Dự báo xu thế phát triển; các cơ hội, thách thức; xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA

1.2. Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm cấp huyện

1.2.2. Dự báo xu thế phát triển; các cơ hội, thách thức; xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới

Dự báo các tình huống phát triển trong thời kỳ kế hoạch, bao gồm đánh giá các nguồn lực phát triển (tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài chính, vốn công nghệ, chất xám) có thể khai thác đưa vào phát triển trong kỳ kế hoạch: dự báo các tình huống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, mối tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch.

Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên việc dự báo các tình huống phát triển. Có phương án phát triển dựa vào khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện.

Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cuả đất nước và sự phân kỳ các giai đoạn phát triển. Nội dung này bao gồm thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế hoạch. Một số quan điểm cần phải được nghiên cứu là.

- Quan điểm về việc kết hợp tăng trưởng ổn định bền vững và tạo điều kiện phát triển cho giai đoạn, quan điểm về kết hợp hài hoà kinh tế và xã hội, quan điểm về phát triển toàn diện, quan điểm về kết hợp nguồn lực và khai thác nguồn nội lực bên ngoài.

Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế. Ở cấp tổng thể nền kinh tế, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm một số mục tiêu cơ bản là :

- Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP, theo đó là tốc độ gia tăng ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ.

- Ổn định tài chính trong tỉnh, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử lý hài hoà quan hệ tích luỹ - tiêu dùng, tăng khả năng đầu tư phát triển.

- Tăng khả năng đối ngoại, xuất - nhập khẩu và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.

- Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí, cải thiện dân sinh và các mặt xã hội.

Xây dựng hệ thống các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm việc tính toán và xác định các cân đối về tích luỹ tiêu dùng, cân đối ngân sách, cân đối về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc huy động toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế, cân đối về xuất - nhập khẩu, cân đối về cán cân thanh toán, cân đối về năng lực sản xuất và nhu cầu các sản phẩm chủ yếu.

Xây dựng các chương trình phát triển, nhằm bảo đảm mục tiêu. Bao gồm những nội dung sau đây:

- Mục tiêu của chương trình

- Phạm vi tác động của chương trình đến khả năng hoàn thành các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế, của địa phương của vùng.

- Các điều kiện cân đối để thực hiện các chương trình, bao gồm cả các giải pháp và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước.

- Cơ chế điều hành chương trình

Xây dựng chương trình đầu tư phát triển toàn xã hội nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chương trình đầu tư công cộng: bao gồm những danh mục các dự án đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng thời gian khởi công và hoàn thành, tương ứng với việc huy động 5 nguồn vốn khác nhau để đưa vào thực hiện:

Các giải pháp lớn :

- Các cân đối vĩ mô cơ bản (cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối nguồn vốn đầu tư xã hội ...)

- Các cơ chế, thể chế thực hiện chính sách.

- Các giải pháp liên quan đến thực hiện kế hoạch 5 năm.

* Dự báo phát triển.

Công tác kế hoạch hoá có bản chất là hướng tới các kể quả trong tương lai.

Vì vậy sự tồn tại của nó luôn gắn liền với hoạt động dự báo. Với tư cách là một khâu tiền đề hoàn thiện kế hoạch, vài trò của dự báo là đi trước để đào tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy hoạch, xây dựng chính sách. Vì vậy: nội dung của công tác dự báo là:

- Phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay một địa phương nào đó và dự báo phát triển của những linh vực trong sự phát triển kinh tế xã hội như thu nhập, việc làm, sự phát triển đồng bộ…

- Phân tích ảnh hưởng của thị trường kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước.

- Xác định những nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội đất nước, như nguồn nguyên nhiên liệu, giá cả, sức mua của nhân dân, những thay đổi về thị trường, tâm lý người tiêu dùng, sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển việc định hướng cơ cấu kinh tế - xã hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực, mọi yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những động lực phát triển là nội dung cốt lõi của kế hoạch phát triển. Khi đã xác định được kế hoạch thì việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ có cơ sở vững chắc, tạo điều kiện để biến kế hoạch thành hiện thực.

- Nội dung cơ bản của việc xác định kế hoạch 5 năm là các phương án phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn và trung hạn, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng trưởng GDP của vùng được lập kế hoạch, phát triển xã hội, định hướng kinh tế đối ngoại, ...

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác đầu tư... đối với nền kinh tế cũng như các vị trí trọng điểm và các ngành quan trọng.

Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các vùng và các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về xây dựng và tổ chức không gian, nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình và dự án đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phối hợp sự cộng tác nghiên cứu của các ngành, các bộ và các địa phương, nhằm phân tích đúng thực trạng kinh tế - xã hội, các lợi thế của các ngành, các vùng dựa trên cơ sở đó để đưa ra những phương hướng phát triển các ngành, các vùng và phương hướng phát triển các ngành và vùng, và xác định những điều kiện cần thiết để thực hiện các quy hoạch này.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch không chỉ quan tâm tới nguồn và hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mà nó còn chú trọng đến nhân tố con người và sự đảm bảo các chỉ tiêu xã hội.

Các quy hoạch phát triển được xây dựng dựa trên chiến lược hướng tới xuất khẩu, tìm ra và phát huy lợi thế từng vùng và liên kết giữa các vùng, nhằm nâng cao hiệu qủa và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)