Quản lý Nhà nước về thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.3. Quản lý Nhà nước về thuế giá trị gia tăng

1.3.1 Sự cần thiết và khái niệm của công tác quản lý thuế GTGT

Mỗi quốc gia ra đời đều phải xây dựng một bộ máy Nhà nước để quản lý và điều hành chế độ xã hội của mình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy quyền lực của Nhà nước, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định. Để có được nguồn tài chính đó, Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách như: in tiền, phát hành trái phiếu, vay nợ trong và ngoài nước, thu thuế... Tuy nhiên các hình thức như in tiền hay đi vay không thể sử dụng lâu dài và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, chỉ có hình thức thu thuế là hợp lý và lâu bền nhất. Thuế GTGT là một loại thuế tiến

bộ, có vai trò vai trò rất lớn trong việc huy động ngân sách Nhà nước, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai trò quản lý của bộ máy Nhà nước, do đó công tác quản lý thuế GTGT là một công tác quan trọng cần phải được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả.

Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.

Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở các quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuế GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó. Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cấp.

Ở Việt Nam, công tác quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục thuế và Chi cục thuế. Cục thuế quản lý chủ yếu đối với những ĐTNT tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, còn Chi cục thuế quản lý đối với các ĐTNT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể.

Công tác quản lý thuế GTGT ở cấp Cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp.

Công tác quản lý thuế GTGT ở cấp Chi cục thuế bao gồm các nội dung:

Đăng ký thuế; Điều tra doanh số ấn định thuế (đối với các hộ ấn định thuế); Xét miễn, giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ thuế; Xử lý tờ khai nộp thuế; Xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế.

Trong công tác quản lý thuế GTGT, Cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư... để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển nguồn thu.

1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý thuế

Hiện nay hệ thống tổ chức quản lý thu thuế của nước ta được tổ chức như sau:

- Ở Trung ương có Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài Chính: thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc Ngân sách nhà nước và Tổng cục hải quan thực hiện chức năng quản lý thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có các Cục thuế, các Cục thuế chịu sự chỉ đạo của Tổng cục thuế và UBND cùng cấp.

- Ở cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có các chi cục thuế, các Chi cục thuế chịu sự chỉ đạo của Cục thuế và UBND cùng cấp.

Để thực hiện Luật quản lý thuế, hiện nay ngành thuế đã chuyển đổi cơ cấu theo mô hình quản lý theo chức năng.

Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng là việc tổ chức bộ máy trong đó cơ cấu bao gồm các bộ phận ( Phòng, ban, đội) , mỗi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ bản gồm:

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế.

- Xử lý tờ khai và kế toán thuế.

- Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế.

- Thanh tra, kiểm tra thuế.

Ngoài các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế cơ bản, cơ cấu tổ chức còn gồm môt số bộ phận thực hiện việc quản lý các sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện các chức năng khác phục vụ cho việc quản lý thuế ( quản lý thuế thu nhập cá nhân;

pháp chế, chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế, quản lý ấn chỉ, quản trị, tài vụ…). Đây là mô hình được đánh giá với nhiều ưu điểm.

Năm 2004 mô hình này đã được triển khai áp dụng thí điểm tại Cục Thuế TP.HCM và Quảng Ninh và bắt đầu từ 1/7/2007 được triển khai trên toàn quốc.

Thực hiện quản lý thuế theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế : Cơ sở kinh doanh

tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN. Theo kinh nghiệm của các nước và qua hơn 4 năm triển khai thí điểm đã khẳng định việc thực hiện cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN và tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng là phù hợp và ưu việt đối với công tác quản lý thuế của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Cụ thể:

- Thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và người nộp thuế.

- Tập trung chuyên sâu quản lý thuế theo chức năng, hạn chế sự trùng chéo chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức do mỗi chức năng được giao cho một bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện, tạo điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn hóa quản lý thuế, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên nghiệp cho cán bộ, công chức.

- Quản lý được minh bạch do mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, một hoặc một số công đoạn của quy trình quản lý, vì vậy khâu sau kiểm soát được khâu trước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát nội bộ.

- Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại; tin học hóa công tác quản lý thuế nhờ chuyên môn hóa chức năng quản lý thuế.

- Khắc phục tình trạng gia tăng áp lực khi đối tượng nộp thuế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng so với tổ chức quản lý theo NNT.

- Tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng cường tính tự giác và giảm chi phí tuân thủ luật thuế của người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan Thuế.

- Hạn chế sự tùy tiện và các hành vi tiêu cực trong quản lý thuế do các cán bộ thuế trực tiếp tiếp xúc với NNT trong toàn bộ các khâu của quy trình quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)