Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 41 - 45)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động; Truyền thống lịch sử và văn hóa; Tổ chức các đơn vị hành chính

- Về tình hình dân số, lao động:

Dân số trung bình huyện Lâm Thao năm 2014 là 101.873 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.043 người/km2.

Cơ cấu lao động của huyện Lâm Thao có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác.

Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2012 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 54,94% trong tổng số lao động, đến năm 2013 giảm chỉ còn 51,01%, đến năm 2014 chỉ còn 48,35%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp- xây dựng tương đối ổn định trong các năm gần đây ở mức trung bình 35%. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 10,72% năm 2010 lên 16,03%

năm 2014. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển KTTT.

Nguồn lao động sẵn có tại địa phương tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ của người lao động còn thấp, gây trở ngại nhất định cho việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng như hiểu biết thị trường làm kìm hãm quá trình phát triển của KTTT của huyện.

- Về truyền thống lịch sử và văn hóa:

Lâm Thao được biết đến là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và truyền thống yêu nước. Lâm Thao là cố đô của Nhà nước Văn Lang- Nhà nước đầu tiên của dân tộc việt, nơi phát tích nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Hòa chung trong tiến trình lịch sử phát triển mấy nghìn năm của dân tộc, bước vào thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lâm Thao đã chuyển mình vững bước. Đặc biệt, từ khi tái lập huyện (1999) đến nay, bằng tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lâm Thao luôn nỗ lực khai thác những tiềm năng, lợi thế của quê hương, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, khẳng định sự vững mạnh đi lên của đất và người Lâm Thao- Một vùng kinh tế năng động và đầy triển vọng.

- Về tổ chức các đơn vị hành chính và diện tích đất tự nhiên:

Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 9.769,11ha, trong đó có 5.809,06 ha đất nông nghiệp (chiếm 59,46%); có 3.794,71 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 38,84 %) và 165,34 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,7%) tổng diện tích tự nhiên của huyện; có địa hình bằng

phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận lợi, nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội.

2.1.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Tính đến năm 2014 huyện Lâm Thao đã đạt được một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản như sau:

- Tổng giá trị tăng thêm bình quântrên địa bàn đạt 5,06%; trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 3,21%; công nghiệp - TTCN - xây dựng đạt 5,62%;

dịch vụ đạt 5,31 %.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng, tăng 1,6 lần so năm 2010.

- Sản xuất nông nghiệp thủy sản của các xã trên địa bàn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết sản xuất, năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên. Mô hình cánh đồng mẫu lớn (xã Cao Xá, Vĩnh Lại), rau an toàn (xã Tứ Xã) đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,91%/năm; giá trị bình quân trên đơn vị diện tích đạt trên 110 triệu đồng/ha, tăng 46,1 triệu đồng so năm 2010; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 43 nghìn tấn, tăng 1,8 nghìn tấn. Chăn nuôi, thủy sản phát triển nhanh, đa dạng về quy mô, hình thức; kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh;

nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống được phục hồi, phát triển; đã hình thành và hoạt động khá hiệu quả hình thức liên kết giữa nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà nước, nhà khoa học.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo quyết liệt. Công tác tuyên truyền, tập huấn được đẩy mạnh; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay góp sức của các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm đạt trên 530 tỷ đồng; các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của các xã đều đạt theo quy định; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội

được giữ vững; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Toàn huyện đã có 10/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 02 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (Xã Xuân Lũng và xã Bản Nguyên), huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản xuất duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 5.490 tỷ đồng, tăng 27,1% so với năm 2010.

- Dịch vụ - Thương mại tiếp tục phát triển khá toàn diện, quy mô được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,3%/năm. Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10,1 triệu USD, tăng bình quân 18,4%/năm, tăng 2,3 lần so với năm 2010.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 17,7%/năm.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.175 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2005- 2010.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 20,23%; Công nghiệp - xây dựng 55,72%; Dịch vụ 24,05%.

* Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại của huyện Lâm Thao

Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Lâm Thao, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển KTTT như sau:

Thuận lợi:

- Có nguồn tài nguyên đất đai phì nhiêu, màu mỡ, tài nguyên nước dồi dào, phù hợp cho sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trồng hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thỷ sản…

- Là khu kinh tế động lực của tỉnh nên có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy thuận tiện cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá. Phát triển KTTT nhằm

chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, vừa tạo thu nhập, vừa là lá phổi xanh giữa vùng kinh tế công nghiệp sôi động để bảo vệ môi trường sinh thái.

- Có hệ thống cơ sở hạ tầng như quốc lộ giao thông đường sắt, đường bộ, tạo một huyết mạch giao thông xuyên suốt giữa các tỉnh và các vùng trong tỉnh, gần nhiều khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh … thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

- Hiện nay tỉnh đã lập được Quy hoạch Tổng thể phát triển huyện đến 2015 và định hướng 2020 là điều kiện thuận lợi để các xã, thị trấn lập quy hoạch phát triển trang trại cũng như các ngành khác.

Khó khăn:

- Trình độ dân trí vẫn còn thấp, sản xuất vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, nhỏ lẻ nên rất khó khăn khi tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá.

- Quỹ đất chưa sử dụng còn ít, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển KTTT.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)