Các giải pháp Maketing hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác marketing của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hưng yên (Trang 75 - 81)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HƯNG YÊN

3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên

3.3.5. Các giải pháp Maketing hỗ trợ khác

Do các hoạt động Marketing chỉ là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của NH, chính vì vậy để các giải pháp ứng dụng Marketing vào hoạt động NH có thể thực hiện được tốt, một số giải pháp bổ trợ cần được tiến hành nhằm đảm bảo điều kiện môi trường Marketing được thuận lợi nhất, đó là các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức theo quan điểm Marketing, tác giả kiến nghị cải tổ bộ máy tổ chức của BIDV Hưng Yên theo các hướng sau :

- Đảm bảo phục vụ khách hàng được tốt nhất: Khách hàng của Chi nhánh hiện nay đều bao gồm hai loại: khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức kinh tế. Do đặc thù hoạt động Marketing tại từng nhóm khách hàng này khác biệt nhau hoàn toàn: dịch vụ các tổ chức kinh tế sử dụng thường phức tạp hơn dịch

vụ của cá nhân; cách định giá đối với các tổ chức kinh tế thường linh hoạt và có ưu đãi do giao dịch với số lượng lớn trong khi giá bán dịch vụ đối với cá nhân khá đồng đều và cố định; đặc điểm phân phối cũng vậy các cá nhân có thể sử dụng ATM còn các tổ chức kinh tế thì bắt buộc phải giao dịch tại NH hoặc thông qua hệ thống nối mạng internet; phương thức xúc tiến đối với nhóm khách là tổ chức kinh tế phải trực tiếp đến từng khách hàng trong khi đối với cá nhân có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng... Với đặc điểm này, cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh hiện nay cần thiết phải thay đổi, phân chia theo nhóm khách hàng thay vì theo từng mảng nghiệp vụ hoặc chiều dài của dịch vụ như hiện nay.

Chỉ có như vậy, NH mới có điều kiện tốt quản trị sự mong đợi theo từng nhóm khách hàng, đồng thời nắm được các phản ứng cũng như đòn tấn công của đối thủ cạnh tranh đối với từng nhóm khách hàng từ đó hoạch định được các đối sách thích hợp.

- Đảm bảo tính thích ứng của dịch vụ với thị trường: Nhằm tăng thêm tính ưu việt của loại hình tổ chức này, Chi nhánh cần thành lập riêng một phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ . Chức năng chính của phòng này là thường xuyên theo dõi và đánh giá tính thích ứng của các dịch vụ đang chào bán đối với thị trường đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Thành lập phòng Marketing và tạo đủ quyền lực cho phòng Marketing hoạt động: Hoạt động Marketing của Chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện bởi các bộ phận, chưa tập trung và được thực hiện như một nhiệm vụ kiêm nhiệm do đó chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả của nó. Khắc phục tình trạng này, Chi nhánh cần thành lập phòng Marketing, và phòng Marketing trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh cũng cần được trao quyền lực đủ mạnh, tương xứng với vị trí và chức năng quan trọng của nó trong tổng thể hoạt động kinh doanh NH.

Kết luận Chương 3

Nhằm mục tiêu tiếp tục phát triển ổn định và kinh doanh có hiệu quả, BIDV Hưng Yên cần xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp trên cơ sở phát triển

thương mại điện tử, đưa các dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Thực hiện các hoạt động marketing phải được đặt trong mô hình tổ chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Đặc biệt, phải luôn có quan niệm “Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công của ngân hàng ” ; đặt khách hàng là trung tâm trong chiến lược phát triển để tạo được niềm tin và uy tín trong hoạt động kinh doanh.

Công tác hoạch định, nghiên cứu các chiến lược Marketing tại BIDV đòi hỏi các chuyên gia ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, năng lực nghiệp vụ cao để đưa ra các chính sách phù hợp nhất với tình hình thực tế.

KẾT LUẬN

Phần lớn các hoạt động Marketing hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các kế hoạch ngắn hạn mang tính tình thế, thiếu chủ động, các kinh nghiệm và sự đánh giá chủ quan của các cấp lãnh đạo mà chưa được nghiên cứu đánh giá đẩy đủ về môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, cũng như nghiên cứu chưa đẩy đủ về nội lực bên trong một cách có hệ thống, chưa sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược, chưa được đánh giá khách quan và lựa chọn phương án chiến lược Marketing tối ưu.

Gia nhập WTO, ngành NH, BIDV nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên nói riêng đứng trước cơ hội lớn để hội nhập sâu rộng và mở rộng thị trường ra quốc tế, các hoạt động tài chính - NH, đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt bởi các NH trong nước và NH có vốn đầu tư nước ngoài, với năng lực lãnh đạo, năng lực tài chính và nền tảng công nghệ thông tin nổi trội.

Nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV Hưng Yên, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Tổng hợp lý luận về marketing ngân hàng và khả năng cạnh tranh của NHTM. Luận văn đã nêu được những lý luận cơ bản về marketing ngân hàng, năng lực cạnh tranh của các NHTM và các chính sách marketing ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng – đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các NHTM.

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động Marketing của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên thông qua việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các chính sách marketing chủ yếu như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp, chính sách nhân nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên đã có những bước phát triển tích cực theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và áp dụng công nghệ dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng thỏa mãn của khách hàng nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Hoạt động marketing vẫn chưa thực sự mang tính chất chuyên nghiệp, cán bộ làm công tác marketing chưa có trình độ chuyên môn cao về marketing. Nội dung và hình ảnh tuyên truyền quảng cáo còn chưa hiện đại, thiếu tư liệu tuyên truyền.

Chưa có hẳn riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu về marketing.

- Công tác đào tạo nghiệp vụ Marketing chưa được quan tâm đúng mức và còn làm có tính chất cảm tính. Công tác tuyên truyền quảng cáo gặp rất nhiều khó khăn nhưng lại chưa được Hội sở chính quan tâm đúng mức. Đa phần mang tính bột phát, không mang tính đồng bộ và thiếu đầy đủ.

- Mặc dù chi phí quảng cáo hàng năm đều thực hiện chi với một khoản chi khá lớn nhưng còn có các khoản chi vẫn mang tính chất quan hệ với báo chí chứ chưa hoàn toàn vì mục tiêu hiệu quả kinh doanh, chất lượng kinh doanh.

Do vậy, Để tồn tại và giành thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh đòi hỏi BIDV nói chung và BIDV Hưng Yên nói riêng phải xây dựng được cho mình một chiến lược Marketing đúng đắn thực thi có hiệu quả, phù hợp với năng lực điều kiện để đạt mục tiêu phát triển ổn định bền vững, xây dựng một nền văn hóa BIDV đủ mạnh để tạo niềm tin cho khách hàng và thu hút được nhân lực. Đổi mới năng lực tư duy ý tưởng - phương pháp tiếp cận từng vấn đề từ nhận thức đến hành động. Và sống còn là chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ lãnh đạo các cấp bên cạnh việc nâng cấp, đầu tư công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh.

Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để hoạt động Marketing của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên ngày càng đi vào bài bản, chuyên nghiệp để qua đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng hơn với tính tiện ích, chất lượng cao, đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của tất cả các đối tượng khách hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Ngọc Anh (2005), “Hoạt động dịch vụ của BIDV- những giải pháp trong tiến trình hội nhập”- Tạp chí Ngân hàng ĐT&PT – Tháng 11/2005, tr37-41.

2. Ban tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), “Tăng cường tiết kiệm Chi phí quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh góp phần kiềm chế lạm phát”- Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển số 140- Tháng 5/2008, tr.11-12.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM ở Việt Nam”- Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 49 Tháng 6/2006, tr1-7.

4. Phạm Thanh Bình (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”- Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học (quyển 6)- NXB Văn hóa thông tin 2006, tr1-25.

5. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

6. Trương Đình Chiến (1999), Giáo trình Quản trị Marketing dùng cho chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường đại học KTQD Hà Nội.

7. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (1999), Quản trị marketing, NXB Giáo dục 8. Nguyễn Thị Minh Hiền (chủ biên, và tập thể tác giả, 2003), Giáo trình

marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

9. Học viện ngân hàng (1999), Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống kê.

10. Đào Thị Lan Hương, Nguyễn Gia Khánh (2008), “Công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam”- Tạp chí Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 55 tháng 12/2008, tr37-43.

11. Trần Xuân Kiên (1995), Marketing chìa khoá vàng trong kinh doanh - NXB Thanh niên.

12. Trần Ngọc Minh (2006), “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM”, Tạp chí Ngân hàng, số 23 tháng 12/2006, tr40-46.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác marketing của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hưng yên (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)