CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NỘP THUẾ THEO KÊ KHAI TRỰC TIẾP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
3.2. Những biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
3.2.8. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế
Công tác tuyên truyền giáo dục là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, hiệu quả trừu tượng, không lượng hóa được nhưng lại rất quan trọng. Việc tuyên truyền pháp luật thuế không những giúp mọi người dân hiểu và thực hiện đúng luật mà còn góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế cũng như hành vi trốn thuế của hộ kinh doanh. Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệp của nhiều nước cho thấy sự thành công trong việc thực hiện các chính sách, chế độ không chỉ nhờ vào quy định trong văn bản pháp quy mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêp túc của cán bộ thuế và người nộp thuế. Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cần phải được chú trọng đầu tư hơn nữa, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về chính sách, chế độ thuế của người dân, làm cho mọi người thấy rõ việc nộp thuế là trách nhiệm và quyền lợi của mọi người dân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc chấp hành các Luật thuế. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây.
+ Hệ thống tài liệu tuyên truyền phải in ấn theo từng sắc thuế, có sự cập nhật thường xuyên những thay đổi về các quy định trong Luật hay các chính sách, chế độ thuế. Quy định các nội dung cần đề cập và hình thức trình bầy một cách thống nhất tạo thuận lợi cho việc tra cứu các nội dung liên quan đến từng sắc thuế và liên quan đến nhiều năm.
+ Xây dựng kế hoạch mạng lưới tuyên truyền rộng khắp và phù hợp với từng sắc thuế, từng đối tượng nộp thuế nư báo chí (báo ngành, báo khác), phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, vừa mang tính chất tuyên truyền nội bộ ngành vừa mang tính chất tuyên truyền rộng rãi, đưa lêm mạng Internet miễn phí…
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ thuế để mỗi cán bộ thuế phải là một tuyên truyền viên về thuế giỏi, góp phần hạn chế việc trốn lậu thuế của người nộp thuế.
Đối với Chi cục thuế cần phối hợp với các ban ngành liên quan tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền các luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng
với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm bằng nhiều hình thức như báo chí, đài phát thanh, phát tờ rơi, thông tin về phòng tuyên truyền tư vấn đối tượng nộp thuế, để các hộ kinh doanh có thể hiểu rõ và tự giác chấp hành nộp thuế, ngoài ra mỗi kỳ vào đầu năm Chi cục thuế cấp tổ chức các đối tượng kinh doanh tham gia hội nghị và khen thưởng với hộ kinh doanh nộp thuế cao và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, cần nhắc nhở những đối tượng chưa chấp hành tốt chính sách thuế.
Kết luận chương 3
Mục đích của công tác quản lý thuế nói chung chính là phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn thu NSNN phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tức là phải đảm bảo đúng luật, không tùy tiện áp đặt để đảm bảo số thu. Muốn vậy, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải đặt trọng tâm vào công tác chống gian lận, trốn lậu thuế và khai thác tối đa nguồn thu. Đây cũng chính là tinh thần đổi mới quản lý Nhà nước theo hướng tăng cường pháp chế XHCN; mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, vì vậy ngành thuế luôn luôn phải tăng cường cải cách hệ thống chính sách thuế, đổi mới công tác quản lý nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ.
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng, vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Do vậy, việc quản lý đối với hộ kinh tế cá thể là hết sức cần thiết.
Có thể nói công tác quản lý thu thuế GTGT với hộ kinh tế cá thể thời gian qua đã đạt được một số các kết quả đáng ghi nhận. Ngoài ra, thông qua việc quản lý từng hộ, loại hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh, doanh thu của từng hộ kinh doanh cơ quan quản lý kinh tế có thể định hướng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, dự đoán được diễn biến cung cầu để từ đó thực hiện các chính sách điều chỉnh vĩ mô cho phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam có số hộ kinh doanh cá thể rất lớn, bên cạnh các hộ thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ còn có những hộ kinh doanh ý thức chấp hành pháp luật chưa cao nên còn vi phạm các pháp luật thuế. Để có thể thu đúng, thu đủ với các hộ kinh doanh các cơ quan thuế cần phải quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh về nhiều mặt.
Với các lý do trên, việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể là rất cần thiết.
Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số tồn tại. Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng. Trong đó các biện pháp nghiệp vụ về quản lý căn cứ tính thuế là những biện pháp lâu dài, thường xuyên, các biện pháp về công tác cán bộ là những biện pháp chiến lược; các biện
pháp khác cũng rất quan trọng như biện pháp về áp dụng cơ chế ủy nhiệm thu, tăng cường công tác tuyên truyền…
Những giải pháp trên đây muốn thực hiện tốt cần phải có thời gian và điều kiện nhất định, song tôi hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.