Tín ngưỡng về Cá Ông của người Khmer

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 414 - 419)

CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN BIỂN, ĐẢO NB

4.1. HOẠT ĐỘNG TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO VÀ LỄ HỘI VÙNG BIỂN

4.1.3. Tín ngưỡng về Cá Ông của người Khmer

Người Khmer hầu hết là cư dân nông nghiệp, với đồng bào, hoạt động kinh tế vùng biển không phải sở trường và không phù hợp với tâm lý và tập quán sinh sống. Tuy nhiên, tại tỉnh Sóc Trăng, người Khmer đã cư trú lâu đời ở vùng biển Vĩnh Châu cùng với người Việt và phương cách sinh kế của người Khmer nơi đây cũng thích nghi với nếp sống và môi trường sinh thái tại chỗ, đó là vùng biển.

Người Khmer nơi đây cũng có tín ngưỡng và lễ hội biển của mình, đó là lễ hội Cúng phước biển (Chrôi rumchek), đƣợc tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Ý nghĩa cốt lõi nhất của lễ hội Cúng phước biển này không hẳn là

72 Phan Thị Yến Tuyết, Tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Địa chí tỉnh Sóc Trăng (Bản thảo), 2010

414 lễ hội cầu ngƣ của ngƣ dân Khmer, cũng không phải mong đƣợc cá Ông cứu mạng vì người Khmer không có tập quán và kỹ năng đánh bắt xa bờ ngoài khơi của đại dương như người Việt, mà họ chỉ đẩy xịp, xúc tôm cá gần bờ biển. Họ không sợ bị bão tố hay những cơn sóng dữ của đại dương đe dọa mà thực sự từ xưa, nơi bờ biển Vĩnh Châu này họ bị một loại côn trùng độc ở biển tác hại, bởi họ dầm mình trực tiếp dưới nước biển. Do đó, lễ hội Cúng phước biển nơi đây của người Khmer thực sự là lễ hội cầu an, một lễ hội của cộng đồng người Khmer sống dọc theo vành đai khá dài ven biển Vĩnh Châu, là vùng biển có người Khmer sinh sống đông nhất và tập trung nhất của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Nam Bộ nói chung. Song điều lý thú ở đây là trong lễ hội Cúng phước biển này, người Khmer đã thể hiện ảnh hưởng phong tục thờ cá Ông của ngƣ dân Việt. Đồng bào Khmer tới mộ cá Ông trong khuôn viên chùa Khmer để cúng tiền và đốt nhang vái lạy. Theo thông tin ghi trên mộ cá Ông, vào ngày 20- 2- 1992 cá Ông lụy, trôi giạt vào khuôn viên của chùa Khmer, đồng bào Khmer đã bắt chước ngư dân người Việt an táng cá Ông tại chính nơi Ông tắp vào và xây mộ tươm tất với mô hình cá Ông được đắp nổi và thường xuyên cúng kiếng. Phải chăng sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Viêt- Khmer cũng đã thể hiện dấu ấn độc đáo qua nghi lễ thờ cá Ông trong lễ hội Cúng phước biển (Chrôi rumchek) của người Khmer ở vùng biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng?

Mộ Cá Ông tại chùa Đại Bái, xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng (Yến Tuyết) Qua kết quả khảo sát định lƣợng 600 phiếu tại các điểm chọn mẫu ở 3 tỉnh Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang cho thấy lễ Nghinh Ông tại Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) có 100% hộ trả lời có tổ chức, xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) có 73% hộ trả lời có (Bảng 2). Riêng hai xã Bình An và Bình Trị ngƣ

415 dân dự lễ Nghinh Ông ở đia bàn khác. Hai điểm này không mang tính đại diện vì Kiên Giang là một trong các tỉnh có lăng thờ Ông Nam Hải cao nhất Nam Bộ

Bảng 2. Địa phương có lễ Nghinh Ông

Sông Đốc

A Thủy Bình Trị Bình An

Tổng số

Số hộ trả lời có Số hộ 200 146 0 0 346

Tỷ lệ % 100.0 73.0 0.0 0.0 57.7

Số hộ trả lời không Số hộ 0 54 100 100 254

Tỷ lệ % 0.0 27.0 100.0 100.0 42.3

Tổng số Số hộ 200 200 100 100 600

Tỷ lệ % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Về tỉ lệ số hộ có người tham dự lễ Nghinh Ông, tại địa phương ở các điểm chọn mẫu là 88,2% gia đình có người tham dự lễ Nghinh Ông, như vậy là một tỉ lệ rất cao, còn tỉ lệ hộ không tham dự là 11,8% (Bảng 3) do họ tham dự lễ Nghinh Ông ở địa phương khác chứ không phải họ không tham dự

Bảng 3: Gia đình có người tham dự lễ Nghi Ông tại địa phương

Số hộ có người tham dự Tỷ lệ %

Có 305 88.2

Không 41 11.8

Tổng số 346 100.0

Tóm lại, việc nghiên cứu về tín ngƣỡng và lễ hội Nghinh Ông mặc dù đƣợc không ít nhà khoa học đề cập nhƣng vẫn rất cần tiếp tục hợp tác tìm hiểu để hình thành nên một hệ thống thông tin khoa học .

Chúng tôi nhận thấy dấu nối giữa 3 miền Bắc- Trung- Nam của tín ngƣỡng thờ cá nói chung và thờ cá Ông nói riêng hết sức lý thú. Ngay ở Trung Bộ và Nam Bộ dấu nối này thật độc đáo, thể hiện sắc thái văn hóa biển từ bước chân di dân và khẩn hoang của cƣ dân miền Trung vào Nam Bộ cũng “lỗ chỗ” không đồng đều, ví dụ lễ hội Nghinh Ông tại Trà Vinh, vài nơi của Bạc Liêu còn giữ tục “Trừ tà ma”

qua việc mượn oai linh của ba ông Quan Thánh, Quan Bình, Châu Xương (sắc thái văn hóa Hoa), giống y lễ hội ở miền Trung, hay chỉ vài nơi thật khiêm tốn ở Bà Rịa-

416 Vũng Tàu…73còn hình thức hát bả trạo của miền Trung, trong khi những nơi khác của vùng biển đảo Nam Bộ không còn dấu tích gì về các hình thức cổ xƣa trên.

Hoặc phức tạp hơn, lễ hội Nghinh Ông ở Mỹ Long, Trà Vinh lại chồng chất, pha trộn các lớp tín ngưỡng khác và trước nó như tín ngưỡng Thờ Mẫu. Chúng tôi muốn để nguyên những chất liệu “mộc” về tín ngƣỡng và lễ hội Nghinh Ông mà chúng tôi tập hợp đƣợc để phân tích, giải mã, tổng hợp về mô thức văn hóa hết sức độc đáo này tại vùng biển, đảo Nam Bộ. Liệu tín ngƣỡng thờ cá Ông rất lâu đời từ cội nhuồn xa xưa của người Việt từ Bắc Bộ khác như thế nào với tín ngưỡng thờ cá Ông ở Trung Bộ và tín ngƣỡng thờ cá Ông Nam Bộ? Tín ngƣỡng cá Ông và tín ngƣỡng Thần biển (Hải thần) ở Nam Bộ khác nhau nhƣ thế nào? Tín ngƣỡng cá Ông là phức hợp tín ngƣỡng từ truyền thuyết lịch sử (liên quan đến Nguyễn Ánh)? từ tín ngƣỡng xa xưa về thần biển của người Chăm mà người Việt ảnh hưởng? từ tâm thức Phật giáo về sự cứu độ của Quán Thế âm Bồ tát? từ gắn kết với tàn tích tín ngƣỡng thờ Mẫu ? từ tín ngƣỡng trừ tà ma dịch bệnh qua sự “tảo thanh” của thầy trò Quan Thánh Đế Quân ??? Một điểm khác cũng hết sức đáng chú ý là trong quá tình đi nghiên cứu văn hóa biển, chúng tôi thu đƣợc rất nhiều thông tin từ các cụ già sinh sống lâu đời bằng nghề biển và vùng biển về xác tín của họ rằng cá Ông có giới tính là nữ:

“Ông là nữ thần, Ông phối tinh với con rồng ở trên Trời, Ông mải mê cứu người bị nạn trên biển, bơi ra bơi vào nhiều nên Ông kiệt sức, sảy thai rồi lụy. Các Ông con cũng lụy nhƣ mẹ, đó là Ông Lộng, Ông Khơi, cũng đƣợc ngƣ dân lập lăng thờ nhƣ mẹ”???

Cuối cùng là tín ngƣỡng thờ cá Ông thực chất là quán tính của tâm thức sợ hãi thiên nhiên biển cả hiểm nguy? hay là lễ hội nghề nghiệp của những người làm

73Ở Nam Bộ, Quan Thánh Đế quân là thần độ mạng nam giới, thần bảo vệ xóm ấp, cộng đồng. Đặc biệt, người Hoa tại Nam Bộ cho rằng thuở trẻ Quan Công từng làm nghề bán thịt heo nên họ còn xem Quan Công là một vị Thần Tài. Ý nghĩa cốt yếu nhất là người Hoa xem Quan Công là biểu tượng của lòng tín nghĩa, một đặc tính rất cần trong thương trường. Tục thờ Quan Công phổ biến do ảnh hưởng của Thiên Địa Hội, nhiều chùa Phật đƣa ông vào thờ làm Bồ Tát Già lam hộ pháp, tức Bồ Tát bảo vệ ngôi Tam Bảo, hộ trì Phật pháp.

Đạo Giáo xem ông là một trong 36 tướng của Huyền Thiên ThượngĐế, vị thần chuyên trừ tà ma để cứu dân lành, có lẽ chính vì ý nghĩa này mà trong lễ hội Nghinh Ông ở Trung Bộ và một số nơi tại Nam Bộ đã thể hiện hình ảnh ba vị chăng?

417 nghề cá?, hay là Tết biển??? Để có đƣợc câu trả lời cho khoa học vấn đề này.là cả một thách thức không nhỏ và sự cẩn trọng cần có khi vận dụng tri thức bản địa lẫn tri thức xuyên văn hóa về tín ngƣỡng cá Ông.

Về niềm tin Cá Ông cứu người gặp tai nạn trên biển khá nhiều, nhưng những người thoát chết cũng không thấy rõ Cá Ông cứu mình ra sao, họ chỉ trôi giạt mê man không còn tri thức trên biển rồi tấp vào bãi cát hay vào nơi có người cứu, sau đó nạn nhân cũng như mọi người biết chuyện đều cho là nhờ “Ông độ”. Tri thức khoa học về Cá Ông thì đó là loài sinh vật biển lƣỡng thể, do có phổi nên Cá Ông thỉnh thoảng trồi lên mặt nước để thở, loài cá này cũng rất nhạy cảm với biển động, gió bão, cũng muốn xuôi vào gần bờ tránh sóng to gió lớn, vì vậy Cá Ông thường trồi lên mặt biển bơi cặp sát theo tàu ghe để cùng nương vào bờ, nhờ vậy có thể ngư dân hay tàu thuyền được may mắn nương theo Cá Ông mà thoát nạn chăng? Sự cứu độ của Cá Ông mang yếu tố huyền bí, mơ hồ, chƣa ai tận mắt thấy Cá Ông cứu người, ngay cả nạn nhân của bão tố trôi giạt vào bờ chính họ tin rằng mình sống đƣợc là nhờ Cá Ông cứu độ, nhƣng họ đều kể lúc đó họ mê thiếp đi,

“Ông độ thì mình mê không biết gì hết trơn”

H. Ở vùng mình từ xưa tới giờ ông có nghe chuyện người nào đi biển mà gặp nguy hiểm là đƣợc cá Ông cứu không?

TL. Ở đây thấy cũng có người chìm ghe ở dưới nước cả mấy ngày mà không chết. Vậy mình mới nói là Ông cứu, không biết có phải là thiệt hay là không. Ở Tiệm Tôm có 2 người bị sập hàng đáy, trôi từ đây mà trôi qua tới bên Ba Động, cũng cách mấy chục cây số, trôi 1 ngày 1 đêm, nằm ở trên bãi cát, tưởng chết, sáng ra có người thấy còn ngáp ngáp, họ đưa về, sống tới tận bây giờ. Có người có ghe cũng chừng 4 - 5 tỉ, đi theo song cầu đóng đáy ở dưới Ba Lai, xuống rồi rớt sông chết, trời tổi không ai dám trở lại vớt, đi về để sáng xuống, tới nơi thấy nó trôi đến 1 cái chòi cách đó khoảng chục cây số mà không chết, thấy ghe ra nó kêu vớt lên. Thằng đó bây giờ vẫn ở Tiệm Tôm.

H. Tên của những người đó là gì hả ông?

TL. Tên của thằng đó thì tôi quên rồi, còn người trôi một người tên Ú. Ông ấy lớn tuổi, năm nay mà ông còn cũng ngoài trăm tuổi, còn thằng Châu mà không biết năm nay nó còn hay mất.

H. Châu là người mà bị trôi tới cái chòi hả ông?

418 TL. Đƣa qua cái chòi thì thằng đó năm nay chừng bốn mấy tuổi. Còn trẻ, tôi hổng nhớ năm đó là năm nào, thời thằng Mỹ nó vô nó chiếm mình đó, hồi đó nó mới có 14 - 15 tuổi, còn nhỏ. Cái đó người ta thường nói là Ông độ chứ nó có thấy Ông độ ra sao.

H. Người đó không kể lại hả ông?

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 414 - 419)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)