Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.2.3. Các yếu tố sản xuất của trang trại
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Để phát triển KTTT - một hình thức tổ chức nông nghiệp hàng hóa lớn thì trước hết phải dựa vào đất. Theo kết quả điều tra, quỹ đất bình quân một trang trại ở huyện Lâm Thao là 4,78 ha và xét về việc mở rộng quy mô thì trong tương lai việc tăng diện tích bình quân của các trang trại này sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, Lâm Thao là huyện nhỏ của tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên trên 9.000 ha, trong đó diện tích chưa sử dụng là 165,34 ha, chiếm 1,7%.
Bảng 2.2: Quy mô diện tích các trang trại ở huyện Lâm Thao năm 2014 ĐVT: ha Mô hình trang trại Quy mô diện tích
< 3 ha 3 – 10 ha 11 -30 ha ≥ 30 ha
Trang trại trồng trọt 0 1 0 1
Trang trại chăn nuôi 18 4 4 0
Trang trại nuôi trồng thủy sản
0 1 2 0
Trang trại tổng hợp 12 17 3 1
Tổng (64 TT) 30 23 9 2
Cơ cấu (%) 46,9 35,94 14,06 3,1
(Nguồn số liệu điều tra)
< 3 ha 3 – 10 ha 11 -30 ha
≥ 30 ha
Hình 2.1: Quy mô diện tích các trang trại ở huyện Lâm Thao năm 2014 Qua bảng 2.2, hình 2.1 cho thấy quy mô đất đai của các trang trại trong huyện tập trung nhiều nhất là dưới 3 ha với số lượng là 30/64 trang trại chiếm 46,9% tổng số trang trại, sau đó là trang trại có quy mô từ 3 - 10 ha với số lượng là 23/64 trang trại chiếm 35,94%, trang trại có quy mô từ 10 - 30 ha có 9 trang trại
chiếm 14,06%, trang trại từ 30 ha trở lên rất ít chỉ có 2 trang trại chiếm 3,1%.
Việc sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh của từng mô hình trang trại cũng có sự khác nhau được thể hiện qua bảng 2.3.
46,9%
35,94%
14,06%
3,1%
< 3 ha 3 – 10 ha 11 -30 ha
≥ 30 ha
+ Đối với trang trại trồng trọt: Bình quân mỗi trang trại là 16,75 ha, trong đó đất nông nghiệp là 29,97 ha, chiếm 89,46% diện tích đất trang trại với 21,39 ha đất trồng trọt và 8,58 ha đất chăn nuôi; đất lâm nghiệp là 1,02 ha, chiếm 3,04%;
đất nuôi trồng thủy sản là 1,66 ha và đất ở là 0,85 ha. Loại trang trại này gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và một ít nuôi trồng thủy sản. Trong đó việc trồng các loại cây hàng năm như lúa, lạc, ngô, đậu, rau màu và các cây ăn quả như: bưởi, táo, dưa hấu, dưa lê, nấm,… đồng thời có kết hợp với chăn nuôi trâu, bò, lợn, rắn, gia cầm... Mô hình thu nhập chủ yếu dựa vào việc trồng trọt, một phần từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã góp phần tăng thêm thu nhập cho trang trại.
+ Đối với mô hình trang trại chăn nuôi: Quy mô diện tích bình quân của trang trại là 3,86 ha, thấp nhất trong các loại hình trang trại, trong đó đất nông nghiệp là 82,79 ha chiếm 82,46% với diện tích đất trồng trọt là 61,07 ha, diện tích đất chăn nuôi là 21,72 ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 15,94 ha chiếm 15,87% còn lại là đất lâm nghiệp 1,05 ha, đất ở là 0,62 ha.
Đối với mô hình này đất chăn nuôi là cho thu nhập chính. Việc trồng trọt thì chủ yếu là các loại cây lương thực phục vụ cho tiêu dùng và làm thức ăn cho vật nuôi, đồng thời còn có trồng các loại cây ăn quả như cam, bưởi, táo, đu đủ…; cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn và một số ít nuôi trồng thủy sản.
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản: Có quy mô diện tích bình quân là 8,63 ha, trong đó gồm 21,01 ha đất nông nghiệp chiếm 81,12%; 3,01 ha đất nuôi trồng thủy sản chiếm 11,62%; 0,25 ha đất ở. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồng bằng, đất hoa màu nên số lượng trang trại này rất ít (cả huyện chỉ có 3 trang trại). Các trang trại này chủ yếu là sử dụng ao, đầm để sản xuất. Mô hình này chủ yếu là nuôi cá nước ngọt - làm nguồn thu nhập chính. Bên cạnh đó trang trại còn trồng thêm các loại cây lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng đất đai của các trang trại ở huyện Lâm Thao năm 2014
Chỉ tiêu
Tính bình quân một trang trại
Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Tổng hợp
DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) %
Tổng diện tích 33,5 100,00 100,4 100,00 25,9 100,00 146,3 100,00
1. Đất nông nghiệp 29,97 89,46 82,79 82,46 21,01 81,12 130,97 89,52
Đất trồng trọt 21,39 71,37 61,07 73,76 17,18 81,77 78,78 60,15
Chăn nuôi 8,58 28,63 21,72 26,24 3,83 18,23 52,19 39,85
2. Đất lâm nghiệp 1, 02 3,04 1,05 1,05 1,63 6,29 0,69 0,47
3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,66 4,96 15,94 15,87 3,01 11,62 13,4 9,16
4. Đất khác 0,85 2,54 0,62 0,62 0,25 0,97 1,24 0,85
(Nguồn: Số liệu điều tra)
+ Trang trại tổng hợp: Quy mô diện tích đất bình quân của trang trại là 4,43 ha.
Đất nông nghiệp 130,97 ha chiếm 89,52% diện tích của trang trại, trong đó đất trồng trọt là 78,78 ha, đất chăn nuôi là 52,19 ha; đất lâm nghiệp là 0,69 ha chiếm 0,47%; đất nuôi trồng thủy sản là 13,4 ha chiếm 9,16% và 0,97 ha là đất khác. Mô hình nông, lâm, thủy sản này có lợi thế về diện tích mặt nước nên vừa có thể để nuôi trồng thủy sản (nuôi thả cá) vừa để cung cấp một phần nước tưới phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi.
Như vậy, nếu so sánh quy mô diện tích đất của 4 loại hình trang trại thì trang trại trồng trọt là lớn nhất, tiếp đến là trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp, thấp nhất là trang trại chăn nuôi.
Diện tích bình quân cho một trang trại là 4,78 ha, trong đó đất nông nghiệp là 264,74 ha chiếm 86,49%, đất lâm nghiệp là 4,39 ha chiếm 1,43%; đất nuôi trồng thủy sản là 34,01 ha chiếm 11,11%, còn lại 2,96 ha đất ở chiếm 0,97%.
Việc sử dụng đất theo mục đích đã phản ánh xu hướng sản xuất đặc thù của mỗi loại hình trang trại, cho thấy được sự quy hoạch sử dụng đất ban đầu khá hợp lý. Đây là sở để chủ trang trại có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, giống, đầu vào…
phục vụ cho quá trình sản xuất của trang trại.
2.2.3.2. Quy mô vốn đầu tư và nguồn hình thành vốn của trang trại
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn hơn kinh tế hộ. Muốn mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chiều sâu để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như tăng năng suất lao động đòi hỏi phải có sự đầu tư tương đối lớn về vốn và trong một thời gian tương đối dài.
Vì vây, vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình KTTT.
Các số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, các trang trại trên địa bàn huyện có quy mô vốn đầu tư không cao, chỉ khoảng từ 50- 500 triệu đồng, tập trung là khoảng từ 100 đến 250 triệu đồng và từ 250 đến dưới 500 triệu đồng trong đó chủ yếu là ở mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp.
Bảng 2.4: Cơ cấu trang trại theo quy mô vốn năm 2014 Quy mô vốn
(triệu đồng)
Tỷ lệ ứng với các loại hình trang trại (%) Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng
thủy sản Tổng hợp
<50 50 0 0 9,09
50- <100 50 7,69 0 21,21
100- <250 0 30,77 33,33 24,24
250- <500 0 50 66,67 39,39
>= 500 0 11,54 0 6,6
Tổng cộng: 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Thao) Nguồn hình thành vốn của trang trại
Qua bảng 2.5 cho thấy, tổng số vốn đầu tư của các trang trại đến 31/12/2014 là 12 849.93 triệu đồng, trong đó trang trại tổng hợp có số vốn đầu tư cao nhất là 6 189.93 triệu đồng, trang trại trồng trọt có số vốn đầu tư thấp nhất là 128 triệu đồng.
Về cơ cấu vốn: Trong tổng số vốn đầu tư cho phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lâm Thao thì vốn tự có của chủ trang trại là 9 124.6 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 71,01% tổng số vốn đầu tư. Số còn lại đi vay, trong đó vay ngân hàng, tín dụng 2 356.8 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,34, vay từ các nguồn khác là 1 368.53 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 10,65% tổng số vốn đầu tư. Như vậy vốn đầu tư để phát triển trang trại huyện Lâm Thao phần lớn là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng về vốn của các chủ trang trại, phát huy tối đa nội lực để đầu tư phát triển trang trại.
Tuy nhiên, không phải trang trại nào cũng đủ vốn đầu tư mà phải đi vay thêm.
Trong số 64 trang trại có 28 trang trại thiếu vốn sản xuất do mới hình thành chưa thực hiện các thủ tục hành chính trong cấp phép đăng ký kinh doanh và 48 trang trại chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên gặp khó khăn trong thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, thế chấp. Do đó, cần phải có biện pháp tháo gỡ trong quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và các trang trại trong thời gian tới để thực hiện tốt những chính sách ưu đãi về vay vốn của Chính phủ quy định đối với KTTT.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư của các loại hình trang trại
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tổng cộng Loại hình trang trại
Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng TS Tổng hợp
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng vốn SXKD 12 849.93 100.00 128 100.00 5 945 100.00 587 100.00 6 189.93 100.00 1. Vốn chủ trang trại 9 124.6 71,01 87,2 68,13 3 846.1 64,69 396.8 67.6 4 794.5 77,46 2. Vốn vay Ngân hàng, Tín dụng 2 356.8 18,34 40,8 31,87 1 495.4 25,16 103.5 17.63 717.1 11,58
3. Vốn khác 1 368.53 10,65 0 0 603.5 10,15 86.7 14,77 678.33 10,96
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp từ chủ trang trại)
2.2.3.3. Lao động của trang trại
Lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Đối với các trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay thì lực lượng lao động của chủ hộ là chủ yếu (trừ một số trang trại tổng hợp thì lực lượng lao động chính là thuê ngoài).
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng lao động theo các loại hình trang trại năm 2014 ĐVT: người
Chỉ tiêu
Loại hình trang trại
Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng TS Tổng hợp
SL % SL % SL % SL %
1. Lao động bình quân 1
trang trại (người/TTr) 3 100,00 3,5 100,00 4 100,00 5 100,00 1.1. Lao động của Chủ hộ 1 66,67 2 57,14 2 50,00 1 25,00 1.2. Lao Động thuê ngoài 2 33,33 1,5 42,86 2 50,00 4 75,00 2. Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật của lao động
2.1. Chưa qua đào tạo 2,5 83,33 2 57,14 2 50,00 3,5 70,00 2.2 Sơ cấp, CNKT 0,5 16,67 1 28,57 1 25,00 0,5 10,00
2.3 Trung cấp 0 0,5 14,29 0,5 12,50 0,5 10,00
2.4 Cao đẳng 0 0 0,5 12,50 0,3 6,00
2.5 Đại học 0 0 0 0,2 4,00
3. Lao động thời vụ 7,5 250.00 4 114,29 6 150.00 6,5 130 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Thao) Qua bảng 2.6 cho thấy một số trang trại sử dụng lao động tại gia đình như trang trại trồng trọt chiếm tỷ lệ cao 66,67%; Trang trại chăn nuôi 54,14%. Lao động thuê ngoài chiếm tỷ lệ thấp nhất ở trang trại trồng trọt là 33,33% và cao nhất là ở trang trại tổng hợp 75,00%. Ngoài ra, các trang trại còn thường thuê lao động theo thời vụ và thuê lao động thường xuyên.
Như vậy, đối với các trang trại gia đình thì nguồn lao động của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng đặc biệt là vai trò của chủ trang trại. Việc sử dụng lao động
nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất sản xuất của các loại hình trang trại và khả năng sử dụng máy móc, thiết bị của trang trại.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động của các loại hình trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo. Tùy theo thời vụ mà các chủ trang trại thuê mướn thêm lao động.
Mặt khác lao động có trình độ chuyên môn đại học có tỷ lệ thấp đạt 4,00 %, vì vậy trong quá trình sản xuất các trang trại gặp khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
Tuy còn những hạn chế nhưng việc sử dụng lao động trong các mô hình trang trại cũng là biểu hiện cho sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, đồng thời cho ta thấy rằng các chủ trang trại đã có tính toán trong sản xuất kinh doanh.