Lễ hội Cầu An và cúng Phước biển (Chrôi rùmchek)

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 450 - 471)

CHƯƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN BIỂN, ĐẢO NB

4.1. HOẠT ĐỘNG TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO VÀ LỄ HỘI VÙNG BIỂN

4.1.5. Lễ hội Cầu An và cúng Phước biển (Chrôi rùmchek)

Ý nghĩa cốt lõi nhất của lễ hội Cúng phước biển (Chrôi rumchek) không hẳn là lễ hội cầu ngư của ngư dân mà chính là lễ hội cầu an của cộng đồng người Khmer sống dọc dài theo một vành đai ven biển Vĩnh Châu, là vùng biển có người Khmer sinh sống đông nhất và tập trung nhất của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Nam Bộ nói chung. Tên cũa lễ hội cúng phước biển (chrôi rumchek ) bắt nguồn từ một từ của tiếng Khmer là rumchek, đó là dứa gai, một loại thực vật mọc thành bụi to với những chiếc lá khá dài và to, hai bên rìa lá tủa gai nhọn, ngoài ra, cách nay 200 năm Chrôi rumchek là tên một phum lớn có nhịều người Khmer sống bằng nghề rẫy và nghề chài lưới ven biển. Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Vùng biển này trước đây hoang dã, đất bồi, mọc tràn ngập những bụi dứa gai, chính những gai nhọn trên lá này đƣợc người Khmer lấy làm biểu tượng cho việc trừ độc, trừ tà ma tại môi trường thiên nhiên mà họ đang sống. Sau này trong quá trình nghiên cứu về văn hóa của người Khmer, chúng tôi nhận thấy dưới góc độ sinh thái văn hóa (cultural ecology), là cư dân có nguồn gốc sinh sống ở rừng núi với hệ sinh thái thực vật phong phú, người Khmer hầu nhƣ đều vận dụng những loài cây, lá nào có gai, móc nhọn cho chức năng trừ tà ma, trong đó có lá dứa gai (rumchek) là một ví dụ. Lá dứa gai tua tủa gai nhọn trong trường hợp ở vùng biển này để làm gì? Qua khảo sát, chúng tôi biết được trước đây (hiện nay vẫn còn nhưng ít hơn), tại vùng ven biển Vĩnh Châu khi người dân xuống biển đẩy xịp thường bị con nhện biển, tiếng Khmer là con tik al (còn gọi là con pil piêng), một loại nhện độc sống ở môi trường nước biển tại Vĩnh Châu. Con tik al là loại động vật biển có râu, thân mềm gần giống nhƣ con bạch tuộc, khi chạm vào nó hoặc tiếp xúc với nước biển có hòa lẫn chất độc của nó,

102 Phan Thị Yến Tuyết, Địa chí tỉnh Sóc Trăng (bản thảo)

450 người ta sẽ bị phỏng cháy da, đau nhức và da sẽ thành ghẻ lở, nhiễm trùng, lở loét.

Hàng năm khi biển êm, vào khoảng tháng 3, tháng 4 âl, con tik al rất nhiều. Lễ hội Cúng phước biển của người Khmer Vĩnh Châu là một dạng lễ hội liên quan đến môi trường sinh thái có vật độc hại, gây tai họa cho người đi biển và cư dân sống vùng biển, đó là nguyên nhân chính của lễ hội cầu an của cƣ dân vùng biển Vĩnh Châu.

Người Khmer không phải ngư dân đánh bắt cá chuyên nghiệp trên tàu thuyền như người Việt mà họ chủ yếu chỉ đẩy xịp và ngâm mình trực tiếp xuống nước biển ven bờ nên mới dễ bị nhiễm độc bởi nhện biển . Sống ở môi trường nào (đồng ruộng, rừng núi, biển cả…) người Khmer cũng đều cầu an cho cuộc sống của họ ở môi trường ấy, do đó, việc người Khmer cúng kiếng , tổ chức lễ hội Cúng phước biển thực chất cũng là một hình thức cầu an nơi môi trường sinh sống ở vùng biển. Do vậy, trong lễ hội Cúng phước biển, người Khmer dùng cây dứa gai (rùm chet) là biểu tượng trấn áp chất độc tà ma tik al và cúng thần Têvôđa biển để trấn áp triều cường, cầu no ấm, thu hoạch thủy hải sản thuận lợi…Rõ ràng nhƣ một nguyên lý, ở đâu có bất an là ở đó có cầu an, ở đâu có bất trắc, tai ƣơng thì ở đó có cúng kiếng, bùa chú.

Như vậy lễ hội Cúng phước biển (chrôi rumchek ) của người Khmer ở vùng biển Vĩnh Châu thực chất là lễ cầu mùa (mùa cá cũng nhƣ mùa sản xuất nông nghiệp) và cầu an cho phum srock, xóm làng, cầu cuộc sống đƣợc sung túc. Tuy đây là nghi lễ thế tục của cƣ dân vùng biển nhƣng vẫn đậm sắc thái nghi thức Phật giáo, vì nơi diễn ra lễ cầu an luôn thờ hình Đức Phật và nghi thức cúng phải do các vị sư ở chùa thực hiện. Lễ Cúng phước biển được tổ chức tại khuôn viên một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1576 là chùa Srei Krosăng (người Việt gọi là chùa Cà Săng ) ở xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Cành dứa gai (rumchek) nhƣ một biểu tƣợng không thể thiếu trong lễ hội Chrôi rumchek, Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Ảnh: Yến Tuyết, 2009

Lễ này đƣợc tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. “Chrôi

451 rumchek” ngày nay được hiểu là lễ hội cúng phước biển, Lễ hội này có ý nghĩa tạ ơn biển đã ban cho con người nguồn thực phẩm thủy hải sản và sản phẩm làm ruộng, làm rẫy, ngoài ra lễ hội cũng nhằm tưởng niệm cầu siêu những nạn nhân của biển cả, những người bị tai nạn hay đi biển không trở về. Trước đây, có một nhà sư Khmer trong chùa là Tà Hu đã từng xây dựng một ngôi tháp (chet đây) trên giồng đất cao hướng ra biển, gần chùa Cà Săng, thuộc ấp ĐônChêk, xã Vĩnh Thuận để mọi người trong srock ghi nhớ, đến thắp hương tưởng niệm người bị tử nạn khi đi ngoài biể.

Ông chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn, làm phước. Do sức tàn phá của thời gian, ngôi tháp xưa không còn nguyên vẹn nữa nhưng lễ hội cúng phước biển vẫn theo nếp xưa, tiếp tục lưu giữ gần địa điểm đó.

Nghi thức lễ Cúng phước biển diễn ra trong hai đêm, do sư cả chùa Cà Săng chủ trì :

- Đêm vào đám (Chôlbênh): Sƣ cả thực hiện nghi thức cầu siêu cho các vong hồn tử nạn vì biển tại chẹt đây dựng tƣợng trƣng gần biển. Sau đó Phật tử cùng đọc kinh nguyện cầu cho các vong hồn và xin phù hộ che chở cho người làm nghề biển và sinh sống gần biển đƣợc no đủ, bình an.

- Đêm cúng Phật (Tha Wattkum): mọi người tề tựu trước tháp nghe sư cả thuyết pháp, tụng kinh nguyện xin cho thôn xóm bình yên và mùa rẫy, mùa cá đều dư dã. Tiếp theo Phật tử thực hiện nghi thức đắp núi cát ( phnom ksach) tích phước..

Trong phần vui chơi có các trò chơi dân gian nhằm tái hiện cuộc sống đặc trƣng của người dân Khmer ven biển, như các cô gái gánh nước tưới rẫy, các chàng trai vùng biển đen sạm nắng gió mô phỏng động tác đẩy xiệp và hoạt cảnh người đi cà kheo, đánh xe bò, đua ghe ngo trên cạn , múa đá gà…Người dân cũng triển lãm các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thu hoạch được tại địa phương như hành tím, củ cải sa bấu… Người Khmer hầu hết là cư dân nông nghiệp, với đồng bào, hoạt động kinh tế vùng biển không phải sở trường và cũng không phù hợp với tâm lý và tập quán sinh sống. Tuy nhiên, tại Sóc Trăng, người Khmer đã cư trú lâu đời ở vùng biển Vĩnh Châu cùng với người Việt nên đã thích nghi với nếp sống và môi trường sinh thái vùng biển, ảnh hưởng phong tục thờ cúng cá voi của ngư dân người Việt, ví dụ người Khmer ở vùng biển Vĩnh Châu cũng tổ chức làm phước cầu nguyện, thậm chí trước một sân chùa Khmer ở huyện Vĩnh Châu (chùa Đại Bái, xã Lạc Hòa) còn làm

452 mô hình cho mộ cá voi khi cá voi lụy, trôi giạt vào nơi đó. Phải chăng phần nào sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Viêt- Khmer cũng đã thể hiện dấu ấn văn hóa biển độc đáo trong lễ hội Cúng phước biển (Chrôi rumchek) của người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam Bộ nói chung.

4.1.6. Lễ hội Thánh Simon Phêrô của cộng đồng ngư dân Công giáo:

Thị trấn Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện có 3 giáo xứ: Phước Bình, Tân Phước, Phước Hiệp. Giáo xứ Tân Phước có nguồn gốc ở Bùi Chu và Thái Bình, nơi giáo dân sinh sống bằng nghề đánh cá và nghề làm muối.

Một bộ phận giáo dân của giáo xứ di dân vào Nam từ năm 1954, nhưng trước khi đến đây, họ đã từng trải qua một thời gian sống ở Trại Bời Lời, Trảng Bàng, Tây Ninh, mang tên là Lạc Long, gồm khoảng 4.000 giáo dân. Có lẽ sống ở Trảng Bàng không phù hợp vì giáo dân đã quen nghề đánh cá và làm muối, do đó LM Đa Minh Vũ Xuân Huyên đã đưa giáo dân về vùng biển Phước Tỉnh và đổi tên giáo xứ là Tân Phước như ngày nay. Năm 1955, lúc đầu đất hẹp, chỉ có 2ha, chỉ đủ đất cho khoảng 300 hộ (1517 người) nên số giáo dân còn lại khoảng 1.000 người theo LM Vinh Sơn Đoàn Kim Thanh về Cù Mi, Phước Tỉnh lập nghiệp. Giáo dân Phước Tỉnh một số làm nông nghiệp, số lớn vẫn tiếp tục làm nghề cá cho đến nay., dần dần có giáo xứ Phước Bình, giáo xứ Phước Lâm.

Tên bổn mạng của phần lớn giáo xứ tại vùng biển, đảo Nam Bộ là Thánh Phê rô vì Thánh Phê rô khi tại thế cũng là một ngƣ dân Ngày 29- 6 là ngày mừng kính bổn mạng Thánh Phê rô, hầu hết ghe thuyền, chài lưới của tín đồ Công giáo đều trở về cảng, ghe tàu đậu kín đông đúc nhƣ lễ hội Nghinh Ông. Giáo dân đến nhà thờ dự Thánh lễ , LM xuống các tàu, ghe rẩy nước thánh, ban phép lành. Tín đồ giáo dân ngày lễ ấy đua ghe, chạy vòng quanh ngoài biển xong trở về ăn mừng trong gia đình, ngày hôm sau họ mới trở ra biển đánh cá.

Một số ngƣ dân Công giáo để hình Chúa trên ghe, hoặc hình Thánh Phê rô, hình LM Trương Bửu Diệp... Lễ bổn mạng của Thánh Phê rô là 29- 6, tháng 6 là những ngày “động nước”, thường hay có bão hay áp thấp nhiệt đới, cá tập trung rất nhiều (đánh cá lúc thời tiết như thế này đi 1 ngày bằng 5 ngày thường), ngư dân ngoài đạo cảm nhận: “Sau khi ngƣ dân có đạo mừng Ông Thánh Phê rô của họ thì

453 hình nhƣ đƣợc Thánh ban lộc, đi đánh cá theo ngƣ dân có đạo lúc này nhiều cá hơn mọi ngày”. Trong quyển “Nghi lễ rửa tội trẻ nhỏ- Rửa tội người lớn – Xức dầu bệnh nhân- Các phép lành” ấn bản khá cũ, có hẳn mục “Làm phép thuyền đánh cá”.

Các linh mục ở vùng biển Nam Bộ đã thích nghi với niềm tin của tín đồ ngƣ dân, họ cần đƣợc linh mục làm phép ghe, tàu khi đóng mới, có nơi không có cảng, tàu phải đậu xa ở mực nước sâu tối thiểu thích hợp với tàu thì linh mục cũng vì niềm tin của tín đồ mà chèo thuyền thúng ra làm phép ghe. Trong sách này ghi rõ Thánh Simon Phê rô khi còn là ngƣ dân,. ông và các ngƣ dân trong cơn nguy khốn đã gặp Chúa và đƣợc Chúa ban cho cá nhƣ thế nào.

Chúa Jesus hỏi họ:

- Này các chú, không có gì ăn cả phải không?

- Thƣa không

Chúa Jesus bảo: Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền thì sẽ bắt được cá. Chúa đã muốn con người cai trị cá biển, Chúa đã đi trên mặt biển giữa những tiếng gầm gừ của bão tố và đã ra lệnh cho sóng gió yên lặng. Chúa đã phán một lời làm cho lưới của các tông đồ đầy cá cách lạ lùng…Lưới đầy những cá. Người môn đệ nói với Phê rô: Chúa đó! Phê rô vội khoác áo vào vì lúc đó đang cởi trần rồi nhảy xuống biển. Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên và có cả bánh nữa. Chúa Jesus nói: Đem ít cá mới bắt được tới đây!. Ông Simon Phê rô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ. Cá nhiều mà lưới không rách. Chúa Jesus nói: Anh em đến mà ăn! Chúa cứu vớt Thánh Phê rô trên biển cả, cứu thoát những thuyền trên biển qua cơn hiểm nguy…” Nguồn: “Nghi lễ rửa tội trẻ nhỏ- Rửa tội người lớn – Xức dầu bệnh nhân- Các phép lành”

454 Khi làm nghi thức “làm phép thuyền đánh cá” cho tín đồ ngƣ dân, các linh mục đều đọc nội dung trên, điều này đem lại niềm tin bình an cho những người ngư dân ngày đêm lênh đênh trên biển cả, đối đầu với sóng biển cuồng nộ lẫn thách thức không đánh đƣợc cá tôm, đồng nghĩa với cuộc sống khốn cùng

Trên đây chúng tôi tập hợp những thông tin về tín ngƣỡng và lễ hội liên quan đến cƣ dân vùng biển, đảo Nam Bộ. Chúng tôi biết đƣợc quan niệm của các vị chức sắc của đạo Cao Đài và Phật giáo về nghề cá của cư dân địa phương và suy nghĩ nhiều về các quan niệm này.

Khi làm việc tại Thánh thất Cao Đài (Ban Chỉnh Đạo) xã An Thủy, quan điểm của Vị đại diện ở đây bày tỏ:

Đạo Cao Đài không sát sanh hại vật, nhƣng nhân sanh ở đây toàn làm nghề hạ bạc, những người chức sắc phải giải nghệ, nhưng nhân sanh cũng phải giải nghệ- Đừng sát hại vật, các loại côn trùng và thảo mộc. Dù là vùng biển nhưng trước kia bến Tre không có mạnh về nghề biển nhƣ bây giờ

Đối với người lãnh đạo dặn dò bổn đạo tránh sát sanh, nhưng tín đồ đường trí còn thấp, hơn nữa vì kế sinh nhai lo nuôi vợ nuôi con mà phải sát hại sanh vật, đành phải nhờ Nhà nước có biện pháp quy định độ lưới cho họ bớt tận diệt tôm cá nhỏ, các loài dưới biển. Mỗi lần sóc vọng chúng tôi đều khuyên tín đồ theo con đường của đạo, nhân loại không giác ngộ thì đi đến tương tàn

Làm việc ở chùa Thanh Quan, (Quán Thế âm Bồ tát), ấp 8, ngày 1- 8- 09 với đại đức Thích Minh Chí,.một nhà sư đã sinh sống và tu hành tại địa phương này rất lâu đời, sư am hiểu nhiều về cuộc sống của người dân, tín đồ nơi đây. Theo quan điểm của sƣ là:

Chùa Thanh Quan tên có trong kinh Cổ môn, tu 9 quả trong 4 quả nhà Phật, xem xét tìm hiểu người dân đau khổ, hộ lực cho đạo pháp, trừ tà ma yêu quỷ. Đạo Phật chủ trương không sát sanh, hướng dẫn ngư dân dần dần để tu tập Từ nhỏ tới giờ thầy sống ở vùng này, trước kia dân cư ít, họ chỉ cần ra biển một chút là có cá tôm ăn, sau này đông dần họ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên, phải đi đánh bắt xa bờ. Con người sở dĩ có chiến tranh vì tham, vì tranh giành sự sống..Nhà nước nên ra loại đánh bắt theo lưới quy định, cấm ngư dân sử dụng loại lưới mắt nhỏ. Ở đây ngư dân thường mời thầy cúng ghe, nhưng nhà Phật không cúng chỗ sát sanh nên thầy phải từ chối. Thầy nghĩ, người dân nghèo túng phải đi

455 đánh bắt, tạo nghiệp. Ở đây nhà Phật có Kinh sƣ đi ghe ra biển cứu vớt những vong hồn, oan hồn, làm nghi chiêu u cho oan hồn . Ghe ra biển, đi chừng 1, 2 tiếng đồng hồ, gồm 1 ghe kinh sƣ, ghe Phật tử có con chết ngoài biển đi theo, đọc tên con cái họ, họ khóc tức tưởi…

Tóm lại, trong nhiều chồng, lớp tín ngƣỡng tôn giáo đan xen phức tạp do tính chất đa văn hóa, đa tín ngƣỡng của một vùng đất đa dân tộc tại Nam Bộ thì việc giải mã, xác định nguồn gốc, danh tính và chức năng của các hiện tƣợng tín ngƣỡng, tôn giáo, lễ hội vùng biển không phải là việc đơn giản nhƣng cũng không phải là không thể và không lý thú.

Rõ ràng thể hiện khá rõ qua lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward, đó là ảnh hưởng qua lại hay còn gọi là sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, môi trường mà con người, cụ thể ở đây là những ngư dân đã phải thích nghi để sinh tồn. Nhƣ vậy, vấn đề tín ngƣỡng tôn giáo của cƣ dânvùng biển, đảo Nam Bộ cũng phù hợp với lý thuyết của trường phái chức năng, do cuộc sống mưu sinh ngoài biển khơi của ngƣ dân đầy nguy hiểm, thách thức bởi hiện tƣợng thiên nhiên, cũng nhƣ do tài nguyên biển không phải luôn đánh bắt đƣợc thuận tiện để cuộc sống được ấm no, do đó con người ở môi trường này luôn cần có niềm tin tôn giáo để trấn an và nâng đỡ tinh thần mình.

Tóm lại, đời sống tín ngƣỡng tôn giáo, lễ hội của các cộng đồng cƣ dân tại vùng biển, đảo Nam Bộ thể hiện đƣợc sắc thái văn hóa đặc trƣng của một vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, qua đó cho thấy tính thống nhất trong đa dạng do quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc rất rõ nét. Tâm thức khát vọng một cuộc sống bình an, no ấm của người dân Nam Bộ luôn bộc lộ trong các nghi lễ, sinh hoạt của tín ngƣỡng tôn giáo và trong không gian văn hóa của lễ hội, điều này mãi là chất keo gắn bó các cộng đồng dân tộc với nhau. Ví dụ bên cạnh lăng Ông của ngƣ dân làng cá Kinh Ba, Trần Đề là miễu thờ bà Thiên Hậu của người Hoa. Do Bà Thiên Hậu là nữ thần biển và người dân Việt cũng sùng kính Bà nên vào dịp Lễ hội Nghinh Ông tại đây, mọi người tham dự lễ hội cũng tiến hành cung viếng miếu Bà thành kính để cầu xin được Bà độ trì, che chở. Hay trường hợp người Khmer cũng có tín ngƣỡng thờ Cá Ông và tổ chức cúng lễ trong khuôn viên chùa Khmer rõ ràng là mức độ giao lưu văn hóa ở đây trở nên vô cùng đặc sắc. Qua việc cúng lễ cùng

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của cư dân vùng biển, đảo nam bộ (Trang 450 - 471)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(657 trang)