Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)
2.2. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin liên lạc
2.3.2. Chế độ lương bổng, thưởng phạt
Sau khi kiến lập vương triều, vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn là Gia Long đã dành sự quan tâm lớn đến việc xây dựng và củng cố quan chế. Tuy nhiên, trong buổi đầu quan chế triều Nguyễn còn khá sơ khai, chủ yếu vẫn tuân thủ chế độ quan lại nhà Hậu Lê (đã đƣợc định hình từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông). Đến giai đoạn trị vì của Minh Mệnh, sau cải cách về hành chính và luật pháp năm 1831-1832, nhà vua ban định lại chế độ quan lại của triều đình. Theo đó, thứ bậc quan lại trong triều đình đƣợc chia làm chín phẩm, mỗi phẩm hai ngạch chánh, tòng. Quan lại đứng đầu triều đình thuộc hàm nhất phẩm, gồm các Đại học sĩ và Đô thống. Đứng đầu các
Bộ là Thƣợng thƣ, hàm nhị phẩm. Đứng đầu các khu vực hành chính lớn gồm hai hay ba tỉnh thành là Tổng đốc mang hàm nhị phẩm.
Căn cứ vào quy định cụ thể về lương bổng tương ứng với cấp bậc, phẩm trật quan lại được triều Nguyễn thi hành đương thời, có thể biết được chế độ lương bổng của những người đứng đầu công tác thông tin liên lạc triều Nguyễn. Theo đó, viên Chủ sự đứng đầu Bưu chính ty, hàm chánh lục phẩm, tiền lương 30 quan tiền, 25 phương gạo, tiền xuân phục 7 quan, Tư vụ, hàm chánh thất phẩm tiền 25 quan tiền, 20 phương gạo, tiền xuân phục 5 quan. Lương bổng của quan lại như vậy tương đối ít, tuy nhiên đổi lại họ được hưởng nhiều quyền lợi khác, chẳng hạn như tùy theo phẩm hàm, chức tước của quan lại mà người thân trong gia đình họ được miễn thuế, lao dịch, binh dịch.
Ngoài ra, con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm, tức là tùy theo chức tước của quan lại mà giới hạn số đời, số người, cấp bậc được bổ dụng, phong ấm cho con cháu của họ.
Đối với lực lƣợng phu trạm tại các trạm dịch, họ làm việc theo nghĩa vụ với nhà nước, không được cấp tiền và gạo lương, tuy nhiên, trên thực tế, triều đình nhận thức rõ sự vất vả của họ nên đôi khi cũng thể hiện sự quan tâm bằng việc cấp tiền lương cho các phu trạm, mà trường hợp Minh Mệnh cấp cho các nhà trạm 6 tháng tiền lương vào năm 1825 là một dẫn chứng tiêu biểu:“Việc bưu chính là việc quan yếu của nhà nước, mà lính trạm lệ không cho lương, nghĩ rằng ngày đêm bôn tẩu mỏi mệt, đã nhiều lần theo tháng mà thưởng cho tiền gạo, năm nay ngày tết nguyên đán lại thưởng cho 6 tháng. Nay gặp lễ mừng thi ơn khắp nơi, vậy trong kinh ngoài trấn Phiên An đến trạm Sơn Mai trấn Sơn Nam và trạm Vĩnh Giai trấn Vĩnh Thanh, mỗi trạm cấp cho tiền gạo 6 tháng, mỗi tháng tiền 30 quan, gạo 20 phương; lại cho 3 tháng lĩnh một lần cho đỡ phí công nhọc sức” [51, tr. 420].
Ngoài ra, chế độ lương bổng còn được quy định cho các trạm có liên quan đến việc đƣa đón quan lại đi sứ. Minh Mệnh năm thứ 6 (1625), nhà vua ra chỉ dụ: “ Vua thấy trước nay sứ bộ từ Gia Định xuống Nam, từ Bắc thành lên Bắc, đi qua các trạm dọc đường thủy, bộ chuyển đệ nhiều ít không giống nhau, chuẩn định từ sau phàm có việc sai sứ sang nước Thanh, từ Bắc thành đến Lạng Sơn tất cả 6 trạm, đi về hai lần, mỗi trạm cấp cho 4 tháng lương tiền, mỗi tháng tiền 30 quan gạo 20 phương; sang nước Xiêm, từ trạm Phiên Lộc thành Gia Định đến Hà Tiên, tất cả 9 trạm, đã có thuyền binh chở không khó nhọc mấy, chỉ có một trạm Vĩnh Giai đường sông hơi xa, đi
về hai lượt cấp cho 2 tháng lương tiền, mỗi tháng tiền 30 quan gạo 20 phương” [51, tr.
401].
Về chế độ thưởng, phạt đối với quan lại và thuộc viên phụ trách vấn đề thông tin liên lạc cũng được triều Nguyễn quy định cụ thể, chi tiết. Thông thường, triều đình thường tiến hành gia ân ban thưởng đối với các đoàn phu trạm thực hiện những công việc nặng nề, trong điều kiện khắc nghiệt, khó khăn. Tiêu biểu nhƣ Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), nhà vua ra chỉ ban thưởng cho những trạm dịch thực hiện việc chuyển vận kho từ Quảng Nam về Kinh: “Lần này giải vận của kho, đi đường bộ từ trạm Nam Ổ, trạm Nam Chân ở Quảng Nam đến trạm Thừa Phúc ở Thừa Thiên; cho gia ân đều thưởng 10 quan tiền. Còn đài Điện Hải làm thêm thừng, chão vật liệu và thuê phu, thuê thuyền, cho cấp 30 quan tiền” [43, tr. 262]. Minh Mệnh năm thứ 8 (1827), nhân việc huy động dân phu xã An Cựu xây dựng một tòa nhà ngói ở trạm kinh, triều đình ban thưởng cho dân chúng vùng đó 100 quan tiền, 100 phương gạo. Minh Mệnh năm thứ 9 (1828), thấy rõ việc sai thuyền, sai người đi, về, khu vực Nghệ An, Đà Nẵng nhiều lần khiến cho các nhà trạm thuộc khu vực này khó nhọc, nên triều đình gia ân thưởng cho 20 trạm từ trạm kinh đến trạm Yên Dũng trấn Nghệ An đều thưởng 30 quan tiền và 6 trạm từ trạm Thừa Nông đến trạm Nam Ổ trấn Quảng Nam và dân phu cửa biển Đà Nẵng đều thưởng 20 quan tiền.
Có một điều đáng nói là triều Nguyễn đã thể hiện sự sâu sát và công bằng trong quá trình ban thưởng, đặc biệt là đối với các trường hợp chuyển đệ thông tin của nhà nước trong điều kiện đường sá không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt hoặc nguy hiểm rình rập. Minh Mệnh năm thứ 9 (1828), triều đình ra chỉ dụ nói rõ: “Khí trời sang thu, thấy nóng bức lắm, cửa cao nhà rộng, còn thấy nóng bốc lên. Huống chi phu đi truyền trạm chạy vạy ở dưới vầng nắng dữ ư! Duy Nghệ An trở ra Bắc mưa nhiều, trong đó không thể không phân biệt. Vậy gia ân phàm Quảng Nam trở vào Nam đến trạm Vĩnh Giai, thì mỗi trạm thưởng cho 60 quan; từ Nghệ An trở ra Bắc đến trạm Sơn Mai, mỗi trạm thưởng 30 quan”[43, tr. 263]. Minh Mệnh năm thứ 13 (1832), nhận thấy các nhà trạm suốt năm chạy trạm, rất vất vả, vì thế, nhà vua gia ân ban thưởng cho 6 trạm ở Thừa Thiên, 7 trạm ở Quảng Nam, 5 trạm ở Quảng Nghĩa, 6 trạm ở Bình Định, 6 trạm ở Phú Yên, 11 trạm ở Bình Hòa, 16 trạm ở Bình Thuận, 5 trạm ở Biên Hòa, 3 trạm ở Phiên An, 1 trạm Vĩnh Giai ở Vĩnh Thanh, 4 trạm ở Quảng Trị, 6 trạm ở Quảng Bình, 6 trạm ở Hà Tĩnh, 5 trạm ở Nghệ An, 5 trạm ở Thanh Hóa, 2 trạm ở Ninh Bình, 6 trạm ở Hà Nội, 4 trạm ở Hải Dương, 3 trạm ở Nam Định, 5 trạm ở Bắc Ninh, 1 trạm ở Thái
Nguyên, 8 trạm ở Lạng Sơn, 2 trạm ở Cao Bằng 6 tháng tiền lương. Còn từ Kinh sư trở vào Nam đến trạm Vĩnh Giai, trở ra Bắc đến trạm Hà Trung, gồm cả 100 trạm, trong đó, trạm Ninh Đa, Ninh Du mới đặt, thì thưởng cho 2 trạm ấy mỗi tháng 40 quan tiền, 25 phương gạo. Các trạm khác đều thưởng 30 quan tiền, 20 phương gạo, 23 trạm ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng là những trạm ít việc công, thì thưởng cho các trạm ấy mỗi tháng 15 quan tiền và 10 phương gạo [43, tr. 263]. Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), nhân việc đánh dẹp đƣợc quân Xiêm, thu phục được Châu Đốc, Hà Tiên, Nam Vang, bên cạnh việc ban thưởng cho các hạng tướng tá, quân binh, triều đình cũng “cho địa phương ấy xem xét người lính trạm nào đưa cờ đỏ ấy, không phân biệt đường thủy, đường bộ, đều thưởng cho 1 đồng tiền Phi long hạng lớn bằng bạc và thưởng cho người lính trạm nào đưa phu 1 đồng tiền Phi long hạng nhỏ bằng bạc để khen ngợi, khuyến khích” [43, tr. 264].
Bên canh việc ban thưởng, triều đình cũng quy định khá rõ ràng, chi tiết các hình thức và mức độ xử phạt đối với quan lại và thuộc viên thực hiện công việc thông tin liên lạc. Trong đó, các hình phạt về việc chuyển đệ thông tin chậm trễ so với thời hạn quy định đƣợc Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi chép nhiều nhất. Theo đó, “tối khẩn, khẩn vừa quá hạn trong vòng 1 giờ thì tha tội; quá đến 1 ngày 1 giờ thì phạt 30 roi. Cứ chậm đến 1 ngày thì phạt thêm 20 roi, nhưng tội chỉ xử phạt 90 roi là cao nhất.
Lệ đi thường quá hạn đầy 1 ngày thì miễn tội; quá đến 1 ngày 1 giờ thì phạt 30 roi. Cứ chậm đến 1 ngày thì phạt thêm 10 roi, nhưng tội chỉ xử phạt đến 50 roi là cao nhất.
Nếu gặp sự cố thiên tai, nước lụt bất đắc dĩ không thể đi được thì phải có tờ cam kết của quan sở tại mới được tha tội. Nếu công việc hơi khó không thể hoàn thành trong thời gian quy định thì cho lưu lại ngày hôm sau về, nhưng thời gian lưu lại không quá 3 ngày. Đến thời hạn trở về phải có tờ trình của quan sở tại, ghi lại ngày giờ đến và đi, làm những công việc gì, giờ làm việc lúc nào xong. Nếu chậm trễ không có lí do, quá hạn 1 ngày thì phạt 50 roi. Cứ chậm thêm 1 ngày sẽ phạt thêm 1 bậc nhưng xử phạt không qua 100 trượng và cách chức bãi dịch” [43, tr. 265-266]. Minh Mệnh năm thứ 3 (1822), tỉnh Nghệ An phát sinh sự việc phu trạm An Liêu đƣa công văn chậm đến 9 ngày mới đi, vì vậy, trưởng trạm An Liêu bị xử phạt 100 trượng, cách chức đuổi về, còn tên lính trạm bắt đƣợc cũng xử phạt 100 trƣợng và bị đồ 1 năm. Đồng thời, nhà vua cũng nhắc nhở: “Từ nay trở đi, có việc quan trọng khẩn cấp, nếu tên nào bỏ mất công văn thì gia bậc trị tội nặng. Những việc quan hệ đến quân cơ thì tên lính mang đưa công văn và viên cai trạm đều phải xử tử hình” [43, tr. 265]. Minh Mệnh năm thứ
8 (1827), triều đình tiến hành xử phạt phu trạm chậm trễ trong việc mang đƣa ống trạm từ Bắc thành vào Kinh: “Vì từ Bắc thành đến kinh, gồm 35 trạm, theo lệ tối khẩn thời hạn đi đường tính tất cả các trạm là 50 giờ, tính thành 4 ngày linh 6 giờ, đem chia ra thì mỗi trạm thời hạn đi đường chỉ có 1 giờ rưỡi. Thế mà, từ giờ ngọ ngày mồng 2 đến giờ thìn ngày mồng 8 mới đi đến dịch đình, tất cả là 70 giờ rưỡi, tính ra thì lâu đến 5 ngày linh 10 giờ rưỡi. Vì thế, quy định chậm đến nửa giờ thì xử phạt 30 roi, cứ chậm thêm mỗi nửa giờ thì gia một bậc. Còn trạm nào thời hạn đi đường là 40 dặm, mà chậm đến 1 giờ rưỡi thì phạt 50 roi, chậm đến 1 giờ thì phạt ngay 40 roi, chậm nửa giờ thì phạt 30 roi” [43, tr. 265]. Minh Mệnh năm thứ 9 (1828), một thƣ lại ở Thanh Hóa lười biếng và coi thường thời hạn đi đường, đi đến hơn 5 ngày mới tới kinh, cho nên bị triều đình xử phạt 80 trượng. Còn việc chuyển công văn nhà nước từ Bắc thành đến trạm Sơn Phú trấn Sơn Nam, trạm ấy không biết giữ gìn cẩn thận để văn thƣ bị nước mưa thấm ướt, rất là sơ suất. Vì thế, phạt tên lính trạm tiếp đưa ống trạm 100 roi, đồng thời truyền dụ cho các địa phương từ nay trở đi, mang đưa ống trạm đều phải giữ gìn cẩn thận. Nếu cứ sơ suất nhƣ thế thì tên lính trạm tiếp nhận ấy phải phạt nặng [50, tr. 266].
Dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức, việc xử phạt phu trạm không hoàn thành công việc đúng thời hạn quy định vẫn tiếp tục đƣợc duy trì, mặc dù không còn đƣợc sử sách ghi chép nhiều như trước kia nữa. Giai đoạn Thiệu Trị (1842), sử triều Nguyễn chỉ ghi chép hai trường hợp đó là Đỗ Văn Hứa trong quá trình chạy trạm, cả 2 lần đi về, chậm đến 3 ngày 6 giờ, nên bị xử phạt 70 trƣợng và Lê Trọng Ngoạn chậm đến 2 ngày 9 giờ nên chịu phạt 60 trƣợng. Đến thời Tự Đức, thời gian để xét việc đƣa các chỉ dụ, công văn tính cụ thể từng khắc và quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt trong quân vụ, quy định này còn có phần nghiêm khắc hơn. Việc trách phạt không chỉ áp dụng cho các phu trạm mà còn áp dụng cho các dịch thừa và dịch mục, vì đó là những người chịu trách nhiệm đôn đốc các phu trạm làm việc. Nếu công việc bị chậm trễ thì triều đình sẽ xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các trạm.
Nhƣ vậy, từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, trong quá trình vận hành hệ thống thông tin liên lạc từ trung ương đến địa phương, để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của lực lƣợng thuộc viên làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt, khó khăn hay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do nhà nước quy định trong việc chuyển đệ thông tin, triều Nguyễn cũng có những hình thức ban thưởng xứng đáng, gắn liền với các lợi ích vật chất cụ thể. Bên cạnh đó, để phòng ngừa, chấn chỉnh và nâng cao ý thức của
thuộc lại đối với công việc thông tin liên lạc, triều Nguyễn cũng đề ra và thực thi tương đối nghiêm minh các hình phạt đối với các trường hợp lười biếng, tắc trách làm chậm trễ công việc truyền chuyển công văn, giấy tờ, thông tin của nhà nước. Chính điều đó kết hợp với các yếu tố khác đã góp phần giúp cho hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn hoạt động một cách tương đối thống nhất và thông suốt, đồng thời thể hiện đƣợc vai trò nhất định tiến trình lịch sử dân tộc thế kỉ XIX.
Chương 3:
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1883)
Trong giai đoạn 1802-1883 là khoảng thời gian đầy biến động của lịch sử dân tộc.
Trong giai đoạn này, mặc dù phải đương đầu với những biến cố chính trị, quân sự có ảnh hướng lớn đến vận mệnh đất nước, nhưng ở một chừng mực nhất định, các hoàng đế triều Nguyễn vẫn nỗ lực giải quyết các vấn đề trong nước, trong đó thông tin liên lạc là một trong những lĩnh vực nhận đƣợc sự quan tâm từ triều đình. Trên thực tế, trải qua bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, việc xây dựng và tổ chức quản lí lĩnh vực này đã dần dần đi vào ổn định và thống nhất. Vậy quá trình xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn nổi lên những đặc điểm gì? Ƣu điểm và hạn chế của nó đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ thế nào? Các vấn đề đặt ra ở trên sẽ được lần lượt được làm rõ trong nội dung chương này.
3.1. Đặc điểm của hoạt động xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn (1802-1883)
Dưới triều Nguyễn, mặc dù đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhất là nguy cơ ngoại xâm, tuy nhiên, các hoàng đế triều Nguyễn không phải vì thế mà không dành sự quan tâm đến các lĩnh vực của đất nước. Trong đó, thông tin liên lạc là một trong những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho điều đó. Qua quá trình nghiên cứu hoạt động xây dựng và tổ chức quản lí thông tin liên lạc dưới bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, có thể thấy rõ một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều Nguyễn được tiến hành một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Điều đó được thể hiện rõ ở việc ngay dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, hai cơ quan chuyên trách về vấn đề này đã đƣợc thành lập, với những quy định rất chặt chẽ về cơ cấu tổ chức quan lại, chức năng nhiệm vụ. Với sự điều hành của Bưu chính ty và Thông chính sứ ty, hoạt động thông tin liên lạc trong nước diễn ra một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Không những thế, một hệ thống dịch trạm với mật độ phân bố tương đối cao trên dọc đường thiên lí Bắc Nam và các hệ thống đường thủy (đối với khu vực Nam Bộ) cũng đã đƣợc xây dựng với số lƣợng lớn, đặc biệt tập trung ở giai đoạn Gia Long và Minh Mệnh. Bưu chính ty và Thông chính sứ ty trên thực tế phải dựa một cách chặt chẽ vào hệ thống trạm dịch này để đảm bảo vấn đề thông tin
liên lạc được thông suốt trong cả nước. Trên phương diện quản lí, dù ở phủ Thừa Thiên – Nơi đặt kinh đô của triều Nguyễn hay ở tận các địa phương xa xôi nhất trong Nam, ngoài Bắc, thì những quy định nghiêm ngặt về việc chuyển đệ công văn, chiếu chỉ, đặc biệt là những thông tin cơ mật cũng đều đƣợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Chính điều đó đã tạo ra một gồng máy hoạt động thống nhất, có kỉ luật, đã thể hiện đƣợc vai trò và tác dụng thực tiễn trong giai đoạn 1802-1883.
Thứ hai, các biện pháp xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc của triều Nguyễn được triển khai một cách đồng bộ và hoàn chỉnh. Tính chất đồng bộ được biểu hiện rõ ở chỗ song song với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy điều hành và thực thi các công việc liên quan đến thông tin liên lạc trong cả nước, được đánh dấu bằng sự thành lập của Bưu chính ty, Thông chính sứ ty và hệ thống trạm dịch trên địa bàn cả nước, thì triều Nguyễn cũng đồng thời ban hành và thực hiện các quy định về quản lí tương ứng. Tiêu biểu như cùng với sự ra đời của Bưu chính ty và Thông chính sứ ty thì các chỉ dụ liên quan đến công tác sắp đặt quan lại cũng nhƣ quy định chức năng, nhiệm vụ và quy trình tổ chức thực hiện công việc tiếp nhận và chuyển đệ chiếu chỉ, công văn, giấy tờ cũng đƣợc ban hành nhƣ ghi chép trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn, nhằm mục đích làm cho hoạt động của các cơ quan này ngày càng hoàn thiện hơn. Trong khi đó, cùng với việc xây dựng một hệ thống trạm dịch trong cả nước, thì các quy định về số lượng, chức danh thuộc lại làm việc tại trạm dịch, cũng nhƣ số lƣợng phu trạm đƣợc huy động phục vụ công việc chuyển vận tại đây cũng được ban hành cụ thể, chi tiết. Không những thế, bên cạnh việc tăng cường sự quản lí của triều đình đối với hoạt động thông tin liên lạc trong nước, thì các hoàng đế Nguyễn cũng nhìn thấy rõ, để tổ chức tốt hoạt động này thì cần có trang bị cơ sở vật chất đầy đủ tiện lợi, chính vì vậy dưới bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, sẽ không khó để tìm ra các nguồn sử liệu đề cập đến việc xây dựng trang bị cơ sở vật chất tại nha môn các cơ quan quản lí thông tin liên lạc ở trung ƣơng, đặc biệt là hệ thống các nhà trạm. Vậy nếu nhìn một cách tổng thể, có thể thấy cả trên ba phương diện xây dựng, quản lí và trang bị cơ sở vật chất, triều Nguyễn đều thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ.
Thứ ba, nhìn một cách tổng quan, hoạt động xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc mặc dù đều diễn ra và liên tục được duy trì qua bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, tuy nhiên nếu xem xét một cách cụ thể, thì có thể nhận ra tính chất không đồng đều trong quá trình xây dựng tổ chức quản lí