CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN, ĐẢO NB
3.3. NGHỀ SẢN XUẤT MUỐI (DIÊM NGHIỆP)
3.3.2. Nghề muối ở Cần Giờ, TP. HCM
Lý Nhơn - làng muối lớn nhất Cần Giờ - có gần 1.000 héc ta ruộng muối trong tổng diện tích 1.618 héc ta (tăng 102 héc ta so với năm 2009) ruộng muối của huyện Cần Giờ. Vào những ngày gần cuối mùa vụ muối, những căn chòi lá trải dài từ khu vực Lý Thái Bửu, Tân Điền, Tiền Giang... đến Kinh Kê, Mương Thông, Đuôi Chồn... đầy ắp muối. Trên những con đường chạy ven ruộng muối, đây đó những đống muối cao như núi, trắng xóa. Theo ông Mai Thế Cầu, một diêm dân ở tổ 22, ấp Lý Thái Bửu của xã Lý Nhơn: “Thương lái nói muối nước ngoài người ta nhập về trắng, rẻ... nên họ trả giá muối của tui có 40.000 đồng một tạ”. Mười mấy năm làm muối trên ruộng của ông cha để lại, ông Cầu cho biết, chưa năm nào được
295 mùa như năm nay - nhờ nắng nóng kéo dài. Thế nhưng, với giá muối như hiện nay, việc thu nhập rất “hẻo”. Theo tính toán, với 3 héc ta ruộng muối, năm nay thu hoạch được khoảng 1.500 tạ; nếu bán vào thời điểm này sẽ thu được 54 triệu đồng. Thực tế, để thu được lượng muối trên, theo ông Cầu, phải có 4 lao động làm việc suốt năm tháng (một vụ). Tiền trả cho một công thợ hiện nay là 2,5 triệu/tháng, tính ra, tiền công đã hết 50 triệu đồng. “Cộng với tiền xăng dầu - chạy máy bơm lấy nước vào ruộng - coi như tiền chi ra đã nhiều hơn 54 triệu đồng thu về”. Như vậy, vợ chồng ông Cầu cùng hai công thợ phơi nắng gần nửa năm trời trên đồng ruộng của mình nhưng kết quả thì chủ ruộng thu nhập thấp hơn công thợ. Dù vậy, ông Cầu cho rằng mình cũng còn may mắn vì năm rồi đã lưỡng lự chưa quyết định lót bạt cho ruộng muối. Anh chỉ tay sang ruộng muối được lót bạt kế ruộng muối của mình:
“Ruộng của ông Tám Mãnh đó. Muối trắng đẹp, năng suất cao... nhưng bán chưa được nên ổng đang phải chạy tiền để trả nợ tiền công, tiền đầu tư lót bạt”. Áp dụng theo kỹ thuật trải bạt từ nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, ông Tám Mãnh của xã Lý Nhơn đã lót bạt hàng chục vuông ruộng muối (tiền đầu tư mỗi vuông có diện tích 23x28 mét hơn 20 triệu đồng) tốn hàng trăm triệu đồng, giờ muối bán chưa được vì giá quá thấp nên nợ nần chồng chất. Nhiều diêm dân ở đây cho biết, trước đây có doanh nghiệp bán bạt lót ruộng hứa sẽ mua muối lót bạt cao hơn tư thương 10.000 đồng mỗi tạ, nhưng trước tình hình giá muối như hiện nay thì “không thấy người của doanh nghiệp đâu hết”. Ông Đặng Văn Đỏ, canh tác 1,2 héc ta ruộng muối ở ấp Tân Điền, nói: “Từ đầu vụ đến giờ, đã gần năm tháng, tui chưa bán được tạ muối nào vì thương lái không ngó ngàng gì đến loại muối trắng trung - dù giá đã rất rẻ, chỉ bằng một phần ba giá của năm rồi”.
Ở làng muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ sản xuất ba loại muối:
+ Muối trắng (trải bố trên đất thuộc - đất làm muối lâu đời) + Muối trắng trung (đất mới làm muối được vài năm) + Muối vàng (ruộng muối mới, bị nhiễm phèn)
Nhưng hiện nay, muối Lý Nhơn loại nào cũng khó bán...Giá muối lao dốc làm không ít diêm dân ở Lý Nhơn điêu đứng. Như trường hợp ruộng muối của ông Chum ở Tân Điền, ruộng muối đã quá ngày (hơn 10 ngày) trắng xóa nhưng vẫn
296 chưa thể cào vì không có tiền thuê công thợ. Hơn nữa, muối trong chòi của ông đã đầy, bên bờ ruộng cũng đã có những đống muối cao như núi. Sở dĩ muối của ông tồn lại nhiều vì năm rồi thấy giá muối cứ tăng liên tục, ông tích trữ lại, đến nay giá muối quá thấp, không ai mua.
Còn tình hình sản xuất muối ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, theo báo cáo năm 2010 của UBND Xã Long Hòa, nơi có nghề muối truyền thống, lâu đời thì vụ muối của xã năm 2008 – 2009 diện tích sản xuất vẫn duy trì 200 ha (45 hộ tham gia sản xuất, tương ứng 375 lao động). Sản lượng bình quân đạt 42 tấn/ ha, tổng sản lượng là 8.400/8.100 tấn, đạt 103% (giá bán bình quân 1.400 đ/kg). Tiếp tục giữ ổn định sản xuất trên diện tích 200 ha, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân sản xuất muối. Năm 2009 giá muối tiêu thụ cao hơn so với các năm trước trung bình 1.500 - 1.600 đồng/kg, lợi nhuận bình quân đạt 29 triệu đồng/ha. Tiếp tục thí điểm mô hình sản xuất muối trên ruộng trải bạt (29 ha), diện tích sản xuất muối của xã hiện còn khoảng 202,2 ha; có 53 hộ sản xuất. Đến kết thúc vụ mùa, sản lượng muối thu hoạch được 14.154 tấn (khoảng 70 tấn/ha), vượt 66,5% kế hoạch (14.154/ 8.500 tấn). Mặc dù được mùa nhưng giá muối thấp (400 – 600 đ/kg), do đó lượng muối tồn kho đến cuối tháng 6 của toàn xã còn khoảng 8.000 tấn. Để giải quyết muối tồn, xã đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tổ chức họp các hộ sản xuất muối đến triển khai về chính sách của Chính phủ thu mua muối hỗ trợ cho đối tượng sản xuất muối và hướng dẫn đăng ký, cấp sổ theo dõi thu bán muối dự trữ quốc gia. Kết quả có 10 hộ đăng ký với 2.000 tấn muối. Kết thúc vụ muối năm 2010 toàn huyện đạt sản lượng thu hoạch 103.688 tấn, trên 1.608,9 ha đất đưa vào sản xuất, so với vụ muối năm 2009, tăng 56,8% sản lượng và tăng 6% diện tích sản xuất, tương ứng với năng suất bình quân tăng 21,4 tấn/ha. Tuy vụ muối năm nay trúng mùa, nhưng giá tiêu thụ muối luôn biến động, giảm từ đầu đến cuối vụ và số lượng tồn kho khá lớn, nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, đến cuối tháng 9/2010 Hợp tác xã muối Tiến Thành đã thu mua tạm trữ 8.000 tấn, hiện còn tồn 47.394 tấn; huyện tiếp tục kiến nghị thành phố có chính sách hỗ trợ để tiếp tục tiêu thụ hết lượng muối của diêm dân. Hiện huyện Cần Giờ đang tiếp tục hoàn chỉnh Đề án điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối đến
297 năm 2020 và tầm nhìn đến năm 202582.