Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015- 2020
3.2. Những định hướng và mục tiêu để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao
3.2.1. Căn cứ để định hướng
- Căn cứ Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) Đảng Cộng sản Việt Nam
“Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010”;
- Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế trang trại;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2015-2020.
- Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, giai đoạn 2015-2020.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này.
3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Lâm Thao 3.2.2.1. Phương hướng chung
Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khóa XXIX đã định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo lương thực, tăng nông sản hàng hoá. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai nguồn lực. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng. Tăng cường các biện pháp ứng dụng hoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Mở rộng phát triển mô hình kinh tế trang trại và trồng rừng kinh tế…” [9].
3.2.2.2. Định hướng cơ bản phát triển kinh tế trang trại
- Đối với nông nghiệp, vừa chú trọng đầu tư thâm canh, chuyên môn hoá vừa kết hợp với đa dạng hoá SP đảm bảo tính bền vững trong sản xuất kinh doanh. Về sản xuất lương thực, trọng tâm là lúa nước và ngô lai trên cơ sở thâm canh giống mới có năng suất cao.
Về cây công nghiệp ngắn ngày phát triển mạnh đậu tương, đỗ xanh và đỗ đen, lạc … trên cơ sở sử dụng giống mới và sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Trồng thâm canh, đối với các loại rau đậu theo hướng sạch phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Về cây ăn quả, tập trung phát triển tính tới nhu cầu thị trường các loại cây dưa hấu, bưởi, cam, đu đủ… trên cơ sở chất lượng giống tốt và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với chăn nuôi: Tập trung phát triển nuôi trâu bò thịt, lợn siêu nạc, gia cầm, rắn, nhím, ba ba, thủy sản theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp. Trước mắt áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch và đặc biệt chú trọng chất lượng con giống. Phát triển mạnh chăn nuôi trên cơ sở thúc đẩy việc chế biến thức ăn gia súc và nhu cầu thị trường.
- Phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp đối với các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá trắm giòn…mang lại hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa công nghệ ở các trang trại làm tác nhân quan trọng để phát triển công nghệ sau thu hoạch: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường (marketting) - Nâng cao giá trị kinh tế của nông sản phẩm hàng hoá.
- Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy trình công nghệ cao.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, khai thác các tiềm năng và sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Ổn định lương thực, chú trọng phát triển một số sản phẩm có lợi thế của huyện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong từng vùng. Tạo ra nhiều diện tích có thu nhập cao.
- Thực hiện đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm với phương thức thâm canh hợp lý, trên cơ sở khả năng thích nghi của các loại cây trồng, vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản) đối với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ thâm canh của các vùng, đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung thích hợp.
- Tập trung đẩy mạnh công tác giống và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư, phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển các dịch vụ xã hội. Phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (2 ngành quan trọng nhất của kinh tế nông thôn) phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ.
- Phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp nông thôn trong mối liên hệ chặt chẽ với công nghiệp đô thị. Kết hợp hài hòa nhiều loại hình tổ chức sở hữu, lựa chọn công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ tiên tiến hiện đại với công nghệ truyền thống.
- Phát triển nông nghiệp đa thành phần: Đổi mới HTX nông nghiệp, phát triển mạnh hình thức kinh tế trang trại, các mô hình hợp tác liên kết, liên doanh, phát huy thế tự chủ của kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao; phù hợp với hệ sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao, gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến. Gắn sản xuất với thị trường, giải quyết việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống người lao động.
- Từng bước giải quyết hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình điện, đường, trạm xá xã, nhà văn hóa đa chức năng, thông tin ở nông thôn. Đưa công nghiệp chế biến với quy mô nhỏ thích hợp với ngành, nghề trong nông thôn để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ làng nghề và làng có nghề. Tiếp tục xây dựng hệ thống chợ nông thôn ở các xã để phục vụ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa thành thị với nông thôn.
3.2.3. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế trang trại
- Phát triển và mở rộng mô hình KTTT nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng; lấy trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tổng hợp làm đột phá về hiệu quả kinh tế. Tích cực ứng dụng KH
&CN mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Định hướng đến 2020: xác định KTTT là hình thức kinh tế chủ yếu để khai thác tốt nhất những lợi thế trong nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại với phương châm: chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững;
coi trọng bảo vệ môi trường nông thôn.
3.2.4. Mục tiêu cụ thể
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn;
tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.
Triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản 3 - 3,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cao hơn mức bình quân của cả tỉnh. Lao động nông nghiệp còn dưới 50%
lao động xã hội. Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Mục tiêu đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 4 – 4,5%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
- Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%.
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu
quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.