Tương quan và hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xu Hướng Lựa Chọn Ngân Hàng (Trang 61 - 66)

Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Tương quan và hồi quy tuyến tính bội

Ma trận tương quan giữa các nhân tố (bảng số 18, phụ lục 5) cho thấy, xu hướng lựa chọn ngân hàng (XH) có tương quan tương đối chặt với (LI) lợi ích tài chính (hệ số tương quan = 0.657) và cũng có tương quan đáng kể với hai biến (TT) sự thuận tiện (hệ số tương quan = 0.530) và biến (CL) chất lượng dịch vụ (hệ số tương quan = 0.529). Ba biến là ảnh hưởng của xã hội (AH), thái độ đối với chiêu thị (CT), nhận biết thương hiệu (NB) cũng có tương quan mạnh, trong đó nhận biết thương hiệu có hệ số tương quan thấp nhất (hệ số tương quan = 0.361).

4.4.2 Phân tích hồi qui

Phân tích hồi quy sẽ đƣợc thực hiện với 6 biến độc lập TT, CL, AH, NB, CT, LI và một biến phụ thuộc XH. Giá trị của các yếu tố đƣợc dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát đã đƣợc kiểm định. Phân tích hồi quy đƣợc thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp enter) với phần mềm SPSS 16.0. Kết quả hồi quy đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hệ số R2 hiệu chỉnh trong mô hình này là 0.602 (bảng 4.4). Điều này nói lên độ

thích hợp của mô hình là 60.20% hay nói một cách khác đi là 60.2% sự biến thiên của biến xu hướng lựa chọn ngân hàng (XH) được giải thích chung bởi 6 biến TT, CL, AH, NB, CT, LI.

Bảng 4.4: tóm tắt mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the

Estimate Durbin-Watson

1 .782a .612 .602 .38634 2.003

Kết quả hồi qui cho thấy 6 biến độc lập TT, CL, AH, NB, CT, LI (bảng 4.5) đều có ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng (có hệ số Sig. <0.05).

Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig. = 0.000 (bảng số 20, phụ lục 5), chứng tỏ rằng mô hình hồi qui là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập đƣợc.

Đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2 (bảng 4.5) do đó hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình hồi quy.

Bảng 4.5: Tóm tắt các hệ số hồi qui

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

T Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .039 .219 .177 .860

TT .091 .038 .127 2.410 .017 .624 1.602

CL .229 .053 .213 4.279 .000 .698 1.432

AH .088 .034 .130 2.587 .010 .679 1.474

NB .113 .037 .135 3.062 .002 .892 1.121

CT .115 .054 .106 2.138 .034 .702 1.425

LI .352 .042 .410 8.420 .000 .726 1.378

a. Dependent Variable: XH

Nhƣ vậy, mô hình hồi qui tuyến tính sẽ là:

XH = 0.039 + 0.091TT + 0.229CL + 0.088AH + 0.113NB + 0.115CT + 0.352LI Hay đƣợc viết lại là:

Xu hướng lựa chọn ngân hàng = 0.039 + 0.091 x sự thuận tiện + 0.229 x chất lượng dịch vụ + 0.088 x ảnh hưởng của xã hội + 0.113 x nhận biết thương hiệu + 0.115 x thái độ đối với chiêu thị + 0.352 x lợi ích tài chính.

4.4.3 Kiểm tra các giả định hồi quy

Kết quả của mẫu suy rộng ra cho giá trị của tổng thể phải đáp ứng bốn giả định cần thiết dưới đây:

Giả định phương sai của sai số không đổi: kiểm định tương quan hạng

Spearman (bảng số 22, phụ lục 5) cho thấy giá trị Sig của các biến TT, CL, AH, NB, CT, LI với giá trị tuyệt đối của phần dƣ lần lƣợt là 0 . 0 9 4 ; 0 . 4 4 5 ; 0 . 8 0 0 ; 0 . 8 3 9 ; 0 . 1 1 5 ; 0 . 8 7 1 đều >0.05, nghĩa là phương sai của sai số không đổi.

Như vậy, giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.

Giả định phần dƣ có phân phối chuẩn: kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dƣ

(hình số 1, phụ lục 5) cho thấy phân phối phần dƣ xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. gần bằng 1). Nhƣ vậy, giả định phần dƣ có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.2:Biểu đồ tần số Histogram

Giả định liên hệ tuyến tính: kết quả (Hình số 2, phụ lục 5) cho thấy phần dƣ

phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình dạng nào cụ thể nào. Nhƣ vậy, giả định liên hệ tuyến tính đƣợc đáp ứng.

Hình 4.3: Đồ thị phân tán phần dƣ

Giả định không có tương quan giữa các phần dư: trị số thống kê Durbin- Watson (bảng 4.5) có giá trị gần 2 (2.003) cho biết các phần dư không có tương quan với nhau, nên chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Nhƣ vậy, mô hình hồi qui bội đáp ứng đƣợc tất cả các giả định.

4.4.4 Kiểm định giả thuyết

Kết quả hồi quy cho thấy xu hướng lựa chọn ngân hàng (XH) chịu tác động dương của 6 thành phần: TT, CL, AH, NB, CT, LI. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 như hình 4.1 được chấp nhận. Trong đó, thành phần ảnh hưởng mạnh nhất đến xu hướng lựa chọn ngân hàng là lợi ích tài chính với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.410, thứ hai là thành phần chất lƣợng dịch vụ với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.213, thứ ba là thành phần nhận biết thương hiệu với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.135, thứ tư là thành phần ảnh hưởng của xã hội với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.130, thứ năm là thành phần sự thuận tiện với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.127, cuối cùng là thành phần thái độ đối với chiêu thị với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.106.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả

Thuyết Têngiả thuyết Kết quả

H1 Sự thuận tiện có quan hệ cùng chiều với xu hướng

lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Chấp nhận H2 Chất lƣợng dịch vụ có quan hệ cùng chiều với xu

hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Chấp nhận H3

Ảnh hưởng của xã hội có quan hệ cùng chiều với xu

hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Chấp nhận H4

Nhận biết thương hiệu có quan hệ cùng chiều với xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Chấp nhận

H5 Thái độ với chiêu thị có quan hệ cùng chiều với xu

hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Chấp nhận H6 Lợi ích tài chính có quan hệ cùng chiều với xu

hướng lựa chọn ngân hàngcủa khách hàng cá nhân Chấp nhận

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có 6 thành phần ảnh hưởng cùng chiều đến xu hướng lựa chọn ngân hàng. Chương năm sẽ tóm tắt toàn bộ kết quả nghiên cứu, đƣa ra các kiến nghị và trình bày những hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xu Hướng Lựa Chọn Ngân Hàng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)