Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.3.2. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao
2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía chính quyền
Việc quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở của tỉnh và của huyện còn thiếu cụ thể, chưa thực hiện được việc phân vùng kinh tế, quy hoạch đất đai để dành cho phát triển kinh tế trang trại nên mặc dù có lợi thế trong phát triển kinh tế trang trại nhưng một số loại hình như trông trọt, nuôi trồng thủy sản số lượng trang trại còn rất ít.
Việc quản lý đất đai bất cập, tích tụ tập trung đất khó khăn: Hiện nay ở huyện Lâm Thao mặc dù đã thực hiện được cuộc vận động nông dân tiếp tục dồn điền đổi thửa tạo cánh đồng mẫu lớn, tuy nhiên việc quản lý đất nông nghiệp
chia theo nghị định 64-NĐCP manh mún kéo dài nên khi quy hoạch lại đã gặp không ít khó khăn, việc chuyển đổi ruộng đất diễn ra có nhiều nơi còn hình thức và chưa thực sự tích tụ tập trung được đất đai để làm nền tảng cho phát triển kinh tế trang trại.
Môi trường đầu tư kinh doanh, tư pháp chưa thuận lợi: Cho đến hết năm 2014 mới chỉ có 48/64 trang trại thực hiện đăng ký kinh doanh, và 16 trang trại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn cho sản xuất.
Chính sách hỗ trợ đối với loại hình KTTT thiếu đồng bộ, việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đã ban hành chưa thực hiện tốt.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm đã thực hiện được nhiều mô hình thử nghiệm thành công, song tính hiệu quả thấp, việc nhân rộng trong sản xuất đại trà ra các hộ nông dân không thực hiện được. Cán bộ khuyến nông - khuyến lâm ở cơ sở còn quá ít, chưa sâu sát với nông dân để nắm bắt nhu cầu và trực tiếp giúp đỡ kỹ thuật sản xuất cho các trang trại.
2.3.2.2. Nguyên nhân từ bản thân các trang trại
Các trang trại còn thiếu vốn để phát triển sản xuất, chưa đủ vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Các trang trại gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường, khó khăn trong việc bán các sản phẩm, tìm thị trường đầu ra khó, giá cả nông sản chưa ổn định.
Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế, nhiều ứng dụng chưa mang tính đặc thù riêng, thiếu chọn lọc nên chưa đem lại hiệu quả cao.
Tóm lại, tuy còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng cũng có thể khẳng định rằng: Phát triển kinh tế theo hướng trang trại gia đình; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu để các hộ nông dân huyện Lâm Thao tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.
Kết luận chương 2
Việc hình thành và phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lâm Thao do tính tất yếu khách quan của xu thế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Mặt khác dưới sự định hướng của Đảng và Nhà nước về chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó đặc biệt coi trọng kinh tế hộ, KTTT trên địa bàn huyện đã hình thành và ngày càng phát triển.
Với những kết quả đạt được KTTT ở Lâm Thao đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nhiều mô hình trang trại sản xuất, kinh doanh kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao vẫn còn có những khó khăn như: Công tác quy hoạch và các chính sách hỗ trợ đối với loại hình KTTT thiếu đồng bộ; các trang trại còn thiếu vốn để phát triển sản xuất và còn gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường…
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tại Chương 3 của luận văn tác giả đề xuất một số giải pháp và những định hướng, mục tiêu quan trọng để phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 3