Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI CỦA NÔNG DÂN KHMER XÃ TÂN MỸ HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 2.1. Thực trạng nghèo đói của nông dân Khmer xã Tân Mỹ
2.1.3. Tỷ lệ trẻ em bỏ học cao
Nghèo đói trở thành rào cản trong công tác giáo dục của mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách, là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển. Để tạo ra được lực lượng lao động có khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về lao động của nền kinh tế thì người lao động ít nhất phải tốt nghiệp THCS và được đào tạo nghề. Với trình độ đó, họ mới có đủ nền tảng kiến thức để tiếp thu và nắm bắt các kỹ năng từ những khóa đào tạo.
Những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản thông qua các đề án kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Năm 2006, 100% xã trong Tỉnh có trường Tiểu học, 90,43% xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 đến 3 trường cấp III hoặc cấp II – III. Năm học 2006 – 2007, toàn Tỉnh có 490 trường với 4.881 phòng học cơ bản, chiếm tỷ lệ 96,73% và phòng tranh tre lá còn 165 phòng chiếm tỷ lệ 3,72%. Đến tháng 5/2007 toàn Tỉnh có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 8,8%. Ngoài ra, Tỉnh có 1 trường Đại học, 5 trường Cao đẳng và 3 trường Trung học chuyên nghiệp phục vụ cho nhu cầu học tập của người dân. Năm 2009, toàn Tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, tỷ lệ thanh niên từ 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THPT đạt 87,19% [43, tr.3]. Đối với huyện Trà Ôn, đến năm 2007 toàn huyện có 71 trường với 833 phòng học cơ bản chiếm 96,52%, 30 phòng tạm và tre lá chiếm 3,48%. Đến tháng 5/2007, toàn huyện có 7 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm
9,86%, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học với tỷ lệ trẻ dưới 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học là 92,3%.
Như vậy, tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Trà Ôn nói riêng, cơ bản đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo.
Thế nhưng, hiện nay tỷ lệ trẻ em trong đồng bào dân tộc Khmer xã Tân Mỹ bỏ học nửa chừng cao. Theo kết quả nghiên cứu về số trẻ em trong độ tuổi từ cấp 1 đến cấp 2, chỉ có 15/125 hộ là không có con bỏ học nửa chừng chiếm tỷ lệ 12%, 30/125 hộ có 1 đứa con bỏ học nửa chừng chiếm tỷ lệ 24%, cao nhất là 39/125 hộ có 2 đứa con bỏ học nửa chừng chiếm tỷ lệ 31,2%, trong đó những hộ gia đình có đến 7,8 người con bỏ học nửa chừng. Như vậy, 88% hộ gia đình trả lời có con đi học nhưng dang dở.
Bảng 8: Số người trong độ tuổi đi học từ cấp 1 đến cấp 2 hiện nay bỏ dở
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
.00 15 12.0 12.0 12.0
1.00 30 24.0 24.0 36.0
2.00 39 31.2 31.2 67.2
3.00 23 18.4 18.4 85.6
4.00 11 8.8 8.8 94.4
5.00 3 2.4 2.4 96.8
6.00 2 1.6 1.6 98.4
7.00 1 .8 .8 99.2
8.00 1 .8 .8 100.0
Total 125 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả điều tra thực nghiệm tháng 4/2010
Báo cáo “Tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2009” của UBND xã Tân Mỹ cho biết năm 2009 vấn đề giáo dục – đào tạo ở địa phương tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được trang bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học ngày càng tốt hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước được nâng lên, có 100% giáo viên đạt chuẩn, 29 giáo viên giỏi Cấp Tỉnh, 12 giáo viên giỏi Cấp Huyện. Huy động 141 trẻ em vào mẫu giáo và 179 trẻ vào lớp 1 đạt 100%. Ở cấp bậc Tiểu học, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%, công nhận tốt nghiệp THCS đạt 95,7%, liên tục giữ vững công tác PCGD Tiểu học đúng độ tuổi. Năm qua đã tổ chức Hội thảo triển khai các biện pháp xây dựng “mái trường thân thiện, học sinh tích cực” để góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học từ 6,9% năm 2008 còn 4,25% năm 2009, chủ yếu trong đồng bào dân tộc Khmer.
Giải thích cho nguyên nhân trẻ em bỏ học, một phụ nữ Khmer cho biết:
“Thôi, biết đọc biết viết là đủ. Vợ chồng tôi đây, đâu cần học nhiều vẫn sống tốt đấy chứ. Vả lại đi học tốn tiền quá!” (Nữ, 32 tuổi – Biên bản PVS Số 3 hộ nông dân Khmer nghèo có đất sản xuất). Phần lớn những trẻ em bỏ học đều do gia đình nghèo không có tiền cho con đi học.
Bảng 9: Lý do không tiếp tục đi học
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid Không có tiền
đi học
106 84.8 100.0 100.0
Missing System 19 15.2
Total 125 100.0
Nguồn: Kết quả điều tra thực nghiệm tháng 4/2010
Kết quả điều tra ở bảng 8 cho thấy, có 106/125 hộ được phỏng vấn trả lời lý do không cho con tiếp tục học vì điều kiện kinh tế gia đình không có tiền, chiếm tỷ lệ 84,8% và có 27/125 người trả lời (chiếm 21,6%) lý do cho con nghỉ học nửa
chừng là thiếu lao động trong gia đình. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng nghèo đói quyết định vấn đề học tập của trẻ em.
Bảng 10: Lý do không đi học hoặc nghỉ học
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid Không đủ lao
động
27 21.6 100.0 100.0
Missing System 98 78.4
Total 125 100.0
Nguồn: Kết quả điều tra thực nghiệm tháng 4/2010
Thật vậy, trong những gia đình khá giàu, điều kiện vật chất đầy đủ trẻ em được thoải mái vui chơi giải trí và học tập, không phải lo đến việc phụ giúp gia đình mưu sinh. Sau mỗi giờ học về nhà, trẻ em sẽ có được nhiều thời gian để ôn bài, nghiên cứu, tìm tòi đưa ra những ý tưởng sáng tạo và lĩnh hội tri thức mới một cách tốt nhất. Đã có rất nhiều học sinh học giỏi, thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học nhưng vì hoàn cảnh nghèo phải chấp nhận tạm gác lại việc học bươn chảy kiếm sống. Vì vậy, yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng góp phần giúp trẻ em phát triển toàn diện trí, tài, lực của bản thân.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác đưa đến tình trạng bỏ học nửa chừng của học sinh Khmer là quan niệm “không cần học nhiều”, có 21/125 người được phỏng vấn đã trả lời, chiếm tỷ lệ 16,8%. Họ quan niệm rằng yếu tố học vấn ít sinh lợi ích đối với nghề nông, không trực tiếp hỗ trợ nghề nghiệp trong tương lai của con em mình nên không quan tâm đến đầu tư cho giáo dục. Tâm lý ấy xuất phát từ cấu trúc của nền văn hóa tiểu nông, ở nơi đó người nông dân không đủ tầm để
“nhìn xa, trông rộng”, điều này được phản ánh qua câu trả lời của hộ gia đình:
“Học nhiều cũng về làm ruộng thôi. Gia đình làm gì có tiền cho lên thành phố học Đại học” (Nữ, 32 tuổi – Biên bản PVS Số 3 hộ nông dân Khmer nghèo có đất sản xuất). Thật ra thông điệp của các hộ dân là “bằng cấp không hữu dụng trong sản
xuất nông nghiệp”. Dù là học cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3 thì cũng như nhau và trở về làm ruộng, làm ruộng chỉ cần có sức khỏe tốt và biết đọc biết viết là đủ.
Thị trường lao động hiện nay ở nước ta không có sự phân biệt rõ ràng giữa trình độ Tiểu học, Trung học cơ sở hay Trung học phổ thông, và có những trường hợp người có bằng THPT lại có mức lương thấp hơn người có trình độ Tiểu học.
Trong lao động chân tay, mức lương ít phụ thuộc vào bằng cấp mà phụ thuộc vào các yếu tố khác (sức khoẻ tốt để lao động nặng, kinh nghiệm, kĩ năng, vv…).
Chính việc suy nghĩ cân đo đong đếm như vậy nên nhiều gia đình Khmer lựa chọn việc cho con nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền tạo thu nhập gia đình.
Đối với dân tộc Khmer nơi đây, thiếu cơ hội học tập không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra nghèo đói. Nhưng tình trạng nghèo lại làm hạn chế cơ hội để họ có thể tiếp cận với nền giáo dục chính thức, cùng việc tiếp thu những tri thức quan trọng nâng cao tầm hiểu biết cho bản thân để tìm kiếm việc làm và tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình.