chuyển giao nhanh bằng nhau. Nếu các nha có chuyển giao công văn cho các địa phương ở tỉnh ngoài thì phải tư lên bộ thuộc về việc ấy rồi mới được chuyển giao đi,

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)