Quản lý số lượng các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ cá trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2009 - 2012

2.2.2 Quản lý số lượng các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh

phép. Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đó là việc nộp thuế mà cụ thể là phải đăng ký nộp thuế.

Công tác này giúp cho Tổng cục Thuế và ngành thuế các địa phương nắm bắt được số lượng các đối tượng phải nộp thuế. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Chi cục thuế quận, huyện , thị xã, thành phố triển khai cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký nộp thuế.

Quản lý số lượng hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh là một khâu quan trọng trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Quản lý ngành nghề kinh doanh tốt mới có thể tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, thông qua đó giúp cho các cơ quan chức năng nắm bắt được tình hình kinh doanh trên địa bàn để có thể thực hiện công tác quản lý vĩ mô của mình. Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý đối tượng nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh. Chi cục thuế thành phố Cẩm Phả đã tiến hành phân loại đối tượng nộp thuế theo các ngành nghề kinh doanh đối với hộ cá thể, cụ thể là đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình đăng ký kinh doanh của các hộ cá thể trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

Ngành nghề

Năm 2009 Năm 2010

Hộ ĐKKD

Hộ thực tế KD

Hộ ĐK thuế

Hộ ĐKKD

Hộ thực tế KD

Hộ ĐK thuế

+ Sản xuất 292 287 292 302 290 302

+ Vận tải 295 285 295 295 285 295

+ Ăn uống 460 325 460 460 325 460

+ Thương nghiệp 6.083 5.223 6.083 5.843 5.800 5.843

+ Dịch vụ 850 800 850 850 800 850

Tổng cộng 7.130 6.920 7.130 7.750 7.500 7.750

(Nguồn: Bảng tổng kết môn bài và số liệu kiểm tra của Đội kiểm tra)

Ngành nghề

Năm 2011 Năm 2012

Hộ ĐKKD

Hộ thực tế KD

Hộ ĐK thuế

Hộ ĐKKD

Hộ thực tế KD

Hộ ĐK thuế

+ Sản xuất 302 290 302 326 313 326

+ Vận tải 295 285 295 312 299 312

+ Ăn uống 460 325 460 478 472 478

+ Thương nghiệp 5.843 5.800 5.843 5.991 5927 5.991

+ Dịch vụ 850 800 850 893 889 893

Tổng cộng 7.750 7.500 7.750 8.000 7.900 8.000

(Nguồn: Bảng tổng kết môn bài và số liệu kiểm tra của Đội kiểm tra) Thông qua bảng trên chúng ta thấy (phân tích bảng năm 2011, 2012).

- Năm 2011: Có 7.750 hộ đăng ký hình thức kê khai thuế trực tiếp - trong đó: có 7.500 hộ thực tế hoạt động, có 20 hộ bỏ kinh doanh, còn lại 230 hộ chuyển sang hình thức doanh nghiệp đăng ký thuế theo phương pháp khẩu trừ thuế.

- Năm 2012: Có 8.000 hộ đăng ký hình thức kê khai thuế trực tiếp - trong đó:

có 7.900 hộ thực tế hoạt động, có 22 hộ bỏ kinh doanh, còn lại 78 hộ chuyển sang hình thức doanh nghiệp đăng ký thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Từ năm 2011 đến năm 2012 cùng với sự phát triển kinh tế địa phương các hộ kinh doanh cũng tăng qua các năm. Cụ thể, số hộ đăng ký kinh doanh từ 7.750 hộ (năm 2011) tăng lên 8.000 hộ (năm 2012) trong đó số hộ thực kinh doanh tăng từ 7.500 hộ (năm 2011) lên 7.900 hộ (năm 2012), số hộ thực tế kinh doanh năm 2012 tăng hơn số hộ thực tế kinh doanh trong năm 2011 là 400 hộ. Việc tăng số hộ đăng ký kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 là xuất phát từ nguyên nhân sau: Do sự phát triển nhanh chóng của cơ chế thị trường mở cùng với lợi thế phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ mới đã ra đời và một số hộ từ mô hình hộ nộp thuế khoán nay chuyển sang đăng ký theo phương pháp kê khai trực tiếp, việc chấp hành quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh

doanh của các hộ đã được nâng lên cao hơn trước nên số hộ đăng ký kinh doanh đã tăng lên. Mặt khác, một số hộ không đăng ký kinh doanh năm trước sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện đã nghiêm túc chấp hành việc đăng ký kinh doanh cũng làm cho số hộ đăng ký kinh doanh năm 2012 tăng lên.

Số hộ đăng ký thuế năm 2011 là 7.750 hộ, sang năm 2012 là 8.000 hộ, tức là tăng 250 hộ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 106%. Như vậy số hộ đăng ký thuế tăng lên đang kể có thể coi là một biểu hiện chuyển đổi do tác động của chính sách hợp lý, cho thấy Chi cục thuế thành phố Cẩm Phả có cố gắng trong công tác quản lý việc đăng ký nộp thuế cũng như công tác quản lý đăng ký kinh doanh. Để cụ thể hơn nữa chúng ta cần đi xem xét tình hình quản lý đăng ký nộp thuế của từng ngành nghề kinh doanh như sau:

+ Ngành có tốc độ tăng nhanh nhất là thương nghiệp, năm 2012 số hộ kinh doanh ngành này tăng hơn là 148 hộ so với năm 2011 (tăng từ 5.843 hộ lên 5.991 hộ), ứng với tỷ lệ tăng là 102%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số hộ kinh doanh trong ngành này tăng lên là do chuyển đổi cơ chế cũng như tác động của chính sách hợp lý. Trong năm 2012 các ngành công nghiệp khai thác than làm ăn có hiệu quả, dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Ngành dịch vụ (từ 850 hộ lên 893 hộ), tăng lên 43 hộ, ứng với tốc độ tăng là 40%, ngành dịch vụ có tỷ trọng tăng cao nhưng về số lượng hộ tăng không đáng kể; ngành ăn uống tốc độ tăng thứ 3 đứng sau ngành dịch vụ; Ngành sản xuất, ngành vận tải đứng cuối cùng. Điều này chủ yếu do các ngành này đòi hỏi vốn lớn, vòng quay vốn chậm qui mô mô hình đòi hỏi tính chât, trình độ cao nên những ngành này phát triển theo loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra vẫn tồn tại một số hộ kinh doanh đã thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nhưng bỏ kinh doanh với nhiều lý do khác nhau qua công tác thanh tra, kiểm tra hộ trên địa bàn quản lý thấy rằng các hộ này không kinh doanh và có một số hộ chuyển đổi lại hình kinh doanh từ hộ kê khai trực tiếp thành loại hình doanh nghiệp.

Những phân tích trên cho thấy, khi số hộ thực tế tăng lên, Chi cục đã kịp thời đưa vào diện quản lý thuế theo qui định các hộ kinh doanh phải đăng ký, kê khai

nộp thuế và được theo dõi quản lý trên sổ bộ thuế của Chi cục. Việc quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục, ngoài quản lý đối tượng nộp thuế theo địa bàn, còn có sự quản lý chặt chẽ theo ngành nghề kinh doanh để có thể theo dõi chặt chẽ những biến động của các cơ sở kinh doanh phù hợp với đặc thù kinh doanh. Nhìn chung, khi số lượng hộ kinh doanh thực tế tăng lên đã được rà soát đưa vào quản lý thuế mà biểu hiện cụ thể là, hầu hết các ngành nghề kinh doanh đều có số lượng hộ kinh doanh đăng ký thuế tăng so với năm trước. Đạt được kết quả trên là do cán bộ các đội thuế xã, phường đã bám sát địa bàn để nắm bắt, vận động, thuyết phục các hộ kinh doanh chủ động đăng ký, kê khai nộp thuế; Chi cục đã chỉ đạo sát sao và tăng cường quản lý cũng như công tác thanh tra, kiểm tra đối với địa bàn trọng điểm này trên địa bàn thị xã…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố cẩm phả (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)