Giải pháp về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 82 - 86)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV HÓA CHẤT 21 ĐẾN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nhân tố con người là yếu tố quan trọng, quyết định tới đường lối phát triển, định hướng chiến lược của công ty. Do đó, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm kinh doanh và kiểm soát viên của công ty là cần thiết. Con người là một nhân tố quan trọng, nếu không quản lý tốt lao động, không chú trọng đến nhân tố con người thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Lao động là yếu tố có tính quyết định trong quá trình sản xuất đặc biệt là lao động quản lý. Trình độ của người quản lý có vai trò to lớn quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc quản lý, tổ chức sản xuất là rất cần thiết.

Trong công tác tổ chức sản xuất cần bố trí đúng người, đúng việc và việc bố trí lực lượng lao động tại mặt bằng đó đã hợp lý hay chưa vì hiện tại ở công ty tại các Xí nghiệp lượng lao động trực tiếp thường xuyên được luân chuyển giữa các tổ sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch sản xuất đề ra. Do vậy, cần phải đánh giá lại trình độ tay nghề của công nhân. Căn cứ để đánh giá lại trình độ lành nghề của công nhân phải dựa vào đánh giá công việc (tức là xem mức độ quan trọng của công việc yêu cầu mà người công nhân phải thực hiện). Có nhiều phương pháp đánh giá công việc như phương pháp phân hạng công việc, phương pháp sắp xếp thứ tự theo công việc, phương pháp so sánh các yếu tố của công việc, phương pháp cho điểm… Qua đó xác định được mức độ phức tạp của công việc, tiếp theo đó là phải đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của công nhân. Đây là công việc rất khó cần phải có một hội đồng đánh giá và lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp.

Để có thể thực hiện được việc đánh giá công việc và đánh giá thực hiện công việc, trước tiên, Xí nghiệp cần phải phân tích lại công việc vì phân tích công việc là cơ sở cho việc đánh giá công việc và đánh giá thực hiện công việc. Có nhiều phương pháp phân tích công việc như phương pháp bảng câu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ghi chép nhật ký, phương pháp danh sách kiểm tra, phối hợp các phương pháp… nhưng để đảm bảo tính chính xác và khách quan, Xí nghiệp nên sử dụng phối hợp các phương pháp. Do việc phân tích có nhiều phức tạp, trong khi đó, cán bộ tổ chức của Xí nghiệp còn nhiều hạn chế, xí nghiệp có thể thuê chuyên gia phân tích một số công việc tiêu biểu.

Nhiệm vụ của giải pháp này là: đánh giá được trình độ tay nghề của CNKT và rà soát lại việc bố trí lực lượng lao động tại mặt bằng đó có hợp lý hay không nhằm mục đích là đạt được năng suất lao động cao nhất. Để làm được việc đó theo tác giả cần làm được những việc sau:

- Đánh giá được tay nghề của CNKT:

+ Điều kiện về trình độ chuyên môn: Xác định chính xác yêu cầu của công việc cần trình độ nào, các đòi hỏi về tay nghề, kỹ năng khác để thực hiện công việc.

+ Điều kiện về thể lực, tinh thần tâm lý: Nêu yêu cầu về thể lực và các phẩm chất mà người lao động cần có để đáp ứng cho công việc như: sự tập trung, tính cẩn thận, sự nhanh nhẹn, khả năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm…

+ Trách nhiệm đối với máy móc, thiết bị và các công việc của người khác.

- Rà soát lại việc bố trí lực lượng lao động tại mặt bằng đó có hợp lý hay không: để đánh giá được chỉ tiêu này thì cần có một hội đồng đánh giá về nhiều mặt về các yếu tố như: mặt bằng đó làm việc thủ công hay tự động? Có bao nhiêu thiết bị làm việc trên mặt bằng? Mỗi một thiết bị hay một nhóm thiết bị cần bao nhiêu người vận hành? Công suất của các thiết bị đó có đáp ứng được cho nhau hay không? Nếu không đáp ứng được thì cần bổ sung thiết bị như thế nào cho hợp lý?

Mặt bằng đó đã chuyên môn hóa sản xuất hay chưa? Nếu chuyên môn hóa rồi thì đã tối đa chuyên môn hóa hay chưa? Số lượng nhân công phục vụ, bổ trợ cho mặt bằng đó cần bao nhiêu người thì hợp lý?…Tất cả các câu hỏi đó đều phải trả lời được thì mới đưa ra được giải pháp tối ưu cho từng mặt bằng. Qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, thu nhập được nâng cao.

Khi đã đánh giá được tay nghề của CNKT và rà soát xong việc bố trí lực lượng lao động tại mặt bằng thì công việc bây giờ chỉ là sắp xếp, bố trí mức độ phức tạp công việc của từng chặng công nghệ với CNKT có tay nghề tương ứng và bố trí lực lượng lao động tại mặt bằng đó theo giải pháp tối ưu của mặt bằng đó.

* Tại dây chuyền ống giấy xuất khẩu Mỹ có các thiết bị, công suất và số lượng người vận hành để sản xuất sản phẩm ống giấy xuất khẩu 38x520 đang bố trí tổ chức sản xuất như sau:

Tên thiết bị Công suất Số lượng CNKT vận hành - Máy pha băng

- Máy mài mép - Máy cắt tờ - Máy cuốn ống - Máy chuốt - Máy cắt mép

5.000 ống/8h 1.000 ống/8h 2.000 ống/8h 1.000 ống/8h 800 ống/8h 1.200 ống/8h

2 người + 1 người phục vụ 1 người

1 người

4 người + 1 người phục vụ 2 người

3 người + 1 người phục vụ

Giả sử kế hoạch giao cho dây chuyền cuốn ống giấy này sản xuất 100.000 ống giấy 38x520. Mặc định là trình độ của công nhân kỹ thuật đứng máy là phù hợp, bỏ qua những công đoạn thủ công giống nhau, ta có thể tính được tổng hao phí lao động trên thiết bị để sản xuất ra 100.000 ống giấy 38x520 là:

100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000

3 5 2 4 8 10.346, 67

5.000 x 1.000 2.000 1.000 x 800 x 1.200 x x h h

       

 

 

ĐMLĐ: 10.346, 67 0,103467

100.000  giờ/sản phẩm

Sau khi quan sát thực tế, rà soát lại bố trí tổ chức sản xuất tác giả thấy chưa phù hợp như sau:

- Máy mài mép, máy cắt tờ: không cần người đứng máy (tự động) vì 1 người phục vụ của máy pha băng (thời gian trống rất nhiều) có thể đảm nhận được việc cấp phôi cho cả 2 máy này.

- Máy cuốn ống: không cần người phục vụ vì người phục vụ của máy cắt mép (thời gian trống rất nhiều) có thể phục vụ được cho cả máy cuốn ống.

Như vậy tổ chức bố trí nhân công tại dây chuyền này sau khi rà soát như sau:

Tên thiết bị Công suất Số lượng CNKT vận hành - Máy pha băng

- Máy mài mép - Máy cắt tờ - Máy cuốn ống - Máy chuốt - Máy cắt mép

5.000 ống/8h 1.000 ống/8h 2.000 ống/8h 1.000 ống/8h 800 ống/8h 1.200 ống/8h

2 người + 1 người phục vụ 0 người

0 người

4 người + 0 người phục vụ 2 người

3 người + 1 người phục vụ Như vậy tổng hao phí lao động trên thiết bị để sản xuất ra 100.000 ống giấy

38x520 sau khi tổ chức lại sản xuất là:

100.000 100.000 100.000 100.000

3 4 2 4 8 8.346, 67

5.000 x 1.000 x 800 x 1.200 x x h h

     

 

 

ĐMLĐ: 8.346, 67 0, 083467

100.000  giờ/sản phẩm

Từ các kết quả có được ở trên ta có thể tính được tỉ lệ tăng năng suất lao động sau khi tổ chức lại sản xuất là: 0,103467 100% 124%

0, 083467x  nghĩa là năng suất lao động sẽ tăng 24%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên hóa chất 21 bộ quốc phòng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)