CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN, ĐẢO NB
3.3. NGHỀ SẢN XUẤT MUỐI (DIÊM NGHIỆP)
3.3.6. Nghề muối ở tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là nơi có nghề muối mạnh nhất và lâu đời nhất ở Nam Bộ, trong đó có làng muối ở ấp Diêm Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Đông Hải là vùng muối có diện tích lớn nhất ở Bạc Liêu và cả khu vực Nam Bộ. Muối Đông Hải cũng được xếp vào loại khá về chất lượng. Bạc Liêu có 02 công ty chế biến muối, đó là: Công ty Cổ phần muối và thương mại Bạc Liêu và Công ty Cổ phần muối Đông Hải Những năm trước, thị trường tiêu thụ muối chủ yếu cung cấp cho việc ứơpthủy hải sản, làm nước đá, ứơp củ cải muối…và bán cho công ty muối Bạc Liêu để họ sản xuất muối iốt. Theo diêm dân từ khi giá muối iốt từ 600đ- 1.000đ/kg xuống còn 170đ/kg thì dân làm muối sản xuất không có lãi. Công ty muối Bạc Liêu cho biết các doanh nghiệp thích nhập muối từ Ấn Độ vì vừa trắng, vừa rẻ hơn là mua muối tại địa phương vì giá cao mà chất lượng không bằng. Điều này cũng làm cho thị trường tiêu thụ muối ở Đông Hải bị hẹp lại. . Theo ngành nông nghiệp Bạc Liêu thì kỹ thuật sản xuất của diêm dân còn hạn chế và giá thành sản xuất còn cao. Mặt khác diêm dân chỉ quen sản xuất muối đen còn lẫn nhiều tạp chất, trong khi các công ty chỉ mua muối trắng để chế biến muối sạch. Đây chính là yếu điểm lớn của nghề muối hiện nay.Theo ông Lê Quý Thuỷ, trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư (Sở NN-PTNT Bạc Liêu), để nghề muối tồn tại thì nhất thiết phải chuyển sản xuất từ muối đen sang muối trắng. Trong kế hoạch đến năm 2010 tỉnh sẽ ổn định khoảng 3.500ha và tất cả đều sản xuất muối trắng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ. Ông Bùi Văn Liệu, diêm dân ở Bình Điền cho biết, chuyển sang muối trắng không khó, nhưng sản xuất rồi biết bán cho ai?
Hiện nay chỉ có duy nhất công ty muối Bạc Liêu mua muối trắng, nhưng mua rất ít, cả năm qua họ chỉ mua khoảng 12.000 tấn, trong khi lượng muối vùng này lên đến gần vài trăm tấn mỗi năm. Hiện tại, đầu ra của muối trắng vẫn còn mờ mịt nên diêm dân chẳng dám đầu tư. 86Một tình trạng khác là muối của diêm dân Bạc Liêu gần đây không có kho chứa, phải làm trại lợp lá trữ tạm trên những bờ đất cao. Thời
85 Lê Hiền, Vietnam+(Nguồn:Internet, Baomoi.com, Cập nhật 5/2010).
86 Nguồn: Internet ( Nam Kha, Đắng cay hạt muối Bạc Liêu)
301 gian qua muối xuống giá nên cư dân làm nghề muối rất hoang mang.
Theo ông Nguyễn Văn Ba, diêm dân ấp Danh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải, Bạc Liêu là xã viên HXT muối Điền Hải: “Giá muối rẻ quá. Nhà nước có cách nào nâng hạt muối đen lên 700-800 đ/kg, muối trắng 1.000-1.200đ/kg thì diêm dân mới đỡ cực”. Trong khi đó, ông Lê Thanh Nghị, cùng là diêm dân ấp Danh Điền làm 10ha muối bằng phương pháp mới trải bạt đã hiệu quả cao, hạt muối làm ra trắng đẹp, nhưng vẫn không có người đến mua. Hiện nay Bạc Liêu có diện tích đất làm muối lớn nhất so với các tỉnh ĐBSCL với 3.487 ha, sản lượng đạt 266.092 tấn. Do năm nay nắng hạn kéo dài hơn 7 tháng không mưa nên năng suất, sản lượng muối đều tăng nhiều lần so với mấy năm trước, đây là năm muối Bạc Liêu trúng mùa lớn nhất từ trước tới nay. Trong đó muối trắng thu hoạch 36.719 tấn, riêng muối đen tiêu thụ rất chậm. Dù sản lượng hàng trăm ngàn tấn nhưng từ đầu năm đến nay, muối Bạc Liêu ứ đọng, chỉ bán được 9.492 tấn. Tình trạng này làm cho 1.750 hộ dân ở hai huyện làm muối Đông Hải và Hòa Bình của Bạc Liêu sống chủ yếu trông vào hạt muối càng thêm khốn khó. Vừa qua, tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ khẩn hơn 1 tỉ đồng giúp 343 hộ diêm dân và một HTX để bảo quản 22.188 tấn muối tránh hư hao trong tháng mưa dầm.
Sau khi khảo sát vùng muối khu vực ĐBSCL, tháng 6- 2010, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc nhận nhiệm vụ của Chính phủ phối hợp với Cty cổ phần Muối Bạc Liêu bắt đầu mở kho thu mua tạm trữ 20.000 - 25.000 tấn muối của diêm dân và các HTX muối ở Bạc Liêu. Tiếp theo nếu xét khả năng các doanh nghiệp hoặc HTX địa phương công ty sẽ liên kết tổ chức thu mua đạt mức dự trữ cho khu vực này 30.000- 40.000 tấn muối. Vấn đề lớn cho nghề muối là cần phải có giải pháp căn cơ lâu dài cho diêm nghiệp. Nếu đảm bảo an ninh lương thực cần có kho dự trữ lúa gạo thì hạt muối cũng cần được đối xử tương ứng. Nhiều người còn đặt vấn đề phải đảm bảo cho diêm dân có lãi 30% như người trồng lúa. Bên cạnh đó điều cần kíp nhất là hỗ trợ vốn vay cho diêm dân, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào làm muối để cho năng suất cao. Cuối năm 2010, Tổng Cty Lương thực Miền Bắc sẽ xúc tiến triển khai dự án đầu tư 34 tỉ đồng xây kho trữ muối 16.000 tấn tại Bạc Liêu. Đây sẽ là kho trữ muối lớn nhất phục vụ các tỉnh làm muối trong vùng, tức Kho dự trữ muối Quốc gia nhằm giúp diêm dân tiêu thụ một phần sản lượng
302 muối sản xuất ra theo giá sàn.Theo ông Võ Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu: “Bạc Liêu có thế mạnh tôm cá, lúa và muối. Nhưng riêng hạt muối thiệt thòi nhất. Muối Bạc Liêu đã xuất được sang Nhật, tuy số lượng còn ít nhưng chứng tỏ chất lượng hạt muối không đến nỗi nào. Diêm dân làm muối quá nghèo, trúng mùa mà vị muối vẫn đắng.87
Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2010 nghề muối của tỉnh Bạc Liêu đã đưa vào quy hoạch, gọi là quy hoạch đồng muối88 . Về xuất khẩu muối: những năm gần đây, Công ty CP muối và thương mại Bạc Liêu đã xuất khẩu muối tại chỗ (bán cho Công ty Bột ngọt Vedan) và xuất khẩu ủy thác muối tinh sang thị trường Nhật Bản, số lượng dao động từ 100 – 300 tấn/năm, với giá cả hợp lý; năm 2009, giá muối xuất khẩu nội địa: 3,6 triệu đồng/tấn, giá muối xuất khẩu ủy thác: 250 USD/tấn.Tiềm năng đất muối của tỉnh dồi dào; điều kiện sản xuất diêm nghiệp khá thuận lợi (có thể khai thác trên 4.000 ha và có thể cải tạo được cánh đồng muối với quy mô tập trung hàng trăm ha; đồng muối được diêm dân xây dựng sát biển Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ và Gành Hào với hệ thống kênh rạch chằng chịt, khá hợp lý; bên cạnh đó, hàng năm được đầu tư nạo vét đã tạo điều kiện rất thuận tiện cho việc cung cấp nước biển để sản xuất muối89.
Như trên đã nêu, đầu năm 2010, Sở Khoa học Công nghệ Bạc Liêu đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây dựng xong chỉ giới địa lý nhằm tạo một bước cho việc xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu. Theo đó, Sở NN-PTNT Bạc Liêu thực hiện mô hình trải bạt trong sản xuất muối, vì công nghệ trải bạt có thể ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết. Nội dung này nhằm phổ biến Kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản luân canh trên đất muối.90
87 Hữu Đức, ĐBSCL: Mở kho mua muối, Internet, google, BaonongnghiepVietnam, Cập nhật ngày 24/6/2010.
88Ban Tuyên giáo trung ương, Tài liệu hội nghị tuyên truyền cổ vũ nhân rộng và phát triển làng nghề các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, Cà Mau, 10 – 2010, Tổng quan về phát triển làng nghề - thực trạng và định hướng phát triển 2011 – 2030 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
89 Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Quy hoạch phát triển nghề muối tỈnh Bạc Liêu, 2010
90 Hữu Đức, ĐBSCL: Mở kho mua muối, Internet, google, BaonongnghiepVietnam, Cập nhật ngày 24/6/2010.
Ban Tuyên giáo trung ương, Tài liệu hội nghị tuyên truyền cổ vũ nhân rộng và phát triển làng nghề các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, Cà Mau, 10 – 2010, Tổng quan về phát triển làng nghề - thực trạng và định hướng phát triển 2011 – 2030 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
303 Trước tình hình giá muối liên tục giảm trong suốt thời gian, ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng thời gian tới chính phủ cần sớm có chính sách hỗ trợ diêm dân.Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015 Việt Nam mới sản xuất được lượng muối đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Trong vòng 5 năm tới, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 250.000 tấn muối. Trước tình trạng giá muối trong nước đang xuống quá thấp, ông Hòa cho rằng, chỉ vài tháng nữa thôi diêm dân sẽ bỏ hoang các ruộng muối và sản lượng muối dự tính khoảng 1 triệu tấn trong năm nay khó có thể đạt được. "Theo tôi, người dân chỉ bám trụ với đồng muối nếu đủ nuôi sống gia đình, nhưng với giá muối như hiện nay thì Việt Nam sẽ còn phải nhập khẩu muối đến sau năm 2015. Để tình hình không trở nên tồi tệ hơn, chính phủ cần tính đến phương án hỗ trợ hay trợ giá muối cho người dân. Tuy nhiên, cần phải lập một hội đồng gồm những nhà chuyên môn để xác định mức hỗ trợ hay mức giá bán tối thiếu 1 kg muối là bao nhiêu, như vậy mới khuyến khích diêm dân cả nước yên tâm với nghề muối”
Hiện nay, các tỉnh Nam bộ đang vào chính vụ sản xuất muối với diện tích ước đạt 15.134 héc ta, bằng 105% cùng kỳ năm 2009. Sản lượng muối tính đến hết tháng 3 ước đạt 300.000 tấn, bằng 230% cùng kỳ năm 2009.
Theo Cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, nhu cầu muối của nước ta trong năm 2010 vào khoảng 1,34 triệu tấn, trong nước chỉ đáp ứng khoảng hơn 1 triệu tấn, số còn lại là nhập khẩu từ các nước trong khu vực.91
Lý giải việc giá muối trong nước giảm, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng: “Giá muối thấp do ảnh hưởng của El Nino - hạn hán tạo điều kiện cho sản xuất muối. Sản lượng muối thu được lớn, dẫn đến cung vượt cầu...”. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo về tình hình nhập khẩu muối hôm 12-3-2010 do Bộ Công Thương tổ chức, người ta được biết trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương đã thống nhất công bố hạn ngạch muối nhập khẩu năm 2010 lên đến 260.000 tấn và các doanh nghiệp đã nhập về
91Ngọc Hùng , Internet, Baomoi.com, Cập nhật 4/2010.
304 170.000 tấn. Nhưng đó là con số nhập khẩu trong hạn ngạch còn con số nhập khẩu ngoài hạn ngạch thì có lẽ còn nhiều hơn rất nhiều. Vì theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong hai tháng đầu năm 2010, lượng muối nhập khẩu là 75.000 tấn, trong đó chỉ có 20.000 tấn là nhập khẩu theo hạn ngạch. Theo Bộ Công Thương, giá muối trên thị trường thế giới hiện nay chỉ khoảng 30 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy không thể nói nhập khẩu muối không ảnh hưởng đến giá muối trong nước.
Trước việc giá muối giảm mạnh, để đảm bảo đời sống của diêm dân, các cơ quan chức năng đã quyết định tạm thời chưa xem xét việc cấp hạn ngạch nhập khẩu cho lượng muối còn lại theo kế hoạch. Tuy nhiên, về lâu dài, các cơ quan chức năng cần có cơ chế chính sách hợp lý để phát triển nghề muối, nhất là cần hỗ trợ diêm dân trong khâu sản xuất để tăng tính cạnh tranh về năng suất cũng như chất lượng của muối Việt Nam. Rõ ràng những hiện tượng về muối của diêm dân vùng biển Nam Bộ cũng giống như lúa hay các loại cây trồng, vật nuôi khác diễn ra mấy mươi năm nay, thấy trồng cây gì lợi, nuôi con gì có tiền là sẵn sàng phá bỏ những thanh quả cũ của mình để chạy theo, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không đầu tư lâu dài.
Tóm lại, chỉ tính riêng trong thập niên qua nghề muối quá nhiều xáo trộn:
+ Trước tiên nhiều diêm dân bỏ đồng muối để lấy đất nuôi tôm và cũng do thời tiết xấu, mưa nhiều nên sản lượng muối chỉ đủ cung cấp 50% cho nhu cầu thị trường. Nhà nước chủ trương nhập khẩu
+ Mấy năm sau tôm thất, muối lại được mùa, giá cao, thương lái tìm đến mua thì diêm dân ham lời nhiều, không bán muối để chờ muối tăng giá. Những người nuôi tôm thấy không lợi bằng muối lại vay tiền cải tạo đất, không nuôi tôm nữa để trở lại nghề muối
+ Do việc nhập khẩu muối 50% sản lượng thu hoạch (vừa rẻ vừa tốt) nên thị trường muối bớt căng thẳng, cùng lúc thời tiết thuận lợi nên muối trúng mùa, song thương lái không đến mua như trước, tình hình nuối trở nên dư thừa, bán rẻ như cho cũng không có người mua. Chính phủ đã có một số biện pháp như cải tiến kỹ thuật làm muối, lập Kho muối dự trữ quốc gia, hỗ trợ giá muối...Nhưng chưa biết những biện pháp như đã nêu ở trên liệu có giúp người làm muối ý thức được ngoài việc luôn nâng cao kỹ thuật tay nghề họ còn phải có tổ chức bảo vệ nghề muối, kiểm
305 soát giá cả và tìm kiếm thị trường cho nghề nghiệp và sản phẩm của mình như thế nào không?