Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 24 - 28)

Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH

1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện dựa trên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể chia thành hai nhóm đó là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

1.1.4.1. Các nhân tố bên trong

* Lực lượng lao động

Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, thấy rằng máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người lao động.

Lao động là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đều do con người tạo ra và thực hiện chúng. Song để có được điều đó đội ngũ lao động cũng cần phải có một lượng kiến thức chuyên môn cao, góp phần vào ứng dụng trong sản xuất tốt tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, được đón nhận trên thị trường mang lại lợi ích kinh tế cho công ty.

Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Trình độ kỹ thuật công nghệ tiến tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động đến các mặt về sản phẩm như: Đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm... nhờ vậy công ty có thể tăng sức cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của công ty. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển.

Nói tóm lại nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép công ty nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh.

* Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại của một doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp là việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất sao cho hợp lý. Nhân tố quản trị liên quan trực tiếp đến việc lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hay nói cách khác là liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có bộ máy quản trị tốt phải cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, không những nắm vững kiến thức về tổ chức quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm được xu thế biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trường, phải có khả năng nhìn xa trông rộng, tiên đoán phân tích thị trường để hoạch định được hướng đi đúng đắn nhất trong tương lai.

Hơn nữa việc chọn lựa bộ máy quản trị phải phù hợp với từng doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt, hoạt động mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

* Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, về đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra, doanh nghiệp rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.

* Nhân tố tính toán kinh tế

Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và hao phí các nguồn lực để đạt kết quả đó. Kinh tế học đã khẳng định tốt nhất là sử dụng

phạm trù lợi nhuận kinh tế vì lợi nhuận kinh tế mới là lợi nhuận thực, kết quả được đánh giá bằng lợi nhuận kinh tế sẽ là kết quả thực. Song muốn xác định được lợi nhuận kinh tế thì phải xác định được chi phí kinh tế.

1.1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

* Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật...Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra "sân chơi" để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp, điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt dộng kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh, mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng có hiệu quả các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh.

* Môi trường kinh tế

Là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp như các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu...Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng cụ thể. Do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh cùa các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

* Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước...cũng như sự phát triển của giáo dục, đào tạo,...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước

đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa,...các doanh nghiệp sẽ hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao.

Kết luận: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố đó tác động đến hiệu quả kinh doanh theo hai hướng: thúc đẩy và cản trở. Điều quan trọng là làm sao để phát huy tối đa các nhân tố thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và hạn chế tới mức thấp nhất các nhân tố cản trở. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực, phấn đấu, phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)