Tiếp cận lý thuyết về nhân học biển

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 33 - 37)

4. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM KHOA HỌC VỀ NHÂN HỌC BIỂN

4.3. Tiếp cận lý thuyết về nhân học biển

Theo tính chất và chức năng của ngành nhân học nói chung, đối tƣợng nghiên cứu của nhân học là con người, đề tài của chúng tôi thuộc lĩnh vực nhân học biển (maritime anthropology) nên đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi phải là cộng đồng ngƣ dân, là cuộc sống của họ trong các hoạt động nơi vùng biển. Để khảo sát đề tài này, chúng tôi phải tiếp cận các lý thuyết của ngành nhân học, cụ thể hơn, để phù hợp với nội dung đề tài, chúng tôi chọn những lý thuyết và các khái niệm khoa học sau đây:

- Sinh thái văn hóa (cultural ecology)

Sinh thái văn hóa là sự trải nghiệm của con người khi thích nghi với môi trường thiên nhiên cụ thể theo những cách khác nhau và sáng tạo nên những dạng thức văn hóa. N gười nào cũng phải sinh sống trong một môi trường tự nhiên, thế giới họ có thể trải nghiệm thông qua các giác quan nhưng họ sẽ nhận thức nó theo nhu cầu thích nghi và bối cảnh văn hóa của họ10.

Sinh thái văn hoá là quá trình một tộc người thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh, cùng với mội trường xã hội . Sinh thái văn hoá của một tộc người còn là sự nhận thức về thế giới quan, phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt, cấu trúc xã hội, tôn giao tín ngưỡng, phong tục tập quán…Trong đó con người phải thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên, bao gồm đất đai, sông suối ao hồ, rừng rậm, biển cả.. cùng với hệ thống động, thực vật, điều kiện khí hậu và các

9 Douglas L. Oliver,1989, Volume I,II, Oceania. The native cultures of Australia and the Pacific Islands, University of Hawaii Press, Honolulu, p.1276

10 James Spradley & David W.Mc. Curdy, 2003, Comformity and Conflict, Reading in cultural anthropology,11th edition, Pearson Education

33 nguồn tài nguyên tự nhiên khác. Thông qua sự nhận thức hợp lý về môi trường sinh thái tự nhiên, con người quyết định phương thức sản xuất và lựa chọn hình thức cư trú, hành vi ứng xử và khế ƣớc nhất định với thế giới tự nhiên11. Ví dụ nhân học biển Nhật Bản khi nghiên cứu về những thợ lặn nữ, những thợ mò ngọc trai nữ ở Nhật Bản, những ngƣ dân đánh cá bằng cách dùng chim cốc, hay khảo sát về các thuyền nhân (yebune)12 …thì các nhà nhân học phải tiếp cận sinh thái văn hóa mới phân tích và lý giải các khía cạnh đó đƣợc

Trong đề tài của chúng tôi cần vận dụng lý thuyết sinh thái văn hóa để tìm hiểu sự thích nghi của cộng đồng ngư dân và cư dân trong môi trường sinh thái tự nhiên vùng biển, đảo của Nam Bộ

- Sinh thái tộc người (ethno- ecology) là sự tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và nhân văn của một tộc người hay nhóm dân tộc, có sự đồng nhất về môi trường sống, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, từ đó hình thành nên hệ thống tri thức bản địa về ứng xử môi trường, tổ chức và ứng xử xã hội và truyền thống văn hoá.

B. Malinowski cho rằng mục tiêu cuối cùng của các nhà dân tộc học/ nhân học là

Nắm bắt cách nhìn nhận của người bản địa, mối quan hệ của họ với đời sống, hiểu được sự nhìn nhận của họ về thế giới của họ”.

Hai nhân tố cơ bản của sinh thái tộc người là : 1. Môi trường tự nhiên sinh tồn của tộc người 2. Môi trường xã hội và văn hoá của tộc người.

Một khi ở đâu có sự tương đồng về hai nhân tố ấy thì ở đó con người mới tồn tại và được tác động của nhân tố sinh thái tộc người. Sinh thái tộc người là một dạng thức của sinh thái nhân văn (human ecology). Đó là hệ sinh thái của con người, chịu sự tác động không chỉ của môi trường tự nhiên, mà còn của môi trường xã hội nữa (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá). Con người là chủ thể của sinh thái nhân văn, tạo ra sinh thái nhân văn và chịu sự tác động của sinh thái nhân văn13.

11 Nguyễn Minh Đức, Sinh thái văn hoá - Xu hướng nghiên cứu mới ở Vân Nam, Trung Quốc, Báo cáo Hội thảo

12 Yebune là một cộng đồng không có sở hữu nhà cửa trên đất liền mà sống cả đời trên tàu thuyền, tham gia nghề đánh bắt cá, bán rong, hay chuyên chở bằng thuyền trên biển, người Nhật gọi họ là gypsies (dân phiêu lãng sống lang thang) trên vùng biển ĐNA (Yoshida)

13Ngô Đức Thịnh, Sinh thái tộc người, cư dân lưu vực sông Hồng, Tham luận Hội thảo

34 - Hệ sinh thái (ecosystem)

Hệ sinh thái (hệ thống sinh thái) là khái niệm quan trọng đƣợc đa phần các nhà nhân học sinh thái đều sử dụng.

Đầu năm 1963, nhà nhân học Geertz đã dẫn khái niệm hệ sinh thái trong công trình nghiên cứu về quá trình biến đổi sinh thái ở Indonesia, sau đó có rất nhiều nhà nhân học đã ứng dụng lí thuyết hệ sinh thái để nghiên cứu hệ sinh thái và nhân học văn hoá ở các vùng khác nhau trên thế giới, trong đó có vùng biển

- Nhân học sinh thái. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mỗi tộc người đều liên quan chặt chẽ với đặc điểm địa lý từng vùng. Con người đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên luôn là lĩnh vực nghiên cứu không thể bỏ qua khi tiến hành nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu và lý giải giữa văn hoá với môi trường sinh thái trong quá trình phát triển xã hội của con người dựa trên các lý thuyết nhân học sinh thái là cách tiếp cận quan trọng trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Ví dụ những nghiên cứu về văn hoá nước: Tháng 9 năm 2005, Viện Viện KHXH Vân Nam và Hội lịch sử nước quốc tế cùng tổ chức “Hội thảo quốc tế Văn hoá nước và bảo vệ môi trường nước”. Môi trường sinh thái dù có tốt hay xấu đều cũng tác động đến khả năng thích ứng của con người, tạo nên một đặc trưng văn hoá vùng. miền. Với khả năng thích ứng của hệ sinh thái, con người có thể làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

Quan điểm hệ sinh thái tự nhiên và khái niệm“thích ứng”, là những quan điển đƣợc sử dụng nhiều trong nghiên cứu nhân học sinh thái hiện nay. Khái niệm thích ứng được nhà nhân học Mỹ Julian H. Steward đề cập trong phương pháp nghiên cứu sinh thái học vào những năm 20 của thế kỷ XX. J. Steward dùng khái niệm thích ứng/ thích nghi để lý giải hành vi văn hoá của con người đối với môi trường tự nhiên. Điều này có nghĩa là sự biến đổi và thích ứng văn hoá là một quá trình tương tác giữa văn hoá với môi trường tự nhiên.

Khái niệm thích ứng không chỉ xác định vai trò, vị trí của con người trong hệ sinh thái tự nhiên mà còn xác lập mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Trong cuốn sách “Tính thích ứng của con người – Dẫn luận nhân học sinh thái

35 (Human Adaptability: An introduction to ecological Anthropology), 2000, nhà nhân học Mỹ Emilio F. Moran chỉ ra phương pháp nghiên cứu nhân học sinh thái là giải quyết vấn đề con người với môi trường tự nhiên trên phạm vị rộng, định chế xã hội và cách thức giải quyết vấn đề môi trường trước đây, không chỉ nghiên cứu cơ chế thích ứng của con người với môi trường, mà còn dùng những nghiên cứu định tính để trả lời những vấn đề: Con người làm thế nào để điều tiết bản thân thích ứng với sự biến đổi môi trường ?14 Trong đề tài của mình, chúng tôi cố gắng tìm hiểu cơ chế thích ứng của cộng đồng cƣ dân miền biển.

- Tri thức bản địa là khái niệm học thuật bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Sau nhiều thế kỷ sử dụng khoa học phương Tây để chinh phục thiên nhiên và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hàng ngày của người dân ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà khoa học mới nhận ra tầm quan trọng của tri thức bản địa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá…Việc tái phát hiện này xuất phát từ nhiều lý do như sự nổi lên của các nước thuộc thế giới thứ 3 trên trường quốc tế cả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và khoa học, sự phổ biến của lý thuyết hậu hiện đại hay ngành nhân học, đó là những lý thuyết đề cao vai trò của người trong cuộc, và cả những bế tắc hiện tại của khoa học kỹ thuật phương Tây hiện tại15.

Xu hướng phát triển hiện nay của ngành nhân học trên thế giới và khu vực là các nhà nghiên cứu bản xứ nghiên cứu về chính xã hội của mình, điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng không ai có thể hiểu một nền văn hóa bằng chính chủ nhân của nền văn hóa đó, cho nên việc nghiên cứu về biển ở Việt Nam cần đƣợc các nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực nhân học, văn hóa học, văn hóa dân gian, địa lý môi trường, kinh tế môi trường ….quan tâm nghiên cứu

- Nhân học phê phán (critical anthropology) . Trong nhân học biển, việc tham gia diễn ngơn đối với sự khai thác mang tính hủy diệt nguồn tài nguyên biển nhƣ sử dụng ngƣ cụ cấm, phá rừng phòng hộ, sản xuất công nghiệp làm ô nhiễm mơi

14Nguyễn Minh Đức, Sinh thái văn hoá - Xu hướng nghiên cứu mới ở Vân Nam, Trung Quốc, Báo cáo Hội thảo

15Bùi Hoài Sơn, Một đôi nét về khái niệm tri thức bản địa, Tham luận Hội thảo

36 trường bieồn, xõy dựng ven biển và trờn đảo thiếu quy hoạch, kộm thẩm mỹ, đặc biệt là khai thác du lịch biển không bền vững..

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)