Giải pháp cho nhóm trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 81 - 88)

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015- 2020

3.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.3.2. Giải pháp cho nhóm trang trại

Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô đã nêu trên, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm sử dụng nguồn nội lực của trang trại cũng rất cần thiết để giúp các trang trại sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn. Dựa vào thực trạng của từng mô hình và kết quả nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại, thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.3.2.1. Trang trại trồng trọt

Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn qủa đặc biệt là bưởi đường, dưa hấu, đu đủ, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chọn các loại giống tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và cho quả trái vụ thay vào diện tích cây hàng năm, đồng thời trồng xen một số cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc vừa cải tạo và bảo vệ đất chống xói mòn.

Đối với các trang trại trồng nhiều cây ăn quả nên kết hợp với việc nuôi ong lấy mật để tăng giá trị sản xuất kinh doanh, còn các trang trại có nhiều cây lương thực thì nên kết hợp với chăn nuôi để tận dụng được các sản phẩm phụ làm nguồn thức ăn.

Cần làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, nhất là các bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng của nông sản.

Mô hình này vào mùa khô thường hay bị thiếu nước nên cần phải xây dựng hệ thống tưới phù hợp bằng cách xây dựng hồ, đập tưới nước hay hợp tác với các trang trại xung quanh xây dựng hệ thống kênh mương để lấy nước từ các hồ, đập lớn nhằm cung cấp nước kịp thời vào mùa khô và giảm được chi phí đầu tư xây dựng.

Đối với diện tích trồng cây hàng năm thì nên tăng vụ sản xuất, chọn giống tốt, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

3.3.2.2. Trang trại chăn nuôi

Một là, về giống, vật nuôi, tiếp tục sử dụng con giống tốt trong nước, khuyến

khích các chủ trang trại, doanh nghiệp nhập nguồn gien, giống có năng suất chất lượng cao: Chương trình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng giống bò lai Sind; chương trình móng cái hoá đàn lợn nái, nuôi lợn hướng lạc, lợn siêu lạc; phát triển đa dạng đàn gia cầm trong chăn nuôi có khả năng tăng trọng nhanh như các giống gà Tam Hoàng, ngan Pháp; phát triển thêm một số giống con có đặc thù hàng hóa khan hiếm như nhím, ba ba, rắn….

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm dịch cho vật nuôi, quản lý chế độ ăn hợp lý nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời phải quy hoạch chuồng nuôi hợp lý như: xa khu dân cư, có hố sát trùng, xây dựng hố phân, bể bioga để vừa tận dụng lượng phân thải ra làm khí đốt vừa bảo vệ môi trường.

Hai là, về thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và nhà máy chế biến phải ký hợp đồng, bảo đảm cung cấp ổn định và chất lượng thức ăn tốt.

Ba là, công nghệ chuồng trại, người chăn nuôi phải nghiên cứu các mẫu chuồng trại, áp dụng các loại máng ăn, uống, phù hợp với từng vật nuôi.

3.3.2.3. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Nghiên cứu giúp các địa phương, các chủ trang trại, các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản xây dựng phương án đổi đất dồn ao để tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại thủy sản sản xuất tập trung với quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nuôi thâm canh công nghiệp. Có chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để hình thành nên các cơ sở sản xuất thủy sản tập trung. Đây chính là những mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, để cho các chủ trang trại, các hộ gia đình tham quan học tập; đồng thời cũng là cơ sở dịch vụ đầu vào con giống, thức ăn,.v.v... và tiêu thụ sản phẩm.

Cần phải nuôi kết hợp đa dạng các loài cá để tận dụng các tầng nước nhưng các loại cá này phải cạnh tranh nhau cùng phát triển và không tiêu diệt lẫn nhau.

Loại trang trại này cũng nên đầu tư chăn nuôi lợn để lấy thức ăn cho cá từ sản phẩm phụ.

3.3.2.4. Trang trại tổng hợp

Trước hết các chủ trang trại cần chú trọng hơn nữa trong việc xác định hướng sản xuất kinh doanh chuyên môn hóa, xác định một vài ngành chuyên môn hóa mũi nhọn.

Trang trại này là tổng hợp của trồng trọt - chăn nuôi - lâm nghiệp - nuôi trồng thủy sản nên có thể áp dụng tổng hợp các giải pháp trên. Mặt khác, mô hình này có lợi thế về diện tích mặt nước nên sử dụng được mô hình tưới phun mưa - tiêu tốn ít nước mà lại hiệu quả.

Tóm lại, các trang trại muốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải thực hiện đồng bộ giải pháp vi mô.

Giải pháp chung ở hầu hết các trang trại là đất đai, vốn, lao động, sản xuất hàng hóa, thị trường, ngành nghề phụ, nâng cao trình độ của chủ trang trại.

Đối với tất cả các trang trại đều phải chon các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, giá trị sản phẩm hàng hóa cao, thu hẹp và loại bỏ các cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chung của trang trại.

KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nền nông nghiệp thế giới nói chung và nền nông nghiệp nước ta hiện nay nói riêng. Do đó, thúc đẩy sự phát triển KTTT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cấp bách hiện nay, là chìa khóa để đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh chóng. Đối với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ việc phát triển kinh tế trang trại giúp cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng về đất đai, mặt nước… hiện nay mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho huyện, là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp. Nó đã và đang góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mới trong nền nông nghiệp nước ta hiện nay. Việc nghiên cứu đề tài "Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015- 2020", đã đạt được một số nội dung sau:

- Đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại, như khái niệm và đặc trưng kinh tế trang trại,… nội dung phát triển kinh tế trang trại, các nhân tố ảnh hương đến phát triển kinh tế trang trại và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển kinh tế trang trại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, chỉ ra được những những vấn đề còn khó khăn, hạn chế và những nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao.

- Đã đề xuất được một số giải pháp chung cho các trang trại và giải pháp riêng cho từng trang trại nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

2. Kiến nghị

Đối với Nhà nước

Cần phải có những nhìn lại để thấy rõ mặt mạnh, mặt còn hạn chế của chính sách pháp luật về trang trại. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển trang trại gia đình, Nhà nước cần ban hành một luật hoặc pháp lệnh về trang trại gia đình tạo khung pháp lý cho hoạt động của loại hình này, trong đó xác định rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các điều kiện để được xác định là trang trại gia đình, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của trang trại. Với một tư cách pháp lý độc lập, một địa vị pháp lý bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để kinh tế trang trại tự tin, chủ động bước vào thị trường nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay.

Đối với huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ

Tiếp tục xem xét, căn cứ vào Qui hoạch của huyện, tỉnh; trên cơ sở đó để cấp giấy CNQSDĐ. Những hộ nông dân phát triển kinh tế trên vùng đất trống, đất hoang hoá, vùng chiêm trũng cần phải có chính sách cụ thể để khuyến khích nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai của từng địa phương.

Tiếp tục qui hoạch, hoặc qui hoạch lại những vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi thành những khu xa nơi dân sinh, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường; từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản qui mô lớn và qui mô nhỏ cấp hộ, HTX, cũng như ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hỗ trợ cho trang trại, đặc biệt là những trang trại có qui mô lớn được ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để giảm nhẹ lao động chân tay và tăng năng suất lao động dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi để các trang trại đầu tư mua sắm đưa vào sản xuất.

Cùng với việc phát triển kinh tế trang trại cần tạo sự liên kết “4 nhà” và tạo điều kiện cho kinh tế HTX, doanh nghiệp nông nghiệp hình thành và phát triển để làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho kinh tế trang trại đi vào sản xuất chuyên sâu.

Hỗ trợ trang trại đào tạo kiến thức chuyên môn cho chủ trang trại, cũng như lao động thường xuyên làm trong các trang trại.

Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với địa phương. Hàng năm các địa phương phải tổ chức sơ kết đánh giá về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là nêu cao tấm gương, hộ trang trại tiêu biểu để dần nhân rộng trong nhân dân.

Đối với chủ trang trại

Chủ trang trại phải tự ý thức được việc phát triển kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá với qui mô lớn, để từ đó có những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của trang trại mình xem có phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như đúng với quy hoạch của địa phương không. Chủ trang trại phải mạnh dạn, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, vượt qua những khó khăn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và các kiến thức khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải có khả năng và ý chí làm giàu hơn những người khác trong những điều kiện cho phép. Bên cạnh đó, cần phải ý thức gìn giữ môi trường sinh thái trong sạch để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất nông sản sạch, an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993 của Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 29/12/1997 của Hội nghị lần thứ IV, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.

5. Bộ Chính trị (khóa VIII), Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 17/10/1998, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

7. Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.

8. Đảng bộ huyện Lâm Thao (2010), Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2010- 2015.

9. Đảng bộ huyện Lâm Thao (2015), Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2015- 2020.

10. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê.

11. Giáp Kiều Hưng (2006), Để thành công khi làm kinh tế trang trại, NXB Thanh Hóa.

12. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH-HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)