Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.3.1. Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại huyện Lâm Thao trong những năm vừa qua
2.3.1.1. Vấn đề thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm
Mong muốn của chủ trang trại không phải chỉ là những mùa bội thu, mà điều chủ yếu đối với họ chính là thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm thu hoạch. Khi nông nghiệp chuyển từ giai đoạn tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì người sản xuất bắt đầu phải đối phó với những khó khăn thường xuyên của cơ chế thị trường. Do đó, thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất.
Bảng 2.7: Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2014 ĐVT: % trang trại
Các hoạt động Mức độ tiếp cận
Dễ dàng Vừa phải Khó khăn
1. Mua vật tư nông nghiệp 46 42 8
2. Mua máy móc thiết bị, phục vụ cho SX của TT 37 46 19
3. Thuê lao động 69 17 8
4. Thông tin khoa học kỹ thuật 24 41 30
5. Tiêu thụ sản phẩm 18 32 49
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Đa số các trang trại cho rằng không gặp nhiều khó khăn trong việc mua các yếu tố đầu vào, đặc biệt là việc tìm mua vật tư nông nghiệp, thuê lao động và mua
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm (tìm thị trường đầu ra khó khăn, thị trường không ổn định), đây cũng là nhân tố quan trọng tới khâu thu tiền về của cả trang trại sau một quá trình dài sản xuất.
Về thông tin thị trường, đại đa số các trang trại cho rằng thông tin thị trường mà họ có được là không đầy đủ, không đáng tin cậy và thiếu chính xác, chỉ có khoảng 13% số các trang trại cho rằng thông tin thị trường có chất lượng cao. Đối với thông tin khoa học kỹ thuật thì có đến 68% số trang trại cho là giúp ích được và có khả năng áp dụng cho trang trại. Mặt khác nó cũng cho thấy cơ hội được tiếp cận và khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật của các trang trại ngày càng cao hơn. Đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm thì có tới 86% chủ trang trại cho rằng giá bán nông sản thấp, điều này một mặt do chất lượng sản phẩm của trang trại còn ở mức thấp và trung bình, trong khi đó mức độ cạnh tranh của hàng nông sản là cao. Nhiều trang trại cho rằng sản phẩm của họ bị cạnh tranh mạnh mẽ.
2.3.1.2. Các yếu tố rủi ro chính của trang trại
Bảng 2.8: Các yếu tố rủi ro và mức độ rủi ro của các loại hình trang trại năm 2014
ĐVT: % ý kiến của trang trại
Yếu tố rủi ro
Loại hình trang trại Chăn
nuôi
Trồng trọt
Nuôi trồng
thủy sản Tồng hợp
1. Thiên tai, lũ lụt, hạn hán 2,1 15,9 13,5 6,3
2. Sâu, bệnh, chuột 7,6 8,4 8,8 10,2
3. Giống chưa tốt 8,7 6,2 9,4 5,3
4. Giá bán sản phẩm thấp 10,2 14,5 8,1 7,8
5. Giá mua các loại đầu vào cao 12,0 7,5 8,8 8,2
6. Thiếu vốn sản xuất 9,6 5,1 11,5 13,8
7. Thiếu lao động 4,2 6,1 5,2 7,7
8. Thiếu kiến thức kỹ thuật, quản lý 9,7 5,3 8,5 9,4
9. Môi trường ô nhiễm 6,7 3,9 9,9 5,3
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại)
Từ bảng 2.8, chúng ta thấy hầu hết các loại hình đều bị rủi ro ở những cấp độ khác nhau theo từng yếu tố. Trên thực tế có nhiều nhân tố gây tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Ở đây chúng tôi khảo sát 9 yếu tố có gây thiệt hại nhiều cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các nguyên nhân này nếu các trang trại gặp phải nó có tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất.
Đối với các trang trại trồng trọt và nuôi trông thủy sản chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên, các yếu tố đầu vào, có mức độ rủi ro cao.
Các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro cao từ các yếu tố giá mua các yếu tố đầu vào như thức ăn, thiếu kiến thức kỹ thuật (kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh). Các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chịu rủi ro cao bởi các yếu tố như: thiếu kiến thức kỹ thuật, kiến thức quản lý. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thị trường sản phẩm nông nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ và đầy biến động, vì thế đã làm cho các trang trại gặp không ít khó khăn.
2.3.1.3. Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ trong sản xuất
Điều tra cho thấy, trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều chủ trang trại ở huyện Lâm Thao còn rất hạn chế. Đa phần các giống cây trồng vật nuôi được các chủ trang trại sử dụng vẫn chưa tạo ra năng suất vượt trội, chất lượng ổn định, giá cả các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật..., các trang trại vẫn mua ngoài với giá cao, kém chất lượng, làm tăng giá thành sản phẩm.
2.3.1.4. Vấn đề quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở
Sự hình thành và phát triển của một số loại hình trang trại tự phát, thiếu sự quy hoạch đã gây ảnh hưởng ô nhiễm môi sinh, môi trường và quy hoạch chung. Do đó, cần phải tăng cường sự quản lý và quy hoạch đối với các loại hình trang trại này trong thời gian tới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ở những vùng kinh tế trang trại đang phát triển đa số còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện,...đã làm hạn chế rất lớn đến điều kiện sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của các trang trại, gây trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa, vật tư, làm tăng chi phí sản
xuất, làm tăng gánh nặng cho các trang trại. Do đó sản phẩm làm ra đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển, chế biến và tiêu thụ.
2.3.1.5. Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch
Trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay, công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng chưa được các chủ trang trại quan tâm đầu tư thỏa đáng. Thực tế có một ít trang trại trên địa bàn có làm công việc chế biến, nhưng quy mô nhỏ bé, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản nông sản phẩm ở nông thôn thì thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản nông sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm.
2.3.1.6. Về đất đai
Năm 2014 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 5.809.06 ha, trong khi đó diện tích đất hiện có của cả 4 loại hình trang trại trên địa bàn toàn huyện là 306.1 ha. Quỹ đất chưa sử dụng còn 1,7%. Như vậy so với xu hướng phát triển hàng hóa và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như ngày nay cả về số lượng, quy mô các loại hình trang trại còn quá nhỏ chưa đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất, việc phát triển diện tích đất cho trang trại gặp nhiều khó khăn. Đây là một thách thức, đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể trong việc phát triển KTTT trên địa bàn huyện thời gian tới.