Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của nông dân khmer xã tân mỹ huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 34)

Ở Việt Nam, khái niệm dân tộc được nghiên cứu và định nghĩa trên cơ sở thực tiễn đã và đang diễn ra của quá trình tộc người. Có ba tiêu chí cơ bản để xác định sự tồn tại của một dân tộc hiện nay là ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác dân

Đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội

Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Thị trườn g, giá cả nông sản

Tư liệu sản xuất đất đai

Chính sách giảm nghèo

Đặc tính tâm lý, tập quán sản xuất

Yếu tố khác

Đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer:

- Thu nhập và nghề nghiệp - Nhà ở, điện, nước sinh hoạt

- Đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại

- Học tập, chăm sóc sức khỏe

- Văn hóa giải trí, tín ngưỡng

Khả năng của người Khmer trong việc:

- Thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường

- Tiếp cận với các kết cấu hạ tầng, kỹ thuật sản xuất mới .

- Sử dụng nguồn vốn vay.

NGHÈO ĐÓI Trình độ học vấn

Bệnh tật, rủi ro…

tộc. Khái niệm “dân tộc” trong tác phẩm “Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam”2 định nghĩa như sau: “Do quy luật đồng âm khác nghĩa của ngôn ngữ, cũng như do thói quen dùng từ, trong tiếng Việt hiện tại, thuật ngữ dân tộc được hiểu theo 3 nghĩa khác nhau:

1. Dân tộc hiểu theo nghĩa tộc người = từng dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam ( Kinh, Tày, Thái, Mường…).

2. Dân tộc hiểu theo nghĩa dân tộc quốc gia = dân tộc Việt Nam = cộng đồng người Việt Nam trong cả nước.

3. Dân tộc hiểu theo nghĩa rút gọn của khái niệm dân tộc thiểu số = các dân tộc không phải dân tộc Kinh, theo đó, chẳng hạn, vùng dân tộc được hiểu là vùng dân tộc thiểu số, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi được hiểu là Uỷ ban dân tộc thiểu số và Miền núi , Hội đồng dân tộc được hiểu là Hội đồng Dân tộc thiểu số….

Dân tộc là khái niệm nhập môn trong nghiên cứu dân tộc nói chung và trong giảm nghèo dân tộc nói riêng. Hiện nay khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau. Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả luận văn sử dụng khái niệm “dân tộc” theo nghĩa thứ nhất: Dân tộc = tộc người = từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Khái niệm “nông dân”

Nông dân là một bộ phận dân cư sống ở nông thôn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp. Họ là tầng lớp xã hội đông đảo có điều kiện sinh hoạt giống nhau nhưng không ràng buộc nhau vì phương thức sản xuất của họ mang tính phân tán, riêng lẻ, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Theo Từ điển Xã hội học3, khái niệm “nông dân” được hiểu như là: “một tập đoàn xã hội sống bằng nông nghiệp ở nông thôn. Nông dân không phải là một phạm trù thống nhất trong sự phát triển lịch sử”. Chính vì thế trong mỗi thời kì khác nhau, tính chất và đặc điểm của người nông dân cũng thay đổi.

2Bùi Minh Đạo, Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, trang 15.

3 Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Xã Hội Học, NXB Thế giới, Hà Nội, năm 1994.

Khái niệm “hộ nông dân”

Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua hoạt động của hộ nông dân.

Khái niệm “hộ nông dân” được GS.VS Đào Thế Tuấn định nghĩa: “Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” [4, tr.39].

Khái niệm “nghèo đói”

Đã có rất nhiều định nghĩa về nghèo đói được đưa ra, tùy theo từng vùng, từng quốc gia, quan niệm về nghèo đói có một vài sự khác biệt. Nhưng nhìn chung tiêu chí chủ yếu được dùng để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục và giao tiếp xã hội.

Theo “Hội nghị giảm đói nghèo Châu Á - Thái Bình Dương” do ESCAP tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, tháng 09/1993, Nghèo đói được định nghĩa là “tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán địa phương”.

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về nghèo đói như sau:

“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn

tại” (Lương Thị Thu Trang, Tình trạng nghèo đói và thành tựu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, tr.45)4.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ ta đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Theo quyết định số 143/2001/QĐTTG, ngày 27/09/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”, theo đó những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2005 chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là: ở khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 /đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Theo Từ điển Tiếng Việt5 thì “nghèo là tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất”, “nghèo đói là nghèo đến mức không có cái ăn (khái quát)”.

Tiến sĩ M.G.Guilna thuộc Ngân hàng phát triển Châu Á đã đưa ra khái niệm nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối như sau:

- Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Hay nghèo tương đối còn được hiểu theo

4 Bài viết đăng trong sách “Niên giám thông tin khoa học xã hội”, Số 3, do PGS.TS. Nguyễn Văn Dân

(chủ biên), NXB KHXH, Hà Nội, năm 2008.

5 Viện Ngôn Ngữ Học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 2000.

một cách khác là tình trạng không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó.

- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống của con người.

Về ranh giới nghèo (ngưỡng nghèo) nhìn chung các tổ chức quốc tế đều cho rằng một người có mức sống dưới mức tối thiểu tại một thời điểm nào đó được coi là ranh giới nghèo. Mức sống tối thiểu là mức sống trong đó những nhu cầu tự nhiên, nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại…phải đảm bảo cuộc sống một con người được tồn tại ở mức bình thường. Mức sống tối thiểu ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa lý - tự nhiên.

Trong phần nghiên cứu của mình, tôi đánh giá mức độ nghèo đói của những hộ nông dân Khmer căn cứ theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2005 đã được nêu trên.

Khái niệm “tập quán sản xuất”

Khái niệm tập quán sản xuất trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam như sau: “Tập quán sản xuất ( TQSX) gần đồng nghĩa với tập quán lao động, thói quen đã thành nếp trong lao động sản xuất của dân một nước hay một vùng. TQSX được hình thành qua việc tích luỹ kinh nghiệm lao động sản xuất từ đời này qua đời khác. TQSX thay đổi khi những điều kiện lao động sản xuất thay đổi”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của nông dân khmer xã tân mỹ huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)