Tình hình nghiên cứu nhân học biển và liên quan đến nhân học biển

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 26 - 33)

4. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM KHOA HỌC VỀ NHÂN HỌC BIỂN

4.2. Tình hình nghiên cứu nhân học biển và liên quan đến nhân học biển

Trong Đại Hội Khoa Học Nhân Văn và Dân Tộc học Quốc Tế đƣợc tổ chức ở Paris năm 1960 có những bài hướng về Dân tộc học biển như:

- Những vấn đề dân tộc học biển của R. Creston bàn đến sự phát triển tàu biển mà theo các nhà dân tộc học, điều này đóng một vai trò quyết định trong việc chuyển

3Asahitaro Nishimura, 1973, A Preliminary report on current trends in marine anthropology, The center of marine ethnology, Waseda University, Tokyo

26 đổi những kỹ thuật mà trước nay đã có tác động lên lịch sử của các nền văn hóa - Những ghi chép về Dân tộc học biển của K. Weibust đề cập đến hệ thống loại hình các tàu thuyền cỡ nhỏ ở Na Uy, công dụng và cách đóng theo phương pháp cổ truyền của chúng4

- Tính quốc tế trong đời sống của giới ngư dân của J. Mousnier, nhấn mạnh sự nhất thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ ngôn ngữ, những bài ca, những tập tục, những nghi lễ khác nhau của ngƣ dân vì các yếu tố này đóng một phần quan trọng trong trong những đoàn thể nghề biển5

Sau đó nhân học biển có những công trình nghiên cứu mở rộng trên không gian rộng lớn hơn nhƣ:

- Những phương pháp bắt cá trên thế giới, 1964, của Andres Von Brandt, dựa trên những tài liệu điền dã của tác giả ở nhiều nơi trên thế giới. Việc áp dụng các thông tin thu thập đƣợc về những họat động đánh bắt cá và việc xây dựng thiết bị đặc biệt rất đáng chú ý. Tác giả xếp lọai thiết bị ngƣ nghiệp liên hệ đến họat động đánh bắt thành 15 lọai

- Ngành Hải dương học và kỹ thuật đánh bắt cá ở biển của A. Percier (Pháp)

- Đánh cá theo quan điểm địa lý học của Jaques Besancon,1965. Ông đã xếp ngƣ nghiệp thành 2 loại: Ngư nghiệp nhỏngư nghiệp lớn.

+ Loại ngƣ nghiệp nhỏ đƣợc tìm thấy dọc theo duyên hải ở những vùng có dân số thƣa hơn với những cảnh quan mà ngƣ dân ở đó có đặc trƣng riêng

+ Loại ngư nghiệp lớn có chiều hướng đồng dạng hóa hoạt động của ngư dân, làm nhạt đi những đặc điểm địa phương, vì ngư nghiệp trên quy mô lớn được thể hiện trên sức mạnh của nền văn minh cơ giới hóa và khoa học (j. Besancon,1965: 163, 175)

Nhật Bản là một trong những quốc gia có bề dày nghiên cứu dân tộc học biển từ khá sớm, có lẽ vì biển cả đã chi phối sâu sắc đời sống của dân tộc Nhật Bản từ

4 K. Weibust là nhà dân tộc học mà những công trình nghiên cứu về dân tộc học biển của ông rất có giá trị khoa học, nhƣ quyển Những ngư dân vùng biển sâu: Một cuộc nghiên cứu trong ngành dân tộc học biển, 1969, khảo sát đời sống của thủy thủ đánh cá trên thuyền buồm theo quan điểm của dân tộc học... “đời sống thủy thủ đƣợc trói buộc bằng tình cảm với con tàu là những tạo vật hiện thực sinh động.

Cách ứng xử của thủy thủ đều đƣợc huấn luyện theo đuổi những nguyên tắc cơ bản”

5 Asahitaro Nishimura, A preliminary report on current trends in marine anthropology,tr. 2

27 xưa tới nay, họ phải nương theo biển cả mà sinh tồn nên dấu ấn về văn hóa biển rất đậm nét trong lịch sử sinh tồn của người Nhật và đất nước Nhật. Chính vì vậy mà ngành dân tộc học biển/ nhân học biển của Nhật Bản phát triển mạnh. Một nhà dân tộc học biển nổi tiếng là ông Keizo Shibusawa, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chánh của chính phủ Nhật Bản, đồng thời cũng là một giảng viên đại học, bằng năng lực chuyên môn, ông đã lôi cuốn nhiều sinh viên đến học môn Văn hóa ngư nghiệp của mình . Suốt cuộc đời, ông đã bộc lộ sở thích mãnh liệt ở lĩnh vực cá và ngư trường biển. Với sự đỡ đầu của ông, nhiều công trình đƣợc xuất bản từ một bảo tàng do ông sáng lập là Attic Museum. Shibusawa cũng là người khởi xướng Văn hóa dân gian biển Nhật Bản, ông cũng đã đóng góp nhiều công sức cho việc nghiên cứu những hòn đảo và bán đảo biệt lập ở Nhật Bản (Asahitaro Nishimura, 1973, tr.10).

Trong Đại hội Khoa học nhân văn và dân tộc học Quốc tế (ICAES) lần thứ 7 vào năm 1964, trên cơ sở các cuộc khảo sát điền dã của Shibusawa ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, ông đề cập đến chủ đề “Thuyền ván trượt bùn được sử dụng ở khu vực chịu thủy triều lầy lội ở Đông Nam Á”. Trong quyểnPhương tiện vận chuyển cổ xưa nhất ở Đông Nam Á và Đông Á” (1969), ông đã phân tích những thuyền trƣợt bùn vừa ở góc độ triển vọng sinh thái vừa ở góc độ triển vọng lịch sử từ những điều quan sát đƣợc về sinh thái ở Đông Á và Đông Nam Á.

Hoa Kỳ cũng là đất nước nghiên cứu mạnh về nhân học biển. Quyển “Those who live from the sea, A study in Maritime Anthropology” (Những người quê vùng biển, Một cuộc nghiên cứu về nhân học biển) của M. Estellie Smith thuộc chuyên khảo số 62 của Hội Dân tộc học Hoa Kỳ, do West Publishing Co xuất bản vào năm 1977 là một khảo tả dân tộc học về dân cƣ vùng biển đồng thời cũng là một giáo trình về nhân học biển. Tác giả phân tích tầm quan trọng về việc những người mưu sinh bằng cách khai thác các nguồn tài nguyên của biển; họ sống trong những cộng đồng tự gắn bó với nghề đánh cá; đang đối mặt với sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng về lối sống do sự tiến hóa trong công nghệ và môi trường. Cũng theo M. Estellie Smith, nhân học biển còn quan tâm, tham dự các hoạt động chính trị, những cuộc nghiên cứu pháp lý về Luật hàng hải quốc tế cũng nhƣ những vấn đề tranh chấp căng thẳng, trầm trọng về quyền sở hữu thềm lục địa, lãnh hải…của các quốc gia có biển. Tóm lại, từ viễn cảnh của thế giới ngày nay và những nhu cầu sống còn của

28 ngày mai, biển vô cùng quý báu vì nhu cầu khai thác khoáng sản và thực phẩm giàu đạm ngày càng tăng lên, đồng thời với sự phát triển của dân số thế giới (M. Estellie Smith). Mặc dù công trình này ra đời từ năm 1977 nhƣng cho tới nay, vấn đề và quan điểm của tác giả vẫn mang tính thời sự nóng hổi, nhƣ tình hình về Biển Đông đối với Việt Nam chẳng hạn.

Nhân học biểnvăn hóa biển là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, ngành này bao gồm nhân học hàng hải, nhân học về nghề cá, trong đó nghiên cứu các cộng đồng ngƣ dân và làng chài của họ ở ven biển, ở hải đảo, nghiên cứu thuyền bè và những ngƣ cụ đánh bắt… Nhân học biển còn nghiên cứu về lịch sử đại dươnglịch sử về những vùng biển, sinh thái biển, hải trình của người đi biển…

Nhân học biển cũng nghiên cứu đời sống và thái độ ứng xử của ngƣ dân và cƣ dân, sự tương tác của họ với biển cả về phong tục tập quán (như đời sống hôn nhân gia đình, tang ma, giỗ chạp...) hay sự tương tác của họ với biển cả về vấn đề môi trường sinh thái, về tài nguyên thiên nhiên biển...Nhân học biển tìm hiểu những loại hình kinh tế khác nhau của các cộng đồng ngư dân, ví dụ có nơi người ta chuyên khai thác hải sản để làm nước mắm, làm khô, làm mắm…nhưng có nhiều nơi ngư dân không biết thực hiện những phương thức tồn trữ này vì đơn giản là vùng cư trú của họ không có muối…Nhân học biển theo quan điểm của Bắc Mỹ cũng không loại trừ nghiên cứu cả về khảo cổ học dưới nướckhảo cổ học về biển do quan điểm khảo cổ học nằm trong ngành nhân học.

Về đời sống tinh thần của người dân vùng biển, nhân học biểnvăn hóa biển nghiên cứu những vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, các kiêng kỵ, văn hóa dân gian (folklore), văn học biển, nghệ thuật biển của ngƣ dân và cƣ dân ven biển, bao gồm âm nhạc, hội họa, nghệ thuật tạo hình ở vùng biển…Gần đây , nhân học biển cũng tiếp cận những nghiên cứu về ngành công nghiệp hiện đại nhƣ giàn khoan khai thác dầu khí, nhà máy đóng tàu, những nhà máy chế biến thủy, hải sản… (Akifumi Iwabuchi )

Mặc dù nhân học biển ra đời và phát triển chỉ từ thập niên 50 của thế kỷ XX nhƣng sức hấp dẫn của góc độ nghiên cứu này đã làm cho đội ngũ những nhà khoa học đi vào lĩnh vực này ngày càng đông hơn. Khá phổ biến về các công trình nghiên cứu nhân học biển của một số tác giả nước ngoài như: K. Weibust, J. Hornell, S.

29 Cole, McCay, Shomkar Aswani, Michael Paolisso, David E. Sopher…Họ đã nghiên cứu các cộng đồng ngƣ dân, các làng chài, nhƣ:

- David E. Sopher: The Sea Nomads: A study based on the literature of the Marintime Boat people of Southeast Asia, Singapore, 1965

- K. Weibust: Deep Sea Sailors: A study in Maritime Ethnology, Stockholm, 1969 - J. Hornell: Fishing in many waters, Cambridge, 1991( study of fishing gears).

- McCay, J. Bonnie: 1978. Systems ecology, people ecology and the anthropology of fishing communities, 1978

- S. Cole: Women of the Praia: Works and Lives in a Portuguese Coastal Community, Princeton, 1991(study of fishing villages).

- Bob Krauss: Keneti South Seas Adventures of Keneth Anory. A Kolowalu Book.

University of Hawaii Press. Honolulu,. 1988 (89-90-91-92).

- McCay, J. Bonnie, and J. Acheson: The Question of the Commons: The Culture and Ecology of Community Resources. Tucson: University of Arizona Press, 1990 - McCay, B. J., and A. C. Finlayson: The Political Ecology of Crisis and Institutional Change: The case of the Northern Cod. Presented to the Annual Meeting of the American Anthropological Association, Washington DC, 1995 - R. Firth: Malay Fisherman: Their Peasant Economy, Routledge& Kegan Paul, 1946

- Fraiser, T. M,: Rusembilan: A Malay Fishing Village in Southern Thailand, Ithaca, Cornell University Press, 1960

- J. Carsten: The Heat of the Hearth: Clarendon Press, 1977

- R. H. Barnes6 với công trình Sea hunter of Indonesia dày gần 500 trang, đã khảo sát rất chi tiết về làng chài với các địa vực vùng cao và vùng thấp, cấu trúc hành chánh , bối cảnh lịch sử và vấn đề tôn giáo của cộng đồng cƣ dân làng chài. Ông tìm hiểu rất kỹ vấn đề bệnh tật, di dân, hôn nhân cũng nhƣ tang ma. Sâu xa hơn ông khảo sát các hoạt động kinh tế tại đây với nghề cá, nghề làm muối, nghề đóng tàu thuyền, làm ngƣ cụ, vấn đề săn cá voi…Đây là một trong những công trình nghiên

6 R. H. Barnes, Sea hunters of Indonesia. 1996, Fishers and Weavers of Lamalera, Clarendon Press Oxford

30 cứu rất công phu, rất tỉ mỉ, có giá trị cao về khoa học, có thể gợi mở cho những người nghiên cứu về biển những vấn đề mới mẻ…

Ở nước ngoài, chủ yếu là các quốc gia phương Tây có vùng biển rộng lớn, một số trường đại học đã đưa công trình nghiên cứu về nhân học biển và liên quan đến biển vào giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học. Hầu hết các giáo sƣ giảng dạy nhân học biển đều là những nhà nghiên cứu dân tộc học thực địa, họ khảo sát trên các vùng biển khác nhau và thường theo hướng nghiên cứu các cộng đồng ngư dân, các làng chài và mô hình tổ chức những làng chài, nhƣ:

- Trường Đại học Queenland, Australia: Các GS Bob Moffatt, Phillip Smith, Matt Peterson… đã nghiên cứu và có các môn học nhƣ:

+ Bob Moffatt: Marine Environment, Mariners skills, Marine studies. A course for senior students

+ Phillip Smith: Matt Peterson, Marine studies crossworks: A publication to support the text book. An introduction to Marine studies

Trong năm 2007, chương trình học của Trường Đại học Queenland có rất nhiều môn liên quan đến kiến thức về biển nhƣ: Marine science (Khoa học về biển), Aquaculture and Marine Biotechnology (Nuôi trồng thủy hải sản và công nghệ sinh học biển), Marine Geology and Oceanography (Hải dương học và địa chất học về biển); Marine Ecology (Sinh học biển); Marine parasitology (Vi sinh học về biển);

Fish Biology (Ngƣ sinh học); Marine Law (Luật pháp về biển), Indo – Pacific Marine Biodiversity and Conservation (Bảo tồn và đa dạng sinh vật biển ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương)…

- Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản có GS Iwabuchi Akifumi, trưởng Bộ môn Quản lý về biển, phụ trách những môn về nhân học biển nhƣ: Marine Anthropological Study in Southeast Asia (Nghiên cứu nhân học biển ở Đông Nam Á); Cross- Cultural Study of Marine Culture (Nghiên cứu xuyên văn hóa về văn hóa biển), Maritime Security Policy as Ocean Management ( Chính sách an ninh về biển như là sự quản lý đại dương)…

- Trường Đại học Hawaii, Hoa Kỳ có GS Shankar Aswani với những môn học trong Chương trình Sau Đại học Liên khoa (Interdepartmental Graduate Program),

31 giảng dạy và nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học sinh thái nhân văn và khoa học về biển

- Trường Đại học Massachussetts, Hoa Kỳ có Thomas M. Fraser đã nghiên cứu điển hình một làng chài của người Malay ở Thái Lan, trong đó ông phân tích về khái niệm làng chài, khảo sát trong chu kỳ một năm việc lao động và đời sống của cộng đồng ngƣ dân làng chài, về vấn đề kinh tế, phố chợ miền biển, tìm hiểu gia đình và hộ gia đình ngƣ dân cũng nhƣ tôn giáo tín ngƣỡng của họ, tổ chức xã hội với vai trò của người lãnh đạo ở làng chài…7

Đặc biệt đã có những công trình mang tính chất quy mô lớn trên thế giới về nhân học biển, nhƣ Fish catching methods of the world (Các phương pháp đánh cá trên thế giới ) của Andres Von Brandt8. Công trình này bao gồm 30 chương, rất nhiều sơ đồ, hình ảnh ngư cụ, phương tiện đánh bắt…Có thể xem đây là một tài liệu tra cứu công phu về nghề cá trên thế giới với nhiều mục từ đa dạng, chi tiết mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nhƣ ngƣ cụ sử dụng theo giới, ngƣ cụ cho tất cả mọi loại thủy hải sản ở các vùng biển và các dân tộc sống ở biển trên thế giới.

Dày dặn và đồ sộ nhất trong tài liệu nhân học biển có lẽ là công trình Ocean, The Native Cultures of Australia and the Pacific Islands (Đại dương, nền văn hóa bản địa của Australia và các quần đảo Thái Bình Dương) của Douglas L. Oliver, do Trường Đại học Hawaii ở Honolulu, Hoa Kỳ xuất bản. Đây là bộ sách gồm 2 tập, tổng số trang là 1.275 trang (khổ 20 X 30 cm). Douglas L. Oliver là giáo sƣ ngành nhân học thuộc Trường Đại học Harvard và Đại học Hawaii, Hoa Kỳ. Ông bắt đầu nghiên cứu vùng đảo Thái Bình Dương từ 1936 và trải qua nhiều thời gian điền dã khảo sát ở vùng Tân Guinea, miền Bắc Solomon…Ông cũng là tác giả của trên 12 cuốn sách viết về các quần đảo Thái Bình Dương, là thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia và là học giả của Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ.

Ông cùng với vợ là Margaret McArthur, một nhà nhân học Australia tiếp tục biên soạn, nghiên cứu ở Honolulu. Bộ sách đồ sộ của ông gồm 3 phần: phần I viết về bối cảnh của vùng biển với tự nhiên, dân số, ngôn ngữ, khảo cổ học và dân tộc học;

7Thomas M. Fraser, 1966,Fishermen of South Thailand. The Malay villagers, Holt, Rinehart&

Winston, INC

8 A. Von Brandt, (1972), Fish catching methods of the world, Eyre & Spottiswoode Ltd, Thanet Press, Margate

32 Phần II là cỏc hoạt động về tụn giỏo, thức ăn ở ệc và vựng đảo; tàu thuyền và di chuyển trên đại dương, vấn đề giới tính và tái sản xuất9.

Qua đây có thể thấy hiện nay xu hướng các trường đại học lớn trên thế giới quan tâm rất nhiều về biển. Mặc dù hầu hết các công trình vừa nêu không nghiên cứu trực tiếp ở Việt Nam, nhƣng những nội dung kiến thức của các công trình trên đều liên quan đến biểnngành nhân học về biển, đã gợi mở hướng nghiên cứu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)