Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Việc phân tích hiệu quả kinh doanh và nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển bền vững trong kinh doanh, cả ở tầm kinh tế vi mô do các doanh nghiệp trong nước thực hiện và tầm vĩ mô phục vụ công tác điều hành nền kinh tế quốc dân của chính phủ.
Từ những năm 1990 đến nay đã có nhiều học giả ở Việt Nam nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp như:
Năm 2008, tác giả Vũ Thị Thanh Phương với nghiên cứu "Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay", trong nghiên cứu này tác giả trình bày phương hướng, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO là những đề xuất mang tính cơ bản nhất của việc doanh nghiệp Việt Nam với bối cảnh thị trường xăng dầu Thế giới biến động không thể lường trước được.
Năm 2010, tác giả Hà Thị Dung với công trình nghiên cứu "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm". Luận văn kinh tế công nghiệp tại trường Mỏ - Địa chất Hà Nội, luận văn đã khái quát được tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH MTV thương mại Đồng tâm và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong luận văn là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Năm 2013, tác giả Lê Thị Tuyết Nhung với nghiên cứu "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ". Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, luận văn đã khái quát được tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong luận văn là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Năm 2014, tác giả Ngô Thị Hoài với nghiên cứu "Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí Yên Thọ". Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, luận văn đã khái quát được tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong luận văn là giải pháp giảm chi phí tồn kho, giải pháp đầu tư mở rộng.
Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Thủy Lan với nghiên cứu "Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Khảo sát Thiết kế và Xây dựng Miền Bắc". Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, luận văn đã khái quát được
tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong luận văn là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giải pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu.
Các công trình nghiên cứu mà luận văn đã đề cập trên đây còn mang tính chất chung áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại là lĩnh vực đòi hỏi tính linh hoạt rất cao và phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh từng doanh nghiệp cụ thể. Mặc dù vậy, trong các công trình đã nghiên cứu, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh, mang tính chất hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp kinh doanh thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài có thể vận dụng để áp dụng theo mô hình của từng doanh nghiệp cụ thể. Công tác quản trị chi phí trong hoạt động kinh doanh sẽ được vận dụng để hệ thống hóa lại các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị chi phí của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với bối cảnh nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng như hiện nay, việc duy trì ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã là một vấn đề hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp. Với việc đánh giá chung tình hình phát triển của các doanh nghiệp trong nước, qua đó thấy được xu hướng thị trường, tình hình tài chính, chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh,…góp phần cho việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đề tài luận văn là công trình nghiên cứu riêng, có ý nghĩa đối với Công ty TNHH MTV Hóa chất 21. Để có những đánh giá, phân tích phù hợp và đưa ra được những giải pháp mang tính thực tiễn, khoa học phù hợp với ngành nghề, nguồn lực của công ty thì cần hệ thống hóa, chọn lọc những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh, phân tích đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Kết luận chương 1
Nội dung của chương 1 đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ là điều kiện trực tiếp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường sẽ có nhiều khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này sẽ tạo động lực cho nền kinh tế, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2