Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
1.2. Tổng quan thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Sau cải cách, mở cửa thời Minh Trị Thiên Hoàng (năm 1868), cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nhật Bản bắt đầu có những cải cách mạnh mẽ trong nông nghiệp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiến hành cải cách ruộng đất: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hai cuộc cải cách đất nông nghiệp.
Sau khi hoàn thành cải cách đất nông nghiệp, Nhật Bản đã ban hành: “Luật đất nông nghiệp” và “Luật về đảm bảo quyền sở hữu đất nông nghiệp của nông dân”, nhằm ngăn ngừa việc phục hồi chế độ phong kiến đối với đất nông nghiệp.
Năm 1949 chính phủ ban hành “Luật cải tạo đất nông nghiệp” nhằm đưa ra các quy định pháp lý yêu cầu người sử dụng đất nông nghiệp phải có trách nhiệm cải tạo đất.
Kinh nghiệm về hoạch định khung chính sách quản lý đất nông nghiệp ở Nhật Bản cho thấy rõ tác động tích cực của các quy định về cải tạo đất nông nghiệp trên cơ sở trao quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.
Chính phủ phải có chính sách hạn điền dứt khoát và rõ ràng hạn chế tình trạng; một số địa chủ chiếm hữu quá nhiều ruộng; và bảo vệ quyền lới của những; người nông dân nghèo cần có đất sản xuất. Đặt ra yêu cầu bắt buộc các hộ nông; dân phải cùng;
nhau hợp lý hoá các hình thức khai thác đất để không ngừng; nâng cao hiệu quả sử dụng; và phải không ngừng cải tạo đất.
Thứ hai, tổ chức và phát triển rộng khắp mạng lưới dịch vụ ngành nghề kinh tế- kỹ thuật ở nông thôn: Dịch vụ tín dụng vốn, cung ứng; vật tư kỹ thuật công cụ cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dịch vụ mua bán, chế biến, tiêu thụ nông sản, bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa cơ khí và máy nông nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải nông thôn, xây dựng sửa chữa nhà cửa. Riêng dịch vụ buôn bán máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hoá ở nông thôn, ngoài các cửa hàng của 32.040 hợp tác xã nông nghiệp cơ sở ở làng xã, còn có 9.480 đại lý tư nhân với 45.700 lao động trong mạng lưới thương nghiệp ở nông thôn.
Thứ ba, phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, tăng thu nhập và khả năng tái đầu tư của nông dân. Vào những năm 1950, nhờ tăng vụ và tăng năng suất, thu nhập thực tế của nông dân tăng lên, khả năng tiêu dùng hàng công nghiệp tăng lên đáng kể (trong 1.400 tỷ yên hàng công nghiệp ở nông thôn, các gia đình nông nghiệp mua 610 tỷ yên cho tư liệu tiêu dùng và 370 tỷ yên tư liệu sản xuất).
Điều đặc biệt là Nhật Bản rất chú ý xây dựng hệ thống các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn.
Thứ tư, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học về giống, phân bón, hoá chất phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh gia súc, các công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường thuỷ lợi hoá.... Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới cơ giới hoá nông nghiệp và có thể coi đây là yếu tố tác động trực tiếp, là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
Nhật Bản đã chú trọng “kỹ thuật hoá” máy nông nghiệp du nhập từ phương tây và sáng tạo ra các mẫu máy mới có nguyên lý, tác dụng phù hợp với điều kiện của mình như máy cơ khí nhỏ, động lực, công suất thấp (chỉ 3-4 sức ngựa, dùng đa năng, từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch lúa, còn của phương Tây từ 30-50 sức ngựa trở lên).
Nhật Bản rất chú ý phát triển nông trại, từ thuần nông đến nông- công nghiệp. Điều đáng chú ý là quy mô nông hộ, ngay cả trong xu hướng hiện đại hoá ngày nay, ở Nhật Bản vẫn là vừa và nhỏ, có đến 90% số nông hộ có diện tích canh tác từ 0,5 ha đến 2 ha, chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình, với sự yểm trợ và hợp tác tích cực của hệ thống các hợp tác xã dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả của kinh tế hộ cũng như toàn bộ nền nông nghiệp hàng hoá.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thứ nhất, về đất đai: Chính sách quản lý đất nông nghiệp ở Hàn quốc được hình thành dựa trên cơ sở thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng nhà nước quản lý chặt chẽ về mục đích sử dụng. Nhà nước luôn đề ra các yêu cầu nông dân phải sử dụng có hiệu quả ruộng đất theo hướng tập trung và hợp lý hoá quy mô canh tác của mỗi hộ nông sản xuất.
Toàn bộ chính sách quản lý đất nông nghiệp được điều chỉnh bởi 3 luật đó là:
Luật về đất nông nghiệp, trong đó đề cập quyền sở hữu, sử dụng và quản lý đất trồng trọt; Luật về liên đoàn phát triển nông thôn và quản lý đất trồng trọt, trong đó đề cập các chính sách khuyến khích tính linh hoạt trong sử dụng đất trồng trọt và Luật về tổ chức lại sản xuất ở nông thôn, trong đó đề cập các quy định về bố trí lại đất trồng trọt và giám sát đất để phát triển các hoạt động khác trong nông thôn.
Để nắm quyền quản lý tập trung về đất nông nghiệp, nhà nước xác định rõ các vùng khuyến khích phát triển nông nghiệp, chủ yếu là đối với các vùng đất đồng bằng trồng cây lương thực hoặc rau, màu. Tại các vùng này giới hạn quy mô sở hữu đất nông; nghiệp được huỷ bỏ nhằm khuyến khích tăng; quy mô canh tác của người sử dụng tới mức tối ưu. Đối với đất nằm ngoài các vùng; đó, người sử dụng chỉ có quyền sở hữu tối đa là 3 ha/hộ nông; dân. Trong trường hợp nếu điều kiện cho phép và được sự đồng; ý của chính quyền địa phương thì quy mô sở hữu có thể tăng lên đến 5 ha.
Điểm quan trọng trong chính sách quản lý đất nông nghiệp là cùng với các biện pháp hỗ trợ từng hộ nông dân tối ưu hoá quy mô canh tác.
Về thuế sử dụng đất nông nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng hình thức
thu hàng năm theo thuế suất luỹ tiến cao nhất là 50% thu nhập ròng của trang trại.
Kinh nghiệm về chính sách quản lý đất nông nghiệp của Hàn quốc cho thấy:
mặc dù, Luật về đất nông nghiệp cho phép nông dân có quyền sở hữu tư nhân được khuyến khích chủ động và linh hoạt trong quyết định sản xuất của mình, nhưng Nhà nước quản lý đất nông nghiệp rất chặt chẽ bằng các biện pháp hành chính, kết hợp kinh tế, thông qua nắm chắc quyền quy hoạch và xác định hướng, mục tiêu sản xuất cho từng vùng. Nhà nước đã khuyến khích nông dân tối ưu hoá quy mô canh tác và trang bị đồng bộ kết cấu hạ tầng của sản xuất bằng các chương trình hỗ trợ tài chính để thực hiện mục tiêu đó. Nhà nước chủ động cùng nông dân tổ chức lại việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho hợp lý theo yêu cầu của sản xuất hiện đại, đạt năng suất cao, chi phí thấp nhất. Bên cạnh tổ chức lại đất trồng lúa, chính phủ còn chú trọng giúp nông dân cải tạo đất đồi để mở mang canh tác cây trồng khác và hạn chế ảnh hưởng giảm sút đất trồng lúa do nông dân có xu hướng chuyển đất trồng lúa sang trồng rau, cây khác cho thu nhập cao hơn.
Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng vật chất nhằm thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá: Kết cấu hạ tầng nông thôn được phát triển theo hướng đô thị hoá, các công trình thuỷ lợi, đường sá, cầu cống được cải tạo và nâng cấp, xây dựng mới, mương máng tưới tiêu được bê tông hoá, đường giao thông được rải nhựa nối liền từ thành phố tới thị trấn, làng xã. Nhà nước đảm bảo cung cấp và điều tiết tốt các nhân tố đầu vào khác như giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, cho phép tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và cho phép thương mại hoá nền nông nghiệp.
Ba là, phát triển hệ thống xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Bắt đầu từ năm 1967, Nhà nước có chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả của lao động nông nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt, Hàn Quốc đã rất chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, gồm 30.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ nằm ở thành phố và nông thôn.
1.2.2.3. Kinh nghiệm ở một số nước khác
Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648.000 trang trại với diện tích bình quân là 86 ha/trang trại còn 2.954.000 là trang trại với diện tích bình quân 151 ha/trang trại và đến năm 1992 còn 1.925.000 trang trại có diện tích bình quân là 198 ha/trang trại.
Về cơ cấu sản xuất, trang trại sản xuất ngũ cốc chiếm phần lớn, ngoài ra còn có trang trại sản xuất khoai tây... chăn nuôi bò sữa và gia cầm nhưng thành tựu chủ yếu của nền nông nghiệp Mĩ là nhờ kinh tế trang trại.
Ở Anh, năm 1950 có 453.000 trang trại với diện tích bình quân là 36 ha, đến năm 1987 còn 254.000 trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/trang trại.
Ở Pháp, năm 1955 có 2.285.000 trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/trang trại, đến năm 1993 có 801.400.000 trang trại với diện tích bình quân là 35.1 ha/ trang trại, hiện nay có 952.000 trang trại với diện tích bình quân là 19 ha /trang trại.
Ở Đức, năm 1960 có 1.709.000 trang trại với diện tích bình quân là 10 ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983.000 trang trại với diện tích bình quân là 15 ha/trang trại. Ở Châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản ngại đối với phát triển kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang trại cũng xuất hiện muộn hơn và có quy mô nhỏ hơn ở Châu âu, Châu Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở Châu Á chiếm từ 60 -70% về số lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp.
Ở Đài loan có các loại hình trang trại tự canh tác, thuê đất, uỷ thác theo quy mô đất đai, có loại trung bình từ 1 - 2 ha, vừa từ 3 -5 ha lớn từ 5 -10 ha. Năm 1970, Đài Loan có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739.000 trang trại có diện tích bình quân là 1.21 ha / trang trại.
Ở một số nước khác thuộc Châu Á như Indonexia, Malaixia...đang trong quá trình công nghiệp hoá có sự biến động về số lượng và diện tích bình quân của trang trại.
Ở Indonexia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.19 ha/trang trại, đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.14 ha/trang trại đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.95
ha/trang trại.
Ở Thái lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55 ha/trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là 4.52 ha/trang trại.
Ở Philippin, năm 1960 có 2.166.000 trang trại với diện tích bình quân là 3.53 ha/trang trại, đến năm 1980 có 3.420.000 trang trại với diện tích bình quân là 2.62 ha/ trang trại.
Ngày nay, ở Châu Mỹ la tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp gia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông sản hàng hoá lớn. Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp tồn tại và phát triển hình thức trang trại gia đình.
Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó đi vào sản xuất tập trung, chuyên canh lớn.