Thời hạn đi đường

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 72 - 75)

Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)

2.2. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin liên lạc

2.3.1. Thời hạn đi đường

Để có cơ sở ban định chế độ thưởng, phạt cụ thể đối với phu trạm, triều Nguyễn cho ban hành quy định về thời hạn đi đường trên cơ sở mức độ quan trọng của văn bản, chiếu chỉ, thông tin đƣợc truyền phát. Theo đó, tốc độ chuyển đệ công văn, giấy tờ của nhà nước được chia ra làm mấy cấp sau: nhanh nhất là phi đệ, thứ nhì là thượng khẩn, thứ ba là thứ khẩn và thứ tư là thường hành. Theo trình tự trên, thì thời gian đi đường cũng kéo dài ra dần. Trên thực tế, triều đình căn cứ vào khoảng cách từ trạm kinh đến các địa phương cũng như đoạn đường giữa các trạm với nhau để định ra thời hạn đi đường cho các phu trạm. Đồng thời, dựa trên cơ sở các phu trạm hoàn thành sớm hơn, đúng hoặc chậm hơn công việc đƣợc giao so với thời lƣợng quy định đó mà định ra chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi chép thời hạn đi đường của phu trạm chuyển đệ công văn, chiếu chỉ từ kinh đô đến một số tỉnh tùy vào cấp độ quan trọng của thông tin đƣợc triều Nguyễn quy định cụ thể.

Bảng 2.1: Thời hạn đi đường từ Kinh sư đến một số địa phương ban hành năm 1827 dưới thời Minh Mệnh

Nơi đến Tối khẩn Khẩn vừa Thường

Quảng Trị 4 giờ 5 giờ 6 giờ

Quảng Bình 1 ngày 2 giờ 1 ngày 4 giờ 1 ngày 7 giờ Nghệ An 2 ngày 6 giờ 2 ngày 10 giờ 3 ngày 4 giờ Thanh Hóa 3 ngày 5 giờ 3 ngày 10 giờ 4 ngày 7 giờ Ninh Bình 3 ngày 10 giờ 4 ngày 3 giờ 5 ngày 2 giờ Quảng Nam 1 ngày 1 giờ 1 ngày 2 giờ 1 ngày 5 giờ Quảng Nghĩa 2 ngày 1 giờ 2 ngày 4 giờ 2 ngày 9 giờ Bình Định 3 ngày 4 giờ 3 ngày 8 giờ 4 ngày 5 giờ Phú Yên 3 ngày 11 giờ 4 ngày 5 giờ 5 ngày 3 giờ Khánh Hòa 5 ngày 2 giờ 5 ngày 9 giờ 6 ngày 12 giờ Bình Thuận 6 ngày 7 giờ 7 ngày 4 giờ 8 ngày 9 giờ Nguồn: Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 15, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 244 - 247.

Những quy định về thời hạn đi đường từ kinh sư đến một số địa phương trên đây ra đời vào năm 1827 dưới thời Minh Mệnh. Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể dễ dàng nhận ra những quy định trên chủ yếu áp dụng với các tỉnh ở khu vực miền Trung.

Trong đó, tùy vào khoảng cách xa gần với kinh đô mà định rõ thời hạn đi đường. Thời hạn ngắn nhất đƣợc áp dụng với tỉnh Quảng Trị, việc chuyển vận thông tin chỉ diễn ra trong ngày dù là ở mức tối khẩn, khẩn vừa hay khẩn thường, còn lại đa số đều dao động từ một đến tám ngày tùy vào tốc độ truyền chuyển đƣợc xác định. Trong đó, nếu từ kinh trở ra bắc miền Trung thì tỉnh Ninh Bình có thời hạn đi đường lâu nhất, tương ứng tối khẩn là 3 ngày 10 giờ, khẩn vừa là 4 ngày 3 giờ và khẩn thường là 5 ngày 2 giờ. Còn nếu từ kinh chuyển phát vào nam miền Trung thì tỉnh Bình Thuận có thời hạn đi đường dài nhất, tương ứng tối khẩn là 6 ngày 7 giờ, khẩn thường là 7 ngày 4 giờ và khẩn thường là 8 ngày 9 giờ. Như vậy, khách quan mà nói thì việc chuyển đệ công văn nhƣ thế này thực sự chƣa nhanh chóng, nhất là đối với những công việc quân vụ, chính trị.

Minh Mệnh năm thứ 15 (1836), nhà vua cho ban định lại thời hạn đi đường trong việc truyền chuyển thông tin đối với các địa phương trên toàn đất nước, kể cả các khu vực lệ thuộc. Chính vì vậy, lần ban định này mang tính chất toàn diện hơn so với lần trước đó. Đặc biệt, nếu như năm 1827, việc phân chia tốc độ chuyển đệ thông tin chỉ gồm ba cấp độ là tối khẩn, khẩn vừa và thường, thì đến năm 1836, ngoài ba cấp độ trên, Minh Mệnh còn đặt thêm một cấp khác có tốc độ truyền chuyển nhanh nhất là ngựa phi. Điều đó có nghĩa là dù có là tối khẩn thì vẫn phải dùng sức phu trạm chạy bộ.

Bảng 2.2: Thời hạn đi đường từ Kinh sư đến các địa phương ngoài Bắc trong Nam ban hành năm 1837 dưới thời Minh Mệnh

Nơi đến Ngựa phi Tối khẩn Khẩn vừa Thường

Quảng Trị 2 giờ 2 chuyển 7 phân

4 giờ 5 giờ 6 giờ

Quảng Bình 8 giờ 4 phân 1 ngày 2 giờ 1 ngày 4 giờ 1 ngày 7 giờ Hà Tĩnh 1 ngày 3 giờ 1

chuyển 7 phân

2 ngày 1 giờ 2 ngày 6 giờ 3 ngày 1 giờ Nghệ An 1 ngày 6 giờ 6 phân 2 ngày 6 giờ 2 ngày 10 giờ 3 ngày 7 giờ

Thanh Hóa 2 ngày 1 giờ 8 phân 2 ngày 6 giờ 2 ngày 10 giờ 3 ngày 7 giờ Ninh Bình 2 ngày 4 giờ 1

chuyển 5 phân

3 ngày 10 giờ 4 ngày 6 giờ 5 ngày/ 8 giờ Nam Định 2 ngày 6 giờ 5 phân 4 ngày 1 giờ 4 ngày 9 giờ 6 ngày Hƣng Yên 2 ngày 7 giờ 2

chuyển 5 phân

4 ngày 3 giờ 5 ngày 6 ngày 3 giờ Hải Dương 2 ngày 10 giờ 1

chuyển 4 phân

4 ngày 7 giờ 5 ngày 5 giờ 6 ngày 3 giờ Quảng Yên 3 ngày 1 giờ 1

chuyển 7 phân

5 ngày 5 ngày 10 giờ 7 ngày 4 giờ Hà Nội 2 ngày 9 giờ 4 ngày 6 giờ 5 ngày 3 giờ 6 ngày 7 giờ Sơn Tây 2 ngày 11 giờ 2 phân 4 ngày 9 giờ 5 ngày 7 giờ 7 ngày Hƣng Hóa 3 ngày 1 chuyển 5

phân

4 ngày 11 giờ 5 ngày 9 giờ 7 ngày 2 giờ Tuyên Quang 3 ngày 5 giờ 9 phân 5 ngày 7 giờ 6 ngày 7 giờ 8 ngày 2 giờ

Bắc Ninh 2 ngày 10 giờ 2 chuyển

4 ngày 8 giờ 5 ngày 6 giờ 6 ngày 10 giờ Thái Nguyên 3 ngày 1 giờ 9 phân 5 ngày 5 ngày 11 giờ 7 ngày 5 giờ

Lạng Sơn 3 ngày 4 giờ 3 chuyển

5 ngày 6 giờ 6 ngày 6 giờ 8 ngày 1 giờ Cao Bằng 3 ngày 10 giờ 3

chuyển 7 phân

6 ngày 4 giờ 7 ngày 5 giờ 9 ngày 3 giờ Quảng Nam 7 giờ 3 chuyển 3

phân

1 ngày 1 ngày 2 giờ 1 ngày 5 giờ Quảng Nghĩa 1 ngày 3 giờ 8 phân 2 ngày 1 giờ 2 ngày 4 giờ 2 ngày 11 giờ

Bình Định 2 ngày 1 giờ 2 chuyển 9 phân

3 ngày 4 giờ 3 ngày 9 giờ 4 ngày 8 giờ Phú Yên 2 ngày 6 giờ 9 phân 3 ngày 11 giờ 4 ngày 5 giờ 5 ngày 6 giờ Khánh Hòa 3 ngày 4 giờ 1

chuyển 8 phân

5 ngày 2 giờ 5 ngày 11 giờ 7 ngày 4 giờ Bình Thuận 4 ngày 4 giờ 1

chuyển 2 phân

6 ngày 7 giờ 7 ngày 7 giờ 9 ngày 6 giờ Biên Hòa 6 ngày 2 phân 8 ngày 11 giờ 10 ngày 6 giờ 13 ngày 1 giờ Gia Định 6 ngày 9 ngày 10 ngày 6 giờ 13 ngày 1 giờ

Định Tường 6 ngày 5 giờ 6 phân 9 ngày 7 giờ 11 ngày 3 giờ 14 ngày Vĩnh Long 6 ngày 8 giờ 1

chuyển 6 phân

10 ngày 14 ngày 9 giờ 14 ngày 7 giờ An Giang 7 ngày 5 giờ 2 phân 10 ngày 11

giờ

12 ngày 11 giờ

16 ngày 2 giờ Hà Tiên 8 ngày 5 giờ 12 ngày 6 giờ 14 ngày 9 giờ 18 ngày 4 giờ Trấn Tây 8 ngày 3 chuyển 3

phân

12 ngày 14 ngày 1 giờ 17 ngày 7 giờ

Nguồn: Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 15, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 247 - 250.

Trong lần ban định này, dù đƣa vào hình thức phi ngựa truyền tin với hy vọng sẽ làm cho quá trình thông tin liên lạc trở nên nhanh hơn, tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn đi đường cũng không rút ngắn được quá nhiều. Trong đó, nếu chỉ xét ở cấp độ phi ngựa, thì việc chuyển phát thông tin từ Kinh sƣ ra Bắc, trừ hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình có thể tiến hành trong ngày, còn lại thì đều dao động từ 1 cho đến hơn 3 ngày mới đến đƣợc. Còn đối với việc chuyển đệ văn bản chiếu chỉ từ Kinh thành vào các địa phương trong Nam, chỉ trừ tỉnh Quảng Nam có thể chuyển phát trong ngày, còn lại đều dao động từ 2 đến hơn 8 ngày, đặc biệt có một số địa phương thời hạn đi đường khá dài, chẳng hạn như Hà Tiên lên tới 8 ngày 5 giờ, Trấn Tây là 8 ngày 3 chuyển 3 phân. Mặc dù như vậy, tuy nhiên việc quy định cụ thể thời hạn đi đường và những hình thức xử phạt kèm theo nếu xảy ra vi phạm nhƣ là một chế tài có tính chất ràng buộc, nhằm nâng cao ý thức kỉ luật của phu trạm, khiến họ đảm bảo đƣợc công việc chuyển đệ thông tin do triều đình giao phó.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức quản lí hệ thống thông tin liên lạc dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)