Tín ngƣỡng và lễ hội thờ Mẫu và nữ thần biển

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 419 - 450)

CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN BIỂN, ĐẢO NB

4.1. HOẠT ĐỘNG TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO VÀ LỄ HỘI VÙNG BIỂN

4.1.4. Tín ngƣỡng và lễ hội thờ Mẫu và nữ thần biển

Thờ Mẫu – Nữ Thần có nguồn gốc sâu xa từ các tàn dƣ của xã hội nguyên thủy.

Tín ngưỡng thờ Mẫu – Nữ Thần của người Việt vừa mang màu sắc tín ngƣỡng nguyên thủy (từng trải qua chế độ mẫu hệ, sống bằng nghề săn bắt, trồng lúa nước) theo thuyết vạn vật hữu linh, vừa vừa ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng dân gian kêt hợp với tôn giáo (Quán Thế Âm Bồ Tát, Tam Phủ, Tứ Phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành…). Với vùng đất Nam Bộ tín ngƣỡng ấy còn đƣợc phát triển phong phú hơn do tích hợp “chồng xếp lên nhau” và quan trọng hơn là tiếp thu các Mẫu – Nữ Thần của các dân tộc cƣ trú trên nhiều địa bàn khác nhau trong quá trình di dân khẩn hoang, nhƣ Thiên Y A na, Bà Chúa Xứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thủy Long Thánh Mẫu…

Cƣ dân khẩn hoang đến khai phá, cƣ trú lâu đời tại vùng biển, đảo Nam Bộ, lúc môi trường thiên nhiên nơi đây còn hoang dã nên sẽ không khó hiểu nếu thấy tín ngưỡng của người Việt cũng như người Hoa, người Khmer tập trung vào các thần linh mà trong tâm thức của cƣ dân, đó là những vị thần liên quan đến việc độ trì đất đai, nơi mà cư dân sinh sống, canh tác, độ trì người đánh bắt, mưu sinh trên biển cả đầy hiểm nguy.. Người dân khẩn hoang luôn ước mong các vị thần biển, thần đất tại chỗ cưu mang họ, cho họ được an cư lạc nghiệp nơi vùng đất còn hoang sơ, đầy bất trắc, loạn lạc. Chính vì khát vọng cuộc sống bình yên mà người Việt di dân từ miền Trung vào Nam Bộ đã đem mô thức thờ cúng Nữ thần biển, nữ thần cai quản đất đai mà họ ảnh hưởng của cư dân Chăm ở Trung Bộ vào thờ cúng tại vùng đất mới, cụ thể là Chúa Xứ Thánh Mẫu, Bà- Cậu. Bà Chúa Xứ vốn là nữ thần Pô Inƣ Nƣgar, mẹ xứ sở của người Chăm, sau đó người Việt ở miền Trung ảnh hưởng và biến thành tín ngưỡng Thiên Y Ana, mẹ xứ sở của người Việt. Khi vào đến Nam Bộ, Thánh mẫu Thiên Y Ana biến đổi thành Chúa Tiên, Chúa Ngọc rồi đổi hẳn thành Bà Chúa

419 Xứ hoặc Bà- Cậu. Đây là một trong những dạng tín ngƣỡng thờ Mẫu có rất sớm của người Việt khẩn hoang từ miền Trung đi vào Nam. Cùng một nguồn gốc với Thánh mẫu Thiên Y Ana được ngư dân Nam Bộ thờ dưới dạng tín ngưỡng Bà- Cậu, với ý nghĩa là mẹ, là Thiên Y Ana, còn Cậu là cậu Trài và cậu Quý, hai con trai của . Cùng mô thức thờ Mẫu với Bà Chúa Xứ còn có các nữ thần khác thể hiện dấu ấn tín ngƣỡng về sự đối phó với thiên nhiên hoang dã thời bấy giờ nhƣ Thủy long Thánh mẫu (nữ thần cai quản vùng sông, biển), Bà Chúa Thƣợng động (tức Thánh Anh La sát, vị nữ thần ngự trị vùng hang động, có chức năng chế ngự cái ác, tai họa của thiên nhiên chốn núi rừng), ngoài ra còn lớp tín ngƣỡng thờ Mẫu cổ xƣa mà cư dân Việt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc lâu đời là thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu (nữ thần cõi vô cực, sinh ra lưỡng nghi âm dương) hoặc Đức Cửu Thiên huyền nữ (mẹ của thế gian, dạy con người những nghề nghiệp mưu sinh). Theo thời gian, đặc biệt ở vùng thị tứ, Bà chúa Xứ thờ nơi những ngôi miếu nhỏ dần dần mờ nhạt, trong khi đó, tại nông thôn, những vùng sâu vùng xa, tín ngƣỡng Bà Chúa Xứ còn khá đậm đặc. Ví nhƣ tại TP. Sóc Trăng chỉ dụ tại tỉnh Sóc Trăng, theo thống kê của Ban Tôn giáo Tỉnh, huyện Cù lao Dung có tới 37 miếu Bà Chúa Xứ (mật độ của miếu Bà Chúa Xứ rất dày đặc, nhƣ tại xã Đại Ân I, xã An Thạnh Nhì của huyện Cù lao Dung mỗi xã có từ 8 đến 10 miếu). Tất cả sắc thái tín ngƣỡng nêu trên trên cho thấy người Việt ở Nam Bộ hầu như thờ cúng đầy đủ các vị nữ thần cổ xưa, đặc biệt là trong nghi thức thờ cúng Bà Chúa Xứ, người Việt cho tới nay vẫn còn giữ các hình thức múa bóng rỗi, múa mâm vàng truyền thống.

Theo phong tục, trước khi ra khơi, ngư dân vào miếu vái Bà – Cậu (tín ngƣỡng xƣa của Thiên Y Ana Diễn Ngọc Phi) và hai con là cậu Trài và cậu Qúi.

Còn trước khi khi đóng đáy ở biển người ta cúng cô hồn.

Một bộ phận cư dân vùng biển, đảo Nam Bộ là người Hoa, tín ngưỡng về Thiên Hậu Thánh mẫu, Thủy Long Thánh mẫu giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Nhưng không riêng người Hoa, ngư dân và cư dân người Việt ở vùng biển, đảo cũng khá phổ biến các tín ngƣỡng này. Chỉ riêng vùng thị trấn Sông Đốc của tỉnh Cà Mau, 137 hộ trả lời ở địa phương mình có lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, chiếm tỉ lệ 68, 5% số hộ được khảo sát. Số hộ có người tham dự lễ Thiên Hậu Thánh mẫu là 114 hộ, chiếm tỉ lệ 75% số hộ khảo sát.(Bảng 4)

420 Bảng 4: Gia đình có người tham dự lễ Bà Thiên Hậu tại địa phương

Số hộ có người tham dự Tỷ lệ %

Có 114 75.5

Không 37 24.5

Tổng số 151 100.0

Nhưng có lẽ do tín ngưỡng này chủ yếu của người Hoa, vị Thánh Mẫu này độ trì cho người đi biển nói chung chứ không phải mang tính chất như lễ hội nghề nghiệp giống lễ hội Nghinh Ông nên số ngƣ dân đi đánh cá không có thông lệ đƣa ghe về dự, hầu nhƣ trong số khảo sát chỉ khoảng 41 hộ là về dự, tỉ lệ chỉ 32.7%, trong khi đó 67.2% số hộ có ghe đi đánh bắt không có tập quán về dự

Về tín ngƣỡng Bà Chúa Xứ rõ ràng ở vùng biển, đảo Nam Bộ không có nhiều miếu bà Chúa Xứ nhƣ vùng nông nghiệp ở Nam Bộ. Tổng số có 161 hộ trả lời ở địa phương của mình có lễ Bà Chúa Xứ, tỉ lệ chỉ có 26.8%, trong khi đó tới 430 hộ khảo sát trả lời ở địa phương mình không có lễ Bà Chúa xứ, chiếm tỉ lệ 71.7%.

(Bảng 5). Tuy nhiên dù ít lễ Bà Chúa Xứ nhưng số hộ có người tham dự lễ này khá cao, gồm 115 hộ với tỉ lệ 71.4%, mặc dù vậy số ghe về dự lễ này không cao, chỉ có 37 người đi ghe về dự, tỉ lệ chỉ 28.2% (Bảng 5).. Có một chi tiết là ở vùng biển, đảo, người dân lại có tín ngưỡng Bà Chúa Hòn với chức năng như Bà Chúa Xứ

Bảng 5: Địa phương có lễ Bà Chúa Xứ

Sông Đốc

A Thủy Bình Trị Bình An

Tổng số

Số hộ trả lời có Số hộ 73 53 7 28 161

Tỷ lệ % 36.5 26.5 7.0 28.0 26.8

Số hộ trả lời không Số hộ 127 138 93 72 430

Tỷ lệ % 63.5 69.0 93.0 72.0 71.7

Số hộ trả lời không biết

Số hộ 0 9 0 0 9

Ty lệ % 0.0 4.5 0.0 0.0 1.5

Tổng số Số hộ 200 200 100 100 600

Tỷ lệ % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Về tín ngƣỡng Bà Cậu, chúng tôi đƣa vào bản hỏi định lƣợng để thăm dò thì thấy rõ ràng tín ngƣỡng này tuy chủ yếu ai cũng tin, là niềm tin thuộc về cộng đồng ngƣ dân Nam Bộ nhƣng hầu nhƣ không có hoặc rất hiếm hoi về đền miếu thờ Bà- Cậu và cũng không có lễ hội cộng đồng, thậm chí người dân còn không rõ tín ngƣỡng Bà- Cậu cụ thể là ai, nhƣng họ đều tin vào Bà- Cậu và đều cho rằng nghề

421 của mình là “nghề Bà- Cậu”. Đây là một dạng tín ngƣỡng đặc trƣng của ngƣ dân Nam Bộ, nhƣng tín ngƣỡng này khá khá “mơ hồ” về Thần tích đối với họ, do đó qua kết quả định lượng thăm dò xem ở địa phương có lễ Bà- Cậu không thì số hộ trả lời có rất thấp, chỉ có 34 hộ với tỉ lệ 6%, còn số hộ trả lời không có là 520 hộ, tỉ lệ 92.2% (Bảng 6), điều này cho thấy rõ ràng ngƣ dân và cƣ dân vùng biển, đảo rất hiểu về tín ngƣỡng này, câu trả lời của họ phản ánh rất thực mảng tín ngƣỡng vô cùng đặc biệt này.

Bảng 6: Địa phương có lễ Bà Cậu

Sông Đốc

A Thủy Bình Trị Bình An

Tổng số

Số hộ trả lời có 31 3 0 0 34 34

15.9 1.8 0.0 0.0 6.0 6.0

Số hộ trả lời không

164 158 100 98 520 520

84.1 92.4 100.0 100.0 92.2 92.2

Số hộ trả lời không biết

0 10 0 0 10 10

0.0 5.8 0.0 0.0 1.8 1.8

Tổng số 195 171 100 98 564 564

100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Tóm lại qua hệ thống tín ngƣỡng của các dân tộc tại Nam Bộ cho thấy chính sự hòa trộn nhiều sắc thái tín ngƣỡng cổ xƣa đã thể hiện sự đa dạng phong phú đời sống tâm linh của người Việt, người Khmer, người Hoa. Hệ thống thờ cúng Trời, Phật, Thần, Thánh của các dân tộc cùng cộng cƣ đã tạo thành một khối liên kết đa chiều, một lớp “vỏ bọc” mà các cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ tạo nên để tự trấn an, để cảm nhận mình có đƣợc một chỗ dựa lớn về tinh thần nhằm đối phó với môi trường thiên nhiên đầy hiểm nguy, bất trắc và môi trường xã hội ban đầu còn xa lạ, lạc lõng.

Tín ngƣỡng thờ Mẫu – Nữ Thần một mặt phát triển do sự chi phối bởi các sắc phong của triều đình phong kiến, mặt khác, và là động lực chính đã phản ánh tâm thức khao khát sự bình yên nơi những vùng sinh thái còn đầy hiểm họa của tự nhiên. Mấy năm qua đi khảo sát vùng biển, đảo của Nam Bộ chúng tôi đã phát hiện ra khá nhiều nét mới trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣ dân và cƣ dân vùng biển, đảo tại đây, đặc biệt về tín ngƣỡng thờ Mẫu và nữ thần ở vùng biển , đảo Nam Bộ hết sức đa dạng. Nhiều loại hình tín ngƣỡng thờ Mẫu – Nữ thần, nhƣng

422 không đơn thuần chỉ thờ Mẫu – Nữ thần mà còn là sự kết hợp với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu – Nữ thần của cư dân địa phương (vị thần kết tinh, hòa nhập của các “mẫu” khác) mang sắc thái lễ hội nghề nghiệp, lễ hội nước, lễ hội cầu ngư của ngƣ dân Nam Bộ với chức năng độ trì sinh mạng và độ trì việc đánh bắt trên biển cho ngƣ dân. Lễ hội Nghinh Cô khá giống mô hình của lễ hội Nghinh Ông và tương tự lễ hội Bà Chúa Xứ, có nhiều tiểu thương buôn bán đến dự cùng với ngư dân.

Chúng tôi xin nêu một “hệ thống” những vị nữ thần thuộc tín ngƣỡng tôn giáo Thờ Mẫu và Nữ thần cùng với lễ hội /thờ cúng có liên quan đến vùng biển, đảo, nơi các cộng đồng cƣ dân vùng biển Nam Bộ sinh sống

4.1.4.1.Tín ngƣỡng Phật Bà Nam Hải (Quán Thế Âm Bồ Tát):

Quán Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo cũng nhƣ trong các tín ngƣỡng tƣợng trƣng cho lòng từ bi bác ái.74 Quán Âm là vị Bồ tát (Boddhisattva) từ bi, đƣợc các Phật tử tôn kính như là Nữ Thần Ân Phước. Tên của ngài được gọi tắt là Quán Thế Âm. Quán có nghĩa là quan sát, để tâm đến. Thế có nghĩa là Thế gian; Âm có nghĩa là Âm thanh, đặc biệt là âm thanh của những kẻ đau khổ. Do đó, Quán Thế Âm là một người quan sát và đáp ứng nổi đau khổ của những kẻ đang kêu khóc cầu cứu trên thế gian. Bồ Đề (Boddhi) có nghĩa là trí huệ hay giác ngộ, Tát Đỏa (Sattva) có nghĩa là chúng sanh hay hữu tình. Hai chữ này ghép lại thì có chữ Bồ Tát, một chúng sanh đã giác ngộ và sẵn sàng để ra ngoài vòng sanh tử, nhƣng đã chọn trở lại thế gian để giúp những người khác cùng đạt đến sự giác ngộ giống mình. Đây chính là sự biểu lộ của lòng từ bi thanh tịnh tột cùng. (Trường hợp này cũng giống như Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài tự nguyện mãi mãi ở cõi địa ngục để cứu vớt những kẻ bị đọa đày nơi đây). Ngàn tay của Quán Thế Âm Bồ tát tiêu biểu cho nhiều khá năng cứu giúp của Quán Âm. Có ngàn con mắt trên ngàn bàn tay giúp Quán Âm có khả năng quan sát thế gian. Quán Âm cũng có nhiều khuôn mặt để có thể dùng

74 Ở đây tạm xếp Quán Thế Âm Bồ Tát chung trong phần nữ thần là không phù hợp vì ngài một vị Bồ tát không phải là một vị thần mà là một chúng sanh – một chúng sanh đã thăng hoa về tâm linh. Mặc dầu Quán Âm được mô tả qua hình ảnh một phụ nữ Á đông đẹp đẽ, tuy nhiên bất cứ người nào cũng có thể thành Bồ tát dầu người đó có bất cứ hình dáng, chủng tộc, hay giới tính gì đi nữa nếu hành xử theo xu hướng tự nhiên của lòng từ bi, là người ấy đã tiến gần thêm được một bước để trở thành Bồ tát.( Nguồn: Intrenet)

423 khuôn mặt thích hợp cần cho việc giúp người, không nhất thiết là dùng gương mặt của chính ngài, bởi vì sự giúp đỡ đƣợc ngài ban ra với tinh thần vô ngã (không có cái tôi). Do ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Trung Hoa, Quán Âm có thể là vị Bồ tát đƣợc biết đến nhiều nhất trên thế giới. Điều nầy đôi lúc đƣa đến ngộ nhận khi có nhiều người lẫn lộn Quán Âm và Bồ tát ( Zhang Jigang), vì còn có nhiều vị Bồ tát khác chứ không chỉ có ngài Quán Âm.

Theo kinh Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát có thể biến hóa ra nhiều hình tướng để cứu độ chúng sinh, kể cả hình tướng dữ tợn kinh khiếp để trấn áp tà ma như Tiêu diện đại sĩ… (Trong kinh Đại Bảo Tích của Phật giáo, Bồ Tát Quan Âm thường biến ra 6 dạng). Với tâm thức của người Hoa, hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ thuần Phật giáo mà còn thể hiện dưới dạng tín ngưỡng đa thần, bao gồm nhiều hình tướng như Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm tống tử, Chuẩn Đề Quan Âm ( ba mắt, mười tám tay) hay Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn ( ngàn mắt ngàn tay)…Biểu tƣợng Quan Âm nhiều tay nhiều mắt mang ý nghĩa “thần thông quảng đại”. Riêng Chuẩn Đề Quan Âm là một vị Bồ Tát Mật Tông.75. Về Quan Âm Nam Hải thì vào đời Nguyên, một nhà sƣ hiệu là Đạo Tuyên có viết một quyển truyện, nội dung kể về đôi vợ chồng tên Hoa Nghiêm và Bảo Ứng. Họ có ba người con gái là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Diệu Thiện xuất gia tu hành, thành Phật Quan Âm. Sự tích này đã biến Quan Âm trở thành vị Bồ Tát mang màu sắc tín ngƣỡng dân gian.76 . Quan Âm là một Bồ Tát của Phật Giáo nhƣng đã dân gian hóa thành một nữ thần phù hộ nữ giới hoặc người đi biển. Tương truyền Quan Âm Bồ Tát đã giáng sinh tại Phổ Đà Sơn, ngoài biển khơi vùng Phúc Kiến, chính vì vậy Quan Âm Nam Hải được người Phúc Kiến tôn thờ nhiều nhất.77

Theo tâm thức của cƣ dân vùng biển, đảo Nam Bộ, Phật Bà Nam Hải có vị trí là một Thánh Mẫu linh thiêng theo chiều kích của Phật giáo. Điểm đặc sắc mang sắc thái văn hóa biển của tín ngƣỡng này là cƣ dân vùng biển, đảo Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) thờ tƣợng Phật Bà đứng uy nghi trong lòng một con tàu đặt trên núi

75 Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bình Dương (1998), “ Sơ khảo về tín ngưỡng, lễ hội gian dân và truyền thống tỉnh Bình Dương, tr. 97

76Trung Tâm Văn Hóa TP.Hồ Chí Minh (2006), Nguyễn Văn Sanh (Chù nhiệm đề tài), Văn hóa & Nghệ thuật người Hoa TP. Hồ Chí Minh , tr. 94

77 Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bình Dương (1998), sđd, tr. 87

424 cao, gương mặt Phật Bà nhìn từ hướng ra biển như luôn quan sát để che chở chúng sinh. Rõ ràng trong tâm thức của cư dân sống tại môi trường sinh thái biển- đảo, biểu tượng Phật Bà cứu khổ cứu nạn đứng trong con tàu sẽ mãi là niềm ngưỡng vọng linh thiêng về sự yên bình cho những con người đêm ngày dong tàu mưu sinh nơi cõi khơi xa.

Tượng Phật Bà Nam Hải ở đảo Lại Sơn, KG và tại xóm chài Phước Hải, BR-VT(YT) 4.1.4.2.Tín ngƣỡng Bà- Cậu

Tín ngưỡng Bà- Cậu là một trong những dạng mô típ Thờ Mẫu do người Việt ở miền Trung ảnh hưởng văn hóa Chăm và đem mô thức tín ngưỡng này vào Nam Bộ. chính là Thánh Mẫu Thiên Y Ana, còn Cậu chính là Nhị vị công tử con trai của bà: Cậu Trài và Cậu Quý. Theo truyền tích Thiên Y Ana trôi dạt trên biển, thân xác bà biến thành cây trầm hương, do tính linh thiêng cứu độ người trên biển nên ngư dân và những người đi biển hay làm những nghề liên quan đến biển tôn thờ bà là Nữ thần biển và thờ chung với hai con trai của bà là cậu Trài – cậu Quý.Ngư dân Việt ở Nam Bộ rất tin tưởng tín ngưỡng Bà - Cậu và họ đều tự gọi nghề “hạ bạc” đi biển đánh cá của mình là nghề Bà- Cậu. Không chỉ có ngƣ dân tôn thờ Bà- Cậu như Tổ sư của nghề đánh cá trên biển, mà ngay cả những người làm nghề xẻ mực, xẻ cá trên bờ, những người chủ vựa thu mua tôm cá, những người cung cấp xăng dầu, vật tư đánh bắt cho ngư dân… tuy không trực tiếp mưu sinh, đối đầu với hiểm nguy nơi biển cả, nhƣng họ vẫn tự nhận mình làm nghề Bà- Cậu. Phải chăng ngoài lý do kinh tế, người dân sinh sống ở vùng biển đảo còn dựa vào niềm tin tôn giáo để cầu mong sự bình yên, sung túc trong cuộc mưu sinh cho mình. Có thể nói Bà- Cậu là dạng tín ngƣỡng phổ biến nhất của dân chài và cƣ dân ở vùng biển Nam Bộ, hầu hết ghe tàu nào cũng thờ cúng van vái Bà- Cậu. Khi ghe xuất bến, thuyền trưởng hoặc chủ ghe đều cúng vái Bà- Cậu, cầu mong cho mình đi biển “mái

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 419 - 450)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)