Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại như:

- Lý Văn Toàn (2007) “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (Luận văn thạc sĩ kinh tế).

Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên- là một tỉnh có địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp, giao thông khó khăn. Từ những nghiên cứu, đánh giá đó tác giả đã tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

Việc nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của tác giả Lý Văn Toàn không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho địa phương mà còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn theo một tư duy mới, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn cho quá trình phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.

- Phạm Bằng Luân (2007) “Phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Luận án tiến sĩ).

Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng do quá trình phát triển KTTT ở các tỉnh này mang lại. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển KTTT và tăng cường vai trò của nó trong xây dựng tiềm lực quốc phòng cho các địa phương trong vùng ngày càng thêm vững mạnh. Luận án đã đóng góp những cơ sở khoa học cho quá trình kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và xây dựng tiềm lực quốc phòng cho nền quốc phòng toàn dân. Trên cơ sở phân tích vai trò phát triển KTTT đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, tác giả đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy KTTT phát triển nhanh, hiệu quả, góp phần tích cực xây dựng tiềm lục quốc phòng trong điều kiện thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc thời kỳ mới.

- Trần Tú Khánh (2015) “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (Luận án tiến sĩ).

Luận án chỉ ra rằng trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất, và kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, phân biệt với các loại hình khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Như vậy, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất và các hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên, và do đó bao gồm ba khía cạnh cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Để đánh giá một chính sách kinh tế xã hội có thể sử dụng tổng hợp các tiêu chí khác nhau liên quan đến tính hiệu lực, tính hiệu quả, mức độ phù hợp và công bằng của chính sách. Luận án này áp dụng bộ tiêu chí hiệu lực để đánh giá chính sánh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững.

Luận án chỉ rõ các chính sách thành phần của chính sách phát triển kinh tế trang trại

trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An, như: quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải đảm bảo thời gian lâu dài, khoảng 20 năm, tránh quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các chủ trang trại trong định hướng kinh doanh lâu dài; phát triển trang trại gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phù hợp với các quy hoạch chi tiết, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh các sản phẩm phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu; phát triển hệ thống hỗ trợ kinh tế trang trại, bao gồm từ sản xuất đến dịch vụ cung ứng (giống, phân bón, bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, lưu thông, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính .v.v.) đến tiêu thụ sản phẩm (hệ thống chợ, chế biến sản phẩm) và kết nối với thị trường vùng Bắc Trung Bộ, quốc gia và quốc tế.

Kết luận chương 1

Từ những nghiên cứu tổng quan lý luận về KTTT và phát triển KTTT, tổng quan thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. Cho thấy:

Trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ các nước tư bản công nghiệp đến các nước đang phát triển với cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau.

Phát triển kinh tế trang trại đã trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có Nghị quyết 10/NQ/TW của Bộ chính trị (tháng 4/1988) về khoán đến hộ xã viên đã tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sự thay đổi kinh tế nông thôn phải kể đến đóng góp thành phần kinh tế trang trại. Từ những năm 1990 đã hình thành các mô hình kinh tế trang trại nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Để tiếp sức cho kinh tế trang trại phát triển, Chính phủ đã có Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về

phát triển kinh tế trang trại. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, đến nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng lên về số lượng với nhiều thành phần tham gia nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình. Nó đã được phát triển trong khắp cả nước, nhất là các tỉnh trung du, miền núi và ven biển.

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác nguồn lực trong dân, thu hẹp diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân; phân bố lại dân cư, xây dựng lại vùng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp đa dạng và bền vững. Mặt khác, nó đã làm chuyển biến nền nông nghiệp thuần tuý sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá mà kinh tế trang trại là hạt nhân phá vỡ toàn bộ cái vỏ bọc của sản xuất tự cung tự cấp lâu nay.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại ở từng nước, từng địa phương khác lại đang đặt ra nhiều vấn đề khác nhau cần giải quyết.

Từ những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn đó, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nội dung chi tiết trình bày tại Chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)