PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 37 - 41)

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

5.1. Phương pháp Quan sát tham dự (Participant and observation) là phương pháp đặc trưng chuyên biệt tất yếu của ngành dân tộc học/ nhân học. Trong phương pháp này, người nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào trong đời sống cộng đồng mà mình nghiên cứu, cùng dấn thân để thấu hiểu đối tượng nghiên cứu. Trong chừng mực những điều kiện cho phép, chúng tôi đã cùng người đánh bắt cá đi ghe ra khơi để tìm hiểu việc thu hoạch trong nghề đáy, cùng lội trong bùn với người dân để khảo sát nghề nuôi nghêu, sò, cùng thức đêm để đón ghe cá về, cùng tham dự các lễ hội của ngư dân như lễ hội Nghinh Cô, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Cúng phước biển…

5.2. Phương pháp Phỏng vấn sâu (In- depth interviewing) là phương pháp của ngành dân tộc học nhằm tìm hiểu các đối tƣợng là những người có những thông tin đặc biệt về những khía cạnh cụ thể trong nội dung đề tài, liên quan về những điều mà người nghiên cứu quan tâm bằng hình thức trải qua quá trình hội thoại với nhiều đối tƣợng nghiên cứu, dưới nhiều mức độ khác nhau và nhiều hình thức đa dạng tuỳ theo từng đối tượng cụ thể. Chúng tơi đã phỏng vấn sâu theo nội dung linh hoạt nhưng tất cả các câu hỏi đều phải được cơ cấu hóa theo vấn đề nghiên cứu

5.3. Phương pháp Phỏng vấn hồi cố (Oral history)

Văn bản hồ sơ phỏng vấn hồi cố sẽ giúp người nghiên cứu đạt được kết quả cao về khoa học, vì những tƣ liệu đó thể hiện quan điểm của nhiều tầng lớp khác nhau về những điều đã xảy ra trong quá khứ mang tính lịch sử của họ và của vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm, đó là những thông tin tiếp nhận trực tiếp (chính cấp) hoặc gián tiếp (thứ cấp).

37 - Thiết kê nghiên cứu (research design) là quá trình nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu nào để khám phá, mô tả, phân tích hoặc giải thích chủ đề mà nhà nghiên cứu quan tâm (Babbie, 2004, LeCompte và Schensul, 1999). Mục tiêu của thiết kế nghiên cứu nhằm thu thập các dữ liệu định tính (dữ liệu nghiêng về câu chữ, ngôn từ, hình ảnh) và dữ liệu định lượng (dữ liệu nghiêng về con số, có khuynh hướng số hóa)

5.4. Nghiên cứu định tính (Qualitative research):

Nghiên cứu định tính (NCĐT) là một hoạt động có vị trí định vị người quan sát trong xã hội. NCĐT bao gồm một loạt các cách thực hành diễn giải làm người ta hiểu rõ xã hội, bao gồm: các ghi chép ở thực địa (fieldnotes), quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, hội thoại, thảo luận nhóm, các hình ảnh, băng ghi âm, hồi ký…nhằm mô tả, diễn giải, giải thích chủ thể. Ở mức độ này, NCĐT có cách tiếp cận xã hội theo kiểu diễn giải và tự nhiên chủ nghĩa.

 Các nhà NCĐT nghiên cứu các sự việc ở cơ sở (địa điểm/ vị trí) tự nhiên của chúng, cố gắng hiểu hoặc diễn giải các hiện tƣợng thông qua các ý nghĩa mà con người gán cho chúng (Denzin& Lincoln, 2005, tr. 3)

Có 5 cách tiếp cận nghiên cứu định tính (Nghiên cứu lời kể, nghiên cứu hiện tƣợng học, nghiên cứu dựa trên nền tảng dữ liệu, nghiên cứu điền dã dân tộc học và nghiên cứu trường hợp) 16

Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng nghiên cứu lời kể (narrative research), và nghiên cứu điền dã dân tộc học (ethnographic research)

Cách thức chúng tôi tiến hành là nghiên cứu định tính trong 2 năm theo dạng

“cuốn chiếu” và “bổ sung” ngắn hạn cho từng tỉnh, thành và từng chủ đề trong đề tài. Đối tƣợng khảo sát thuộc mọi thành phần nghề nghiệp, giới tính của cƣ dân liên quan đến nội dung đề tài, sau khi làm việc với chính quyền địa phương và các ban ngành, các cơ sở sản xuất, cơ sở tín ngƣỡng tôn giáo…

Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu định tính trong 2 năm qua tại tất cả các điểm chọn mẫu của 9 tỉnh thành có biển ở Nam Bộ, phỏng vấn đƣợc 142 cuộc, bao gồm trên 700 trang biên bản gỡ băng (đã đóng quyển đính kèm) và trên 1.000 tấm ảnh

16 John W. Creswell (2007), Qualitative Inquiry& Research Design: Choosing among five approaches, Thousand Oaks, CA

38 minh họa (đã đóng quyển đính kèm)

5.5. Nghiên cứu định lƣợng (Quantitative research):

Nghiên cứu định lượng (NCĐL) bao gồm các phương pháp như phỏng vấn bằng bản hỏi, quan sát cấu trúc… nhằm thu thập dữ liệu định lƣợng để mô tả, khái quát chủ thể.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng trong đề tài này kết hợp giữa kỹ năng phương pháp chọn mẫu phân tầng với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

Trước hết về phương pháp chọn mẫu phân tầng chúng tôi chọn 3 tỉnh trọng tâm khảo sát là Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang. Tại mỗi tỉnh chúng tơi khảo sát tổng cộng 200 hộ gia đình. Cách chọn như sau, mỗi một tiểu vùng địa lý chọn một tỉnh. Đề tài của chúng tôi chia làm ba tiểu vùng địa lý như sau: tiểu vùng 1 gồm các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, tiểu vùng 2 gồm các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (kèm các đảo); tiểu vùng 3 là tỉnh Kiên Giang (kèm các đảo). Ba tỉnh được chọn là Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang có thể đối chiếu tình hình giữa 3 tiểu vùng có những đặc điểm kinh tế-xã hội khác biệt nhau bên cạnh những tương đồng chung của vùng biển Nam Bộ. Chúng tơi cũng muốn 3 tiểu vùng đƣợc chọn nêu trên đều thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) để có thể so sánh các vấn đề khác nhau trong cùng địa bàn này (nhƣ so sánh nông nghiệp với ngƣ nghiệp…)

Tại mỗi tỉnh thành, chúng tôi chọn một huyện tương đối điển hình cho cả tỉnh; tại mỗi huyện chúng tôi chọn 1 xã/ thị trấn; tại mỗi xã/ thị trấn chúng tôi chọn 2-3 khóm hoặc 2 -3 ấp. Cụ thể tại tỉnh Bến Tre chúng tôi chọn huyện Ba Tri và xã An Thủy, tỉnh Cà Mau chọn huyện Trần Văn Thời và thị trấn Sông Đốc, tỉnh Kiên Giang chọn huyện Kiên Lương, riêng ở huyện Kiên Lương chúng tôi phải chọn 2 xã Bình Trị và Bình An (vì Bình Trị chỉ mới đƣợc tách ra từ xã Bình An vào tháng 6 năm 2007).

Sau khi chọn đƣợc khóm hoặc ấp, tại từng khóm hoặc ấp, các hộ gia đình trong đối tượng khảo sát được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, căn cứ trên

39 danh sách của khóm hoặc của ấp. Trong danh sách này, tất cả những hộ gia đình đều đƣợc chọn không phân biệt là có làm nghề biển hay không làm nghề biển.

Tổng cộng mẫu điều tra các hộ gia đình cuối cùng đƣợc chọn và đƣợc phỏng vấn theo các bước liệt kê trên đây là 600 hộ. (bảng 1).

Bảng 1: Mẫu khảo sát theo địa bàn, số hộ

Tỉnh Huyện Xã/ thị trấn Ấp / khóm Số hộ

Cà Mau Trần Văn Thời TT. Sông Đốc

Khóm 2 100

Khóm 8 100

Beán Tre

Ba Tri

An Thuûy

An Thuận 64

An Thới 80

An Lợi 56

Kieõn Giang Kieõn Lửụng

Bình Trò

Hố Bườn 41

Rạch Đùng 59

Bình An Hòn Chông 70

Bãi Giếng 30

3 tỉnh 3 huyện 4 xã/ thị trấn 9 ấp/ khóm 600 hộ Nguồn: Số liệu điều tra 600 hộ gia đình vùng biển Nam Bộ (08.2010)

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu định lƣợng các điểm chọn mẫu gồm 3 tỉnh của 3 tiểu vùng tỉnh, thành có biển ở Nam Bộ, phân bố ở 3 góc của địa bàn biển Nam Bộ, đó là các tiểu vùng biển Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang.

Trong nghiên cứu định lƣợng của đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát 600 phiếu trong cùng một thời điểm, để số liệu thu đƣợc trong cùng một thời gian.

Về phương pháp chọn mẫu định lượng: Chúng tôi chọn mẫu kết hợp chọn vùng và ngẫu nhiên phân tầng.

Về thao tác bản hỏi điều tra xã hội học chúng tôi dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu định tính để thu thập đƣợc tình hình chung và sâu của nội dung đề tài.

Sau khi điều chỉnh một số chi tiết của bản hỏi, chúng tôi đã phỏng vấn định lƣợng theo bản hỏi mẫu (đính kèm trong phụ lục 2) của bản thảo công trình.

Sau khi phân tích và xử lý dữ liệu định lƣợng, chúng tôi đã tập hợp thành tập tài liệu kèm theo bản thảo công trình này.

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)