Tín ngƣỡng thờ cúng anh hùng dân tộc và lễ hội ở vùng biển

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 391 - 399)

CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN BIỂN, ĐẢO NB

4.1. HOẠT ĐỘNG TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO VÀ LỄ HỘI VÙNG BIỂN

4.1.1. Tín ngƣỡng thờ cúng anh hùng dân tộc và lễ hội ở vùng biển

Vùng biển, đảo Nam Bộ mang dấu ấn một bề dày lịch sử không chỉ là mồ hôi nước mắt của những cộng đồng lưu dân, ngư dân người Việt, người Khmer, người Hoa đến khẩn hoang, mở mang ở vùng biển Nam Bộ, của dòng họ Mạc nổi tiếng ở Hà Tiên mà còn của các anh hùng lịch sử đổ xương máu bảo vệ độc lập cho Tổ quốc Việt Nam tại đây, nhƣ các anh hùng Nguyễn Trung Trực ở vùng biển, đảo Kiên Giang, Trương Định ở vùng biển Gò Công Đông, Tiền Giang…Trên hết công lao đầu là của nhiều thế hệ cộng đồng người Việt đã xác lập được bề dày văn hóa

391 lịch sử của dân tộc ở vùng biển Nam Bộ này.

Trên vàm Nhật Tảo thuộc vùng biển Kiên Giang vào thế Kỷ XIX lần đầu tiên có một tàu chiến của thực dân Pháp là tàu Espérance bị người anh hùng Việt Nam Nguyễn Trung Trực đốt cháy và sau đó chính ông và nghĩa quân của ông đã tiêu diệt đồn lũy của Pháp tại Rạch Giá4. Những chiến công oanh liệt, hào hùng dồn dập làm thực dân Pháp kinh hoàng đó do một thanh niên xuất thân từ dân chài vùng biển, khi đất nước lâm nguy thì gia nhập nghĩa quân, tạo những chiến công xuất sắc, khi bị giặc bắt, ông vẫn giữ tinh thần kiên trung bất khuất khiến kẻ thù khiếp sợ. Cái chết của ông cũng được triều đình thương tiếc và đặc biệt là được nhân dân mến mộ, lập miếu tôn thờ.

Một số tác giả căn cứ vào tài liệu của người Pháp thì cho rằng: Để bảo toàn lực lƣợng nghĩa quân và giữ trọn đạo hiếu với mẹ già (vì lúc này Pháp đã bắt mẹ ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực đã từ Hà Tiên về Phú Quốc tự nộp mình cho người Pháp và bị đưa về giam giữ tại Sài Gòn. Nhưng theo lời kể của nhân dân đảo Phú Quốc thì Nguyễn Trung Trực đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, sau trận quyết tử kéo dài từ bãi biển Cửa Cạn và bãi Ông Lang, ông bị bắt tại bãi Ông Lang bên cạnh đám rau muống biển. Đội Tấn (tức tên phản quốc Huỳnh Công Tấn, sau đƣợc phong chức lãnh binh) trực tiếp khuyên dụ ông đầu hàng và ở cạnh ông cho đến khi giải tới Sài Gòn. Sau trận này, nghĩa quân tan rã, làng Cửa Cạn khi xây dựng lại chỉ còn 13 gia đình.5 (Tr 77)

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình ngày 27- 9- 1868, nhân dân ở Vĩnh Thanh Vân bí mật đóng góp công của, xây dựng lại ngôi miếu Cá Ông thành đình để thờ ông. Để tránh sự khủng bố và cấm đoán của thực dân Pháp, người dân quanh vùng vẫn giữ tên “Đình Nam Hải Tướng Quân”. Trải qua gần 100 năm, đến 1964, nhân dân địa phương công khai khởi công xây dựng lại ngôi đình bề thế,

4 Gần đây nhất một cuộc hội thảo khoa học lớn về Nguyễn Trung Trực đƣợc tổ chức: UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Rạch Giá, 22 – 9 – 2009.

5 Nguyễn Thị Thùy Nhung, Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam, Tham luận Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, 22-9-2009, tr.77

392 mặt tiền quay ra cửa biển Rạch Giá, cách biển chỉ 100m, chính thức mang tên là

“Đình thờ Nguyễn Trung Trực”. Hiện nay, chỉ tính riêng tại tỉnh Kiên Giang, có khoảng hơn 10 ngôi đình có thờ Nguyễn Trung Trực, chưa kể khắp các địa phương ở nam Bộ đều có đình thờ ông. Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia theo quyết định số 191, ngày 22- 03- 1988. Trước kia, đình chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do ngư dân dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá Ông). Qua nhiều lần sửa chữa, mở rộng vào các năm 1981 – 1964 – 1970 – 1994 ngôi đình đƣợc khang trang nhƣ ngày nay và toàn bộ kinh phí tu bổ cho đình đều do nhân dân tự nguyện đóng góp.

Kiến trúc đình xây dựng theo kiểu chữ Tam ( ) gồm Chánh điện, Đông Lang và Tây Lang. Cổng đền có ba cửa (dạng cổng tam quan). Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói ống. Mái đình trang trí cảnh “Lƣỡng long tranh châu”. Góc mái đắp hình lá cúc cách điệu, các mảng phù điêu bằng xi măng “cẩn” những mảnh gốm màu. Trên nóc đình có bức hoành phi bốn chữ: “Anh khí như hồng” (Khí tiết của người anh hùng rực rỡ nhƣ cầu vồng bảy sắc). Phần bài trí trong Chánh điện có ba ngai thờ chính, chính giữa là ngai thờ Thần Thành Hoàng- anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, bên trái thờ Phó cơ điều Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quanh Ky , bên phải thờ thần Nam Hải. Hàng năm vào ngày giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Ban Khánh tiết đều đọc một bài văn tế thỉnh:

Sắc Bổn cảnh Thành hoàng chi thần, gia tặng Quảng hậu Chánh trực Hựu thiện Đôn ngƣng tôn thần.

Hà Tiên tỉnh Thành thủ úy, Lẫm liệt oai phong, Trung trinh dũng cảm, Việt Nam dân tộc anh hùng Nguyễn Trung Trực tôn thần.

Sắc Đại càn Quốc gia Nam hải Đại tướng quân tôn thần.

Phó cơ Tả phối Nguyễn Hiền Điều tôn thần6.

Phó cơ Nguyễn Hiền Điều là một võ tướng hy sinh tại sa trường vào đời Thiệu Trị, được nhân dân địa phương đưa vào tùng tự với một anh hùng kháng chiến chống Pháp vào đời Tự Đức còn hợp lý. Thế nhƣng tại sao trong đền thờ vị anh hùng này lại còn phối tự với Nam Hải Cự tộc Ngọc lân tôn thần/ thần Cá Ông

6 Bài văn tế này được lưu trong quyển Nghi thức tế lễ của ông Đỗ Văn Rỡ.

393 Voi – tức thần phù hộ người đánh cá biển. Đặc biệt, Bổn cảnh Thành hoàng chi thần lại đƣợc thờ ở vị trí trên thần chính tự. Thực tế, đây là đạo sắc Thần Thành hoàng, mỹ tự Quảng hậu Chánh trực Hựu thiện Đôn ngƣng chi thần, ghi ngày 29 – 11 năm Tự Đức thứ năm (tức ngày 8 – 1 – 1853) trước khi ông Nguyễn hy sinh 15 năm. Có lẽ, trước tiên ông Nguyễn Trung Trực được phối tự theo thần Thành hoàng để che mắt chính quyền đương thời nên ngày nay khi giỗ ông phải thỉnh mời thần Thành hoàng trước khi mời ông Nguyễn7. Nhà Nguyễn phân chia thần linh ba bậc: Thượng, Trung và Hạ Đẳng. Thần Thƣợng đẳng là thần đƣợc tôn thờ nhiều đời, nổi tiếng anh linh. Nếu là nhân thần thì phải có tiểu sử, công trạng và được các triều đại trước phong tặng. Nếu là thiên thần thì phải là những biểu tƣợng lớn nhƣ núi sông và có sự tích rõ ràng. Thần Trung đẳng, nếu là nhân thần thì có thể có tiểu sử chƣa đầy đủ, nhưng có sắc phong của triều đại trước. Nếu là Thiên thần cũng phải có sự tích nhưng chỉ có một số người tôn thờ. Thần Hạ đẳng nếu là Nhân thần hay Thiên thần đều phải có thần tích, nhƣng có thể kém hơn hai bậc trên. Quan chế nhà Nguyễn cũng phân định có 9 bậc chính là 9 bậc tòng rất rõ ràng. Nguyễn Trung Trực đƣợc phong Thành thủ úy Hà Tiên ở vào bậc “tòng thứ phẩm”. Trong các nghĩa sĩ Cần Vương cứu quốc ở Nam kỳ chỉ có Quản cơ Trần Văn Thành, quê quán ở An Giang, quy y với thầy Đoàn Minh Huyên (Sau này tín đồ tôn là đức Phật thầy Tây An). Lê Cẩn và Nguyễn Giao ở Vũng Liêm, Lãnh binh Ong và Lãnh binh Khả (Mỹ Tho) có thể quy y với thầy Ngô Lợi (Sau này là đức Bổn sƣ Ngô Lợi). Còn các nghĩa sĩ khác như Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương chưa có tài liệu nào chứng minh họ đã quy y tông phái Bửu sơn Kỳ hương. Thế nhưng, đồng bào miền Tây hiện nay đều cho họ là tín đồ của tông phái này. Tất cả các anh hùng nghĩa sĩ

7 Trương Ngọc Tường, Nguyễn Trung Trực quy thần, Tham luận Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, 22-9-200. Theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, khi nhà văn Sơn Nam còn sinh tiền đã kể rằng sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, đồng bào địa phương còn e dè không dám lập miếu tôn thờ công khai mà phải lén lút thờ trong mấy ngôi đình hoặc miếu đã có từ trước.

Lúc ấy ở Rạch Giá có một người Pháp lai tênlà Nestour, ông này có trùng tu một ngôi đình nhỏ, đưa Nguyễn Trung Trực vào phối tự. Đồng thời ông Nestour cũng đem đạo sắc Bổn cảnh Thành hoàng của dân làng này về lập tran thờ tại nhà mình. Lợi dụng uy thế dân Tây, ông ta đã nói bừa rằng vua Tự Đức đã phong ông Nguyễn Trung Trực làm thần, dân trong làng cứ thờ cúng, nếu có chuyện gì xảy ra ông ta sẽ bảo vệ.(tr.58)

394 chống Pháp đều được tín đồ hệ phái Bửu sơn Kỳ hương gọi là “các quan thượng đẳng”. Đền thờ các vị anh hùng này đều có bàn vọng thiên, hai bên có hai ngôi miếu thờ “Trăm quan cựu thần”, bên trong tùng tự “Tổ tiên trăm họ”, “Cửu huyền thất tổ” – toàn tín ngƣỡng dân gian8. Tại Đình.Rạch Giá có lẽ anh hùng Nguyễn Trung Trực được ngư dân phối tự theo Nam Hải tướng quân (Nên nếu gọi là Sắc đại càn quốc gia Nam Hải đại tướng quân – như trong văn tế là đã bị sai lạc). Cho nên, trong bài văn tế kể trên không phối tự các nghĩa binh dưới thời Nguyễn Trung Trực – những người đã hy sinh trong vụ đốt tàu Esperance ngày 12 – 12 – 1861 hoặc trong vụ tấn công Rạch Giá ngày 17 – 06 – 1868 hay xa hơn là vụ Pháp tấn công Phú Quốc, Hà Tiên… mà lại phối tự những vị thần ngƣ dân thờ cúng vào thời đó như: Thiên y thần nữ nương nương tôn thần (tức nữ Thiên y A na Ngọc Diễn Phi), Thủy Long thần nữ nương nương tôn thần (tức Bà Thủy); Hoặc các “ông thầy bà thiếm” của nghề đánh cá thường thấy ở vùng biển miền Trung như: “Tam giới phù sƣ Phạm tiên ông, Thiên tào thơ ký Đỗ tiên ông, Đô nỗ Đỗ tiên cô, Ngũ thế tiên đồng, Ngũ hầu thần tướng… Đặc biệt còn có hai vị thần Cá là Lý ngư – Lý lực tướng quân hoặc các vị thần Núi ở Tây Nguyên xa lạ như: “Thập nhị sơn giàng”

(Mười hai vị thần núi), Chúa Ngung mang nương chi thần (Nữ thần Ũma của Bà la môn giáo)9. “Sinh vi tướng, tử vi thần” – theo quan niệm của tổ tiên chúng ta, những người tận lực hy sinh vì đất nước, dân tộc như Nguyễn Trung Trực đều được thành thần, đƣợc nhân dân xây dựng đền miếu thờ cúng đời đời. “Tôn giả thần” có nghĩa là thời gian trôi qua cái còn lại trong tâm thức con người mới thật là “thần”, do đó, việc tôn thờ anh hùng dân tộc nhƣ ông Nguyễn là đề cao tinh thần bất khuất của người. Việc tôn thờ một vị anh hùng dân tộc là biểu hiện sinh động của đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước cho con cháu đời sau.

Mặc dù miền Nam là một vùng đất có nhiều dòng văn hóa đan xen, nhƣng việc tôn thờ một vị anh hùng dân tộc lẫn lộn với các quan niệm tín ngƣỡng sơ khai nhiều khi cũng bất lợi, nên xem lại cách bày trí thờ phƣợng, biên tập lại bài văn tế và dựng bia tại các di tích cho phù hợp. 10

8 Trương Ngọc Tường, Tham luận đã dẫn, tr.58

9 Trương Ngọc Tường, Tham luận đã dẫn, tr.59

10 Trương Ngọc Tường, Tham luận đã dẫn, tr.60- 61

395 Đình Nguyễn Trung Trực tuy chƣa phải là ngôi đình cổ, có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, song đình thực sự là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong, ngoài tỉnh. Hàng năm cứ vào ngày 26, 27 và 28 tháng 8 âm lịch, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đƣợc tổ chức trang trọng. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng nhân dân. Mục đích ý nghĩa của lễ hội nhằm tri ân và tôn vinh đức tài, chiến công của Nguyễn Trung Trực, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước và tinh thần quật cường chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của nhân dân, đồng thời lễ hội cũng là dịp để nhân dân trong ngoài tỉnh tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết gắn bó của các dân tộc sinh sống trong cộng đồng, quảng bá các tour du lịch, giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực đã có sức lan tỏa ngày càng rộng, từ một lễ giỗ bình thường đã được nâng lên thành lễ hội, mỗi năm số lượng người dự hội càng tăng. Sau những nghi thức truyền thống tôn nghiêm diễn ra trong lễ hội là các hoạt động văn hóa khác nhƣ đua xuồng ba lá, thi thƣ pháp, thi trang trí cộ hoa, múa lân sư rồng, thi đố Thai. Trong đêm khai mạc có chương trình sân khấu hóa chiến công của Nguyễn Trung Trực, đêm bế mạc diễn ra đàn ca tài tử, giao lưu văn nghệ 3 dân tộc Việt, Khmer, Hoa, đêm hội Hoa đăng, biểu diễn võ thuật, đấu cờ tướng, cờ người…, thể hiện những sắc thái văn hóa đa dạng. Theo lệ, sau lễ giỗ, những đồ vật dâng cúng của nhân dân đều đƣợc sử dụng để cứu tế cho dân nghèo, đồng bào bị thiên tai, viện dƣỡng lão, tổ chức các bữa ăn từ thiện trong bệnh viện, hội bảo trợ trẻ em nghèo, cứu trợ dân nghèo ở vùng ven, ƣu tiên cho đồng bào dân tộc… kinh phí cho việc tổ chức lễ hội hoàn toàn đƣợc xã hội hóa.

Theo số liệu thống kê, lƣợng khách đến tham dự Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2005 có 400 ngàn lƣợt người, năm 2007 là 560 ngàn lượt người, năm 2008 là hơn 600 ngàn lượt người, ngoài ra, lượng khách hành hương đến di tích bình quân khoảng 500 ngàn người/

năm. Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực thực sự là một sự kiện có quy mô vượt khỏi giới hạn của một địa phương và có sức cuốn hút rất mạnh mẽ, bắt nguồn từ những nhu cầu tinh thần thực sự của nhân dân.

396 Đình Nguyễn Trung Trực còn có những hoạt động xã hội nhƣ khám chữa bệnh miễn phí ở phòng thuốc Nam cho nhân dân, trung bình hiện mỗi ngày có khoảng 200 người đến khám bệnh. Có những bệnh nhân trước khi vào khám bệnh, họ vào chính điện làm lễ khấn nguyện với sự tín ngƣỡng, cầu mong anh linh cụ Nguyễn Trung Trực phù hộ, độ trì cho họ mau lành bệnh. Thuốc dùng để chữa bệnh tại đình là các loại cây, cỏ có sẵn trong khu vực và đƣợc nhân dân đi lấy về theo hướng dẫn của những thầy thuốc của đình… Có thể nói rằng, hoạt động lễ hội và khám, chữa bệnh miễn phí tại đình Nguyễn Trung Trực có tính chất tâm linh và mang tính cộng đồng rất mạnh mẽ, xuất phát từ sự biết ơn và lòng tôn kính vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cũng những giá trị đạo đức, nhân văn của ông để lại, chính yếu tố đó là sợi dây vô hình tập hợp, gắn kết tạo nên một lễ hội độc đáo11

Không ít người anh hùng được các cộng đồng dân cư Nam Bộ thờ tự là những vị “Thần tự phong”. Nói cách khác, bằng chính công tích và hành trạng của các bậc anh hùng này mà họ được người dân tôn thờ chứ không phải bằng một đạo sắc phong, một mệnh lệnh từ trên hay triều đình ban bố. Đây là một đặc điểm khác biệt cần lưu ý. Ở trường hợp Nguyễn Trung Trực, việc thiêng hóa, trước hết, là đặt cơ sở của tín niệm “Sinh vi tướng, tử vi thần”. Một vi tướng – hiểu là thủ lĩnh một lực lƣợng/ một phong trào, lúc sinh tiền càng có nhiều chiến công hiển hách và càng tỏ rõ phẩm chất trung chính bao nhiêu thì lúc hy sinh càng có uy linh to lớn bấy nhiêu. Ngoài tín niệm đồng nhất “Sự tử như sự tồn”, dựa trên quan niệm phổ biến:

“Âm dương đồng nhất lý”, các đối tượng thờ tự thường tỏ ra đặc biệt linh hiển còn do tín niệm cho rằng vong hồn người oan/ bất đắc kỳ tử không chịu siêu thoát theo quan niệm luân hồi đậm sắc thái Phật giáo. Ở trường hợp Nguyễn Trung Trực, tuy ông tự nguyện chọn lấy cái chết, song trong tâm thế của người dân mất nước thì đó không phải là “chết ưng” mà là “chết oan”: người anh hùng chết nhưng còn ngậm hờn vì chí nguyện mưu cầu chưa đạt được.

Nói chung, việc thờ tự Nguyễn Trung Trực không chỉ hàm chứa có mỗi ý nghĩa thượng tôn người anh hùng Nguyễn Trung Trực, tức giá trị lịch sử - văn hóa mà còn hàm chứa thành tố tín ngƣỡng tâm linh. Đó là đặc điểm chính yếu cần phải

11 Trần Thị Mai Lan, , Vài nét về ngôi đình và lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực, Tham luận Hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, 22-9-2009, tr. 41- 56

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 391 - 399)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)