Nghề nghiệp không ổn định và thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của nông dân khmer xã tân mỹ huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI CỦA NÔNG DÂN KHMER XÃ TÂN MỸ HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 2.1. Thực trạng nghèo đói của nông dân Khmer xã Tân Mỹ

2.1.4. Nghề nghiệp không ổn định và thu nhập thấp

Theo truyền thống lâu đời, người Khmer kiếm sống chủ yếu bằng nghề làm nông. Đa số nông dân Khmer áp dụng các phương pháp canh tác cũ, chưa tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, kết quả là năng suất và sản lượng nông sản thấp. Mặc dù hiện nay người nông dân Khmer đã chuyển từ độc canh cây lúa sang đa dạng hóa cây trồng và luân canh theo sự hướng dẫn của Nhà nước, nhưng diện tích cây ăn trái, rau màu còn hạn chế và năng suất vẫn ở mức trung bình. Chỉ có một bộ phận nhỏ các hộ gia đình sử dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các hộ Khmer tạo ra thu nhập ở mức đủ ăn và còn lúng túng đối với sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường hơn so với người Kinh ở cùng địa bàn. Đây chính là những trở ngại quan trọng ảnh hưởng đến động cơ và mong muốn học hỏi về các kỹ thuật canh tác mới trong nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản.

Mặt khác, các cộng đồng người Khmer thường sống rất khép kín, cho nên cũng ảnh hưởng đến những định chế của các cơ quan bên ngoài. Điều này còn làm hạn chế việc trao đổi thông tin, quan hệ và học hỏi lẫn nhau giữa các cộng đồng người Khmer và người Kinh. Vì họ còn lúng túng với các qui luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường nên họ tốn chi phí cao cho sản xuất và thu được lợi nhuận thấp. Nhiều người Khmer, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ, không biết nói trôi chảy tiếng Việt. Điều này càng làm hạn chế khả năng tiếp cận, trao đổi thông tin và tìm kiếm việc làm ổn định tạo ra thu nhập cao.

Bảng 11 dưới đây tóm tắt các kết quả cuộc khảo sát về nguồn thu nhập của 125 hộ nông dân Khmer nghèo ở xã Tân Mỹ.

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Thu nhập từ chăn

nuôi/tháng 22 15000.00 330000.00 133863.6364 95692.11315

Thu nhập từ trồng

trọt/tháng 32 15000.00 250000.00 82031.2500 63688.49816

Thu nhập từ buôn bán,

dịch vụ/tháng 5 70000.00 300000.00 184000.0000 109681.35667

Thu nhập từ làm

thuê/tháng 120 200000.00 900000.00 439583.3333 161424.31082

Thu nhập tiểu thủ công

nghiệp/tháng 3 30000.00 350000.00 160000.0000 168226.03841

Thu nhập từ

lương/tháng 8 55000.00 55000.00 55000.0000 .00000

Thu nhập từ chu cấp họ

hàng/tháng 20 50000.00 400000.00 176000.0000 86960.36605

Tổng thu nhập/tháng

125 120000.00 980000.00 510520.0000 159940.54339

Valid N (listwise)

0

Nguồn: Kết quả điều tra thực nghiệm tháng 4/2010

Cơ cấu thu nhâp được mô tả trong Bảng 11 cho thấy sản xuất nông nghiệp gia đình không còn là cách kiếm sống chính của nông dân Khmer nghèo nơi đây.

Chủ yếu nguồn thu nhập của họ là từ làm thuê với 120/125 hộ chiếm tỷ lệ 96%.

Chỉ có 22/125 hộ (chiếm 17,6%) có nguồn thu nhập từ chăn nuôi và 32/125 hộ (chiếm 25,6%) có nguồn thu nhập từ trồng trọt, 3/125 hộ (chiếm 4%) có nguồn thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và 8/125 hộ (chiếm 6,4%) có nguồn thu nhập từ lương tháng trợ cấp của Nhà nước. Đồng thời, số tiền mà những nông dân này thu nhập được cũng ở mức thấp, cụ thể: thu nhập cao nhất từ chăn nuôi là 330 ngàn đồng/tháng, trồng trọt là 250 ngàn đồng/tháng, làm thuê là 900 ngàn đồng/tháng.

Tổng thu nhập hàng tháng bình quân của các hộ nông dân Khmer là 510 ngàn đồng/tháng trong khi một gia đình người Khmer có ít nhất 3 người. Đây là một mức thu nhập thấp.

Theo “Danh sách hộ và người chưa thoát nghèo năm 2009” do UBND xã Tân Mỹ cung cấp, chúng tôi thống kê được thu nhập bình quân đầu người hàng năm của nhóm dân cư này là 1,57 triệu đồng/người/năm. Mức thu nhập này bằng 1/6 thu nhập bình quân đầu người của xã (9,5 triệu đồng/người/năm)9, 1/7 thu nhập bình quân đầu người của huyện Trà Ôn (11,5 triệu đồng/người/năm). Đồng thời, mức thu nhập này thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo quốc gia (2,4 triệu đồng/người/năm) và thu nhập bình quân cả nước 1.083 USD/người/năm (khoảng 20 triệu đồng) (WB, 2009). Với mức thu nhập thấp như vậy chỉ có thể đủ để mua gạo ăn hàng ngày, không thể đáp ứng được nhu cầu về sinh hoạt vật chất và tinh thần khác của người dân nơi đây: “Chỉ đủ mua gạo. Còn nước mắm, bột ngọt, đường…chút đỉnh, lại thêm tiền cưới giỗ nữa. Tôi có dám ăn xài gì khác đâu

(Nữ, 32 tuổi – Biên bản PVS Số 3 hộ nông dân Khmer nghèo có đất sản xuất).

Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ Khmer là từ làm thuê bao gồm: làm cỏ vườn, cỏ lúa, cắt lúa, làm đất…nói chung ai mướn gì thì làm nấy. Tuy nhiên, công việc làm thuê hàng tháng thu nhập không cao: “7-8 chục ngàn một công cắt lúa tuỳ từng nơi. Mà bây giờ có máy gặt đập liên hợp về xã, công cắt rẻ hơn nên

9 UBND xã Tân Mỹ, Báo cáo Số 39 – BC/ĐU về “Tình hình công tác dân tộc trên địa bàn xã”.

người ta mướn máy cắt nhiều hơn” (Nam, 34 tuổi – Biên bản PVS Số 2 hộ nông dân người Kinh khá giàu) thường xuyên thiếu việc làm. Vào mùa thu hoạch lúa, những nông dân Khmer ở đây có việc làm, còn ngày bình thường thì nhàn rỗi ở nhà. Theo kết quả điều tra thực nghiệm cùng với quan sát của tác giả thì những hộ nông dân này thường có việc làm nhiều nhất vào tháng 5, cụ thể:

Bảng 12: Tháng nào trong năm có việc làm nhiều nhất

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tháng 1 11 8.8 8.8 8.8

Tháng 2 2 1.6 1.6 10.4

Tháng 3 2 1.6 1.6 12.0

Tháng 5 82 65.6 65.6 77.6

Tháng 6 1 .8 .8 78.4

Tháng 7 1 .8 .8 79.2

Tháng 9 21 16.8 16.8 96.0

Tháng 10 1 .8 .8 96.8

Tháng 11 1 .8 .8 97.6

Tháng 12 2 1.6 1.6 99.2

Không xác định 1 .8 .8 100.0

Total 125 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra thực nghiệm tháng 4/2010

Từ bảng 12 cho chúng ta thấy, có 82/125 người trả lời vào tháng 5 họ có nhiều việc làm nhất, chiếm 65,6% và 21/125 người trả lời là tháng 9 họ có việc làm nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 16,8%. Người dân Khmer nghèo có rất ít cơ hội kiếm được việc làm và những việc làm họ có thể kiếm được hầu hết là lao động giản đơn, thu nhập thấp. Rất ít người kiếm được việc làm tại các xí nghiệp ở địa

phương hay đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động. Nguyên nhân chính là do trình độ học vấn rất thấp và nhiều người trong số họ mù chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Khmer. Những rào cản khác đối với cơ hội việc làm của họ là thiếu thông tin và quan hệ xã hội. Một nông dân Khmer đã giải thích cho chúng tôi biết lý do tại sao người dân lại có nhiều việc làm vào 2 tháng này: “Tháng có tháng không. Nhưng ở đây chủ yếu có nhiều việc vào tháng 5 và tháng 9. Vào mấy tháng này là thu hoạch lúa, trời lại mưa lúa sập người ta không cắt bằng máy được, phải mướn cắt tay. Bây giờ đa số máy móc làm hết nên thất nghiệp” (Nữ, 62 tuổi – Biên bản PVS Số 4 hộ nông dân thoát diện xóa đói giảm nghèo năm 2009). Do đó tình trạng thừa lao động ở nông thôn ngày càng nhiều.

Kết quả điều tra lao động việc làm ngày 01/7/2009 tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy, trong tổng số dân hoạt động kinh tế, dân số có việc làm chiếm 98,25% hay 610.361 người (đủ việc làm và thiếu việc); dân số không có việc làm (thất nghiệp) chiếm 1,75% hay 10.862 người, ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp 3,71% và khu vực nông thôn là 1,43%. Nguyên nhân trực tiếp của thất nghiệp và thiếu việc làm là hiện tượng mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn do diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp ngày càng cao, trình độ tay nghề của người lao động yếu kém. Và đây cũng là những nguyên nhân đưa đến tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm của nông dân Khmer ở xã Tân Mỹ.

Khác với các hộ nghèo, các hộ Khmer trung bình và khá kiếm sống chủ yếu nhờ vào nghề nông. Sản xuất lúa và chăn nuôi là nguồn thu nhập chủ yếu. Nhờ có nhiều đất đai và công việc ổn định, các hộ trung bình và khá kiếm được thu nhập cao hơn từ sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động kinh tế của các hộ trung bình và khá giàu đa dạng hơn nhiều so với các hộ nghèo. Trong khi các hộ nghèo kiếm sống chủ yếu nhờ vào làm thuê, các hộ trung bình và khá có nhiều nguồn thu nhập khác nhau - trồng lúa, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, buôn bán hoặc lương cán bộ

công chức... Nhờ vậy, khi xảy ra thiên tai hay trượt giá các hộ trung bình và khá giàu ít bị thiệt hại hơn.

Chứng minh cho điều này, kết quả phỏng vấn sâu 5 hộ nông dân người Kinh khá giàu cho chúng ta thấy những hộ này đều có đất sản xuất, ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp họ còn có thêm nguồn thu nhập khác: trợ cấp người thân, lương Nhà nước, buôn bán…Và cả 5 hộ nông dân Khmer vừa thoát diện xóa đói giảm nghèo năm 2009, những hộ này đều tìm được việc làm mướn ổn định hơn, được nhận đồng lương hàng tháng như: làm hồ, rửa chén ở quán cơm, công nhân… “Anh cán bộ ở xã cũng ở gần nhà tôi nè, thấy vợ chồng trẻ ra riêng nghèo quá đi làm mướn hoài không đủ ăn nên giới thiệu chồng tôi vào làm ở hãng nước đá trên thị trấn. Nhờ có việc làm nên thu nhập tăng lên, lương có được hàng tháng nên cũng đủ ăn” (Nữ, 24 tuổi – Biên bản PVS Số 2 hộ nông dân Khmer thoát diện xóa đói giảm nghèo năm 2009). Từ đó cho chúng ta thấy yếu tố nghề nghiệp và thu nhập có mối liên hệ khăng khít nhau.

Như vậy, nghề nghiệp không ổn định sẽ kéo theo thu nhập thấp và bấp bênh là hai nhân tố thể hiện rõ nét nhất về thực trạng nghèo đói của bộ phận dân cư Khmer tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của nông dân khmer xã tân mỹ huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)