Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích nhân tố
4.3.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập
Tất cả có 30 biến quan sát ban đầu thuộc các thành phần ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng sau khi kiểm định sự tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn, duy chỉ một biến là CS2 chƣa đạt yêu cầu và 29 biến còn lại đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố EFA nhƣ sau:
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 (bảng số 14, phụ lục 5)
Hệ số KMO = 0.842 và trị Sig = 0.000 (bảng số 14a, phụ lục 5) trong kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) cho thấy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích rút trích được 7 nhân tố từ 29 biến quan sát tại điểm eigenvalues là 1.018 và phương sai trích là 71.432% (bảng số 14b, phụ lục 5). Nhƣ vậy là các chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu và kết quả phân tích này là có ý nghĩa. Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 14c, phụ lục 5), biến CL5 bị loại do có hệ số tải nhân tố của nó = 0.484 chƣa đạt yêu cầu (nhỏ hơn 0.5). Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ hai đƣợc thực hiện với việc loại biến này.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 (bảng số 15, phụ lục 5)
Hệ số KMO = 0.844 và trị Sig = 0.000 (bảng số 15a, phụ lục 5) trong kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) cho thấy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích rút trích được 7 nhân tố từ 28 biến quan sát tại điểm eigenvalues là 1.017 và phương sai trích là 73.079% (bảng số 15b, phụ lục 5). Nhƣ vậy là các chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu và kết quả phân tích này là có ý nghĩa. Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 15c, phụ lục 5), sáu biến VT1, CL7, NB5, CT4, CS4, NB1 bị loại dựa vào tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn hay bằng 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ ba đƣợc thực hiện với việc loại sáu biến này.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 3 (bảng số 16, phụ lục 5)
Hệ số KMO = 0.856 và trị Sig = 0.000 (bảng số 16a, phụ lục 5) trong kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) cho thấy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích rút trích được 6 nhân tố từ 22 biến quan sát tại điểm eigenvalues là 1.257 và phương sai trích là 75.366% (bảng số 16b, phụ lục 5). Nhƣ vậy là các chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu và kết quả phân tích này là có ý nghĩa. Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố tại bảng 4.3 (xem thêm bảng số 16c, phụ lục 5), cho thấy hệ số tải nhân tố của 22 biến này đều > 0.5 đạt yêu cầu.
Trong 6 nhân tố trích đƣợc ta quan sát thấy:
Nhóm nhân tố thứ 1: bao gồm các biến VT2, VT3, VT4 và CS1, CS3
Hai thành phần “Vị trí thuận tiện” và “Cơ sở vật chất” đƣợc nhập lại thành một nhóm nhân tố với các hệ số chuyển tải tương đối cao. Như vậy thì trong phạm vi của nghiên cứu về xu hướng lựa chọn ngân hàng, khách hàng cá nhân đã có ý đồng nhất hai yếu tố này thành một, việc họ cảm nhận đƣợc cơ sở vật chất mà ngân hàng cung cấp mang lại sự thuận tiện cho việc giao dịch nhƣ chỗ đậu xe rộng rãi, trụ sở của ngân hàng hiện đại sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn, nhanh hơn và kết quả là giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Ngoài ra, các biến quan sát từ VT2, VT3, VT4 và CS1, CS3 có tính chất gần giống nhau là sự thuận tiện của ngân hàng mang lại cho người sử dụng. Sự thuận tiện thể hiện việc khách hàng dễ dàng tiếp cận với mạng lưới kênh phân phối, các điểm giao dịch của ngân hàng để sử dụng sản phẩm, dịch vụ và khách hàng cảm thấy tiện lợi do ngân hàng thiết kế, bài trí bãi đậu xe rộng rãi cùng sự an tâm với trụ sở khang trang, hiện đại của ngân hàng. Do vậy, hai biến này đƣợc gộp chung lại thành một thành phần tham gia vào mô hình nghiên cứu và đƣợc gọi là nhân tố “Sự thuận tiện”
Bảng 4.3: Ma trận dạng thức các biến độc lập (lần 3) Component
1 2 3 4 5 6
VT3 .869
CS3 .863
VT2 .798
VT4 .794
CS1 .745
CL4 .861
CL6 .846
CL3 .831
CL1 .752
CL2 .701
AH3 .889
AH2 .816
AH1 .781
NB2 .889
NB3 .883
NB4 .852
CT2 .815
CT1 .805
CT3 .788
LI1 .773
LI2 .731
LI3 .713
Nhóm nhân tố thứ 2: bao gồm các biến CL1, CL2, CL3, CL4,CL6
Trong nhóm biến quan sát này các hệ số tải nhân tố (factor loading) đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.5) nên sẽ đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Nhóm biến
này vẫn giữ tên nhƣ mô hình nghiên cứu đề nghị là “Chất lƣợng dịch vụ”. Chất lƣợng dịch vụ là thái độ, cung cách phục vụ, tốc độ cung cấp của nhân viên ngân hàng và sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cũng nhƣ cách giải quyết sự cố của ngân hàng.
Nhóm nhân tố thứ 3: bao gồm các biến AH1, AH2, AH3
Trong nhóm biến quan sát này các hệ số tải nhân tố (factor loading) đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.5) nên sẽ đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Nhóm biến này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Ảnh hưởng của xã hội”. Ảnh hưởng của xã hội là thái độ, cung cách phục vụ, tốc độ cung cấp của nhân viên ngân hàng và sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cũng nhƣ cách giải quyết sự cố của ngân hàng.
Nhóm nhân tố thứ 4: bao gồm các biến NB2, NB3, NB4
Trong nhóm biến quan sát này các hệ số tải nhân tố (factor loading) đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.5) nên sẽ đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Nhóm biến này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Nhận biết thương hiệu”. Nhận biết thương hiệu nói lên khả năng một người tiêu dùng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường. Khi một người tiêu dùng quyết định mua một thương hiệu đó thì họ phải nhận biết được thương hiệu đó.
Nhóm nhân tố thứ 5: bao gồm các biến CT1, CT2, CT3
Trong nhóm biến quan sát này các hệ số tải nhân tố (factor loading) đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.5) nên sẽ đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Nhóm biến này vẫn giữ tên nhƣ mô hình nghiên cứu đề nghị là “Thái độ đối với chiêu thị”.
Thái độ đối với chiêu thị là biểu hiện thái độ thích hay không thích, hào hứng hay không hào hứng đối với chương trình chiêu thị của một sản phẩm hay thương hiệu.
Nếu thái độ đối với chương trình đó tốt thì họ sẽ có thái độ tốt đối với sản phẩm hay thương hiệu đó.
Nhóm nhân tố thứ 6: bao gồm các biến LI1, LI2, LI3
Trong nhóm biến quan sát này các hệ số tải nhân tố (factor loading) đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.5) nên sẽ đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Nhóm biến này vẫn giữ tên nhƣ mô hình nghiên cứu đề nghị là “Lợi ích tài chính”. Lợi ích tài chính là những lợi ích khi so sánh về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, phí giao dịch của ngân hàng này so với ngân hàng khác.