Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 20 - 24)

Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH

1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh, doanh nghiệp có thể lấy giá trị bình quân đạt được làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của doanh nghiệp thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

* Chỉ tiêu năng suất lao động:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Năng xuất lao động =

Tổng lao động trong kỳ (1.2)

* Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của một lao động Lợi nhuận trong kỳ Lợi nhuận bình quân

do một lao động tạo ra = Tổng số lao động bình quân trong kỳ (1.3) Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ. Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ)

* Hiệu suất sử dụng VCĐ

Lợi nhuận trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ =

VC § b×nh qu©n trong kú (1.4)

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng vốn cố định hoặc tài sản cố định, khả năng sinh lợi của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

1.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)

* Sức sản xuất của VLĐ

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VLĐ =

VL § b×nh qu©n trong kú (1.5) Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng.

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Lợi nhuận trong kỳ Hiệu quả sử dụng VLĐ =

VL§ b×nh qu©n trong kú (1.6)

Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt, điều đó chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động.

* Tốc độ luân chuyển vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm...Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp:

+ Số vòng quay của VLĐ

Doanh thu trong kú Số vòng quay của VLĐ =

VL§ b×nh qu©n trong kú (1.7) Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của VLĐ bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại.

+ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay 365 ngày Số ngày luân chuyển

bình quân một vòng quay = Số vòng quay của VLĐ (1.8) Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng, thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

1.1.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.

* Doanh lợi của doanh thu bán hàng

Lợi nhuận trong kỳ Doanh lợi của doanh thu bán hàng = x100

Doanh thu trong kú (1.9) Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

* Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh

Lợi nhuận trong kỳ

Doanh lợi của vốn kinh doanh = x100

Vèn kinh doanh b×nh qu©n trong kú (1.10) Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn.

* Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí

Lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = x100

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ (1.11) Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất, nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Hiệu quả kinh doanh = x100

theo chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ (1.12) Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị này càng cao càng tốt.

* Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Doanh thu trên =

một đồng vốn sản xuất Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (1.13) Chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện kinh doanh có hiệu quả.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế, phân loại chi phí theo mức độ công dụng, mức độ phân bổ và địa điểm phát sinh, phân loại chi phí theo chức năng kinh doanh…

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Qua đó, các nhà quản lý biết được những thông tin tổng quan về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Lợi nhuận Hệ số doanh lợi =

từ chi phí Tổng chi phí (1.14)

Hệ số doanh lợi từ chi phí phản ánh một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

1.1.3.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

- Tăng thu ngân sách:

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức các loại thuế như: thuế doanh

thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động:

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển khác, để tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng lao động dôi dư cho xã hội.

- Nâng cao đời sống cho người lao động:

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các công ty phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội.

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế - xã hội giữa các vùng trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả kinh tế - xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: Bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)