Về giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 74 - 85)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.2.4 Về giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện kế hoạch

a, Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh

Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô ngành nghề, phát triển đa dạng hoá sản phẩm theo hướng hiện đại, bền vững. Ưu tiên phát triển các ngành nghề có kỹ thuật công nghệ cao, có giá trị hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị tăng thêm lớn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của sản phẩm hàng hoá. Đẩy nhanh việc hình thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Phương Nam theo quy hoạch.

Tăng cường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành than, điện, cơ khí, xi măng... đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh liên kết phát triển sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng với công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tại chỗ và có mặt hàng xuất khẩu.

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển CN-TTCN đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện tại đang nằm xen trong các khu dân cư đô thị di rời vào vùng đồi núi phía Bắc đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quan tâm chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án lớn, dự án trọng điểm, nhất là dự án xây dựng mới nhà máy điện 660 MW ở phường Phương Nam; dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất thiết bị nâng hạ; Nhà máy tuyển than Nam Mẫu; khu vực cảng Điền Công...Phấn đấu trong nhiệm kỳ, tỷ trọng giá trị sản xuất CN- TTCN trong GDP đạt trên 50%.

b, Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ "về chiến lược phát triển các ngành dịch vụ giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2015"trên địa bàn Uông Bí. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường xã hội, hành lang pháp lý, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động mở rộng thị trường dịch vụ, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng...nhất là dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, phục vụ học sinh sinh viên. Hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động một số trung tâm thương mại và chợ xã, phường: Cầu Sến, Quang Trung, Phương Nam, Bắc Sơn, Điền Công, Thanh Sơn; nâng cấp, cải tạo chợ trung tâm thành phố và các xã, phường; tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý các chợ trên địa bàn sang cơ chế quản lý cổ phần, tư nhân nhằm đảm bảo thuận lợi trong kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Xây dựng cơ chế nhằm phát huy khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh du lịch trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch chất lượng ngày càng cao. Ưu tiên các dự án đầu tư tại khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh để hình thành tuyến du lịch liên hoàn; khuyến khích các hoạt động đầu tư du lịch, dịch vụ vào khu hang Son, Đình Đền Công và dọc hai bên bờ sông Uông, sông Sinh. Phấn đấu trong nhiệm kỳ đưa Uông Bí thành một trung tâm

du lịch đẳng cấp quốc gia, quốc tế, nâng tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch trong GDP đạt trên 40%.

c, Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững

Đẩy mạnh việc đổi mới cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và vật nuôi theo quy hoạch. Chuyển đổi một số diện tích đất canh tác hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hướng vào việc sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tăng cường quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách tiết kiệm, tận dụng đất canh tác, thâm canh tăng vụ. Tạo mọi điều kiện để nâng hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị. Tiếp tục có cơ chế hỗ trợ khuyến khích tạo được bước đột phá trong phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp. Duy trì và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại công nghiệp; chú trọng đầu tư nhân rộng diện nuôi, trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao. Quy hoạch, đầu tư xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;

thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, kịp thời ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Thực hiện có hiệu quả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống đê điều Vành Kiệu 2, 3; kênh mương nội đồng; hệ thống kè sông Vàng Danh, sông Uông, sông Sinh đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 90 % diện tích gieo trồng toàn thành phố. Tranh thủ các nguồn vốn, tích cực đầu tư trồng rừng, trồng cây môi trường phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, rừng ngập mặn, công viên cây xanh đô thị. Phối hợp với nhà đầu tư hoàn thành dự án trồng cây mơ hai bên đường vào Yên Tử. Nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng đề án "Rừng quốc gia Yên Tử" để Chính phủ công

nhận. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng; kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm lâm luật, hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra. Phấn đấu trong nhiệm kỳ, tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP còn dưới 10%.

d, Chủ động nâng cao chất lượng nhiệm vụ đầu tư phát triển; quản lý tài nguyên, môi trường; quản lý đô thị, giao thông, bưu chính viễn thông

Đẩy nhanh tốc độ thực hiện quy hoạch phát triển không gian đô thị Uông Bí đến năm 2020 theo hướng Nam và Tây nam theo yêu cầu có "trọng tâm, trọng điểm". Chủ động, tích cực tranh thủ các nguồn lực để đầu tư tuyến đường giao thông vành đai phía nam (77m), đường Thanh Sơn- Phương Đông. Tập trung nâng cấp, chỉnh trang đô thị và làm mới một số tuyến đường chính ở nội thị, đường liên thôn-khu theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Khuyến khích và tạo cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, hạ tầng đô thị mới, các chung cư cao tầng hiện đại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Tiếp tục đầu tư các dự án về nước sinh hoạt, nghĩa địa nhân dân thành phố đảm bảo quy chuẩn hiện hành. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp than, điện, cơ khí, xi măng...thực hiện có hiệu quả công tác xử lý khói, bụi, nước thải, chất thải rắn do sản xuất công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tập trung các giải pháp tạo "quỹ đất sạch", đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhất là các công trình dự án phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ đầu tư, thu hút các dự án, nguồn lực đầu tư mới. Phấn đấu trong nhiệm kỳ Uông Bí trở thành đô thị phát triển trong trục đô thị Uông Bí- Hạ Long- Cẩm Phả- Móng Cái.

Triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 theo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp trong quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất đai, bảo vệ công trình danh thắng, nhất là các hoạt động liên quan đến sản xuất than, đất san lấp mặt bằng.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường sống, Khắc phục tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở công nghiệp, nhất là khu vực khai thác than, khoáng sản khác, ô nhiễm do qúa trình đô thị hoá. Tập trung hoàn nguyên môi trường, trồng cây xanh tại các bãi đổ chất thải, xử lý tình trạng bồi lắng các dòng sông, hồ chứa nước. Xây dựng cơ chế đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và đầu tư xây dựng nghĩa địa thành phố, nhà máy xử lý rác thải rắn, nhà máy nước 12 khe phường Bắc Sơn. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật bảo vệ môi trường.

Thực hiện nghiêm túc quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Tích cực áp dụng các giải pháp tiến tiến chống ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Phối hợp với TKV- Vinacomin giải quyết căn bản việc vận chuyển than từ Vàng Danh, Nam Mẫu ra cảng Điền Công bằng băng tải kín. Phối hợp làm tốt nhiệm vụ tự chủ động xử lý tác động môi trường của các cơ sở sản xuất điện, than, vật liệu xây dựng và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác.

Tạo sự chuyển biến tích cực về quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, khu phố kiểu mẫu. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phát triển giao thông vận tải, phấn đấu có 5 tuyến xe Bus, 5 hãng taxi với 300 đầu xe trở lên. Hoàn thành việc xây dựng bến xe ô tô phía Đông và phía Tây thành phố, các điểm trông giữ xe ô tô theo quy hoạch. Phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông, mở rộng thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; an ninh quốc phòng.

Phấn đấu đến năm 2015 đạt mật độ điện thoại 75 máy/100 dân (tính cả thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau). 100% tuyến đường chính nội thị, 100% tuyến đường liên thôn-khu được nhựa hoá, bê tông hoá và điện chiếu sáng.

e, Thực hiện tốt các chính sách tài chính, tín dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng

Tăng cường chỉ đạo xây dựng, nuôi dưỡng các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời khai thác triệt để nguồn thu. Phấn đấu thu ngân sách nhà

nước hàng năm tăng trên 10% KH pháp lệnh. Chi XDCB từ ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng chi ngân sách. Thực hiện nghiêm luật ngân sách nhà nước và các luật thuế, thực hiện tốt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng kinh phí, tiền vốn có hiệu quả, dành vốn cho đầu tư phát triển. Ưu tiên những dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, những dự án cho sản phẩm mới, dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hàng vật liệu nhẹ, công nghệ sạch, hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động, thu hồi vốn nhanh. Tăng cường công tác thanh-kiểm tra tài chính, kiểm soát việc chấp hành luật kế toán, thống kê. Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng, lãng phí tại từng đơn vị, cơ sở doanh nghiệp. Thường xuyên kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan tài chính, thuế, kho bạc.

Tạo điều kiện, khuyến khích việc đổi mới, mở rộng các loại hình hoạt động, các dịch vụ ngân hàng nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, bảo đảm đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả kinh doanh; khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn tín dụng; coi trọng việc thu hút và huy động mọi nguồn vốn trong nhân dân; chủ động linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu về vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, hộ nghèo vay vốn lãi xuất thấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và làm tốt chương trình giảm nghèo tại địa phương.

2) Phát triển các lĩnh vực văn hoá- xã hội

a, Nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền

Trên cơ sở bám sát các quan điểm định hướng của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, tổ chức hoạt động phục vụ kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Chú trọng phát triển sâu rộng phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng. Thường xuyên quan tâm tổ chức các lĩnh vực văn hoá, các môn thể thao mang tính dân tộc, truyền thống.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Khai thác phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá hiện có. Tiếp tục bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;

duy trì tổ chức tốt lễ hội Yên Tử và các lễ hội truyền thống trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hoá cho lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao; ưu tiên đầu tư nhanh các thiết chế văn hoá, cơ sở vật chất phục vụ TDTT. Trong nhiệm kỳ, phấn đấu hoàn thiện 03 công viên thành phố ở các phường:

Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương, khu vui chơi giải trí hồ Công Viên; chuẩn bị đầu tư xây dựng công viên ở phường Yên Thanh; xây dựng nhà hát thị xã, trung tâm dịch vụ văn hoá và triển lãm thị xã, trung tâm văn hoá thể thao ngã ba Cầu Sến; đầu tư xây dựng Đài TTTH thành phố theo tiêu chí Đài PTTH cấp thành phố, quan tâm nâng cấp nhà sinh hoạt cộng đồng, các trạm đài truyền thanh cơ sở.

b, Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ

Tập trung quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện theo sát yêu cầu, mục tiêu đào tạo của từng ngành học, cấp học;

quan tâm giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi. Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 40 của Ban Bí thư "về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục". Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chủ động phối hợp, tạo mọi điều kiện để Tập đoàn TKV-Vinacomin và các trường đại học quốc gia xây dựng Trường đại học Hạ Long thuộc khu đô thị nam Uông Bí; nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố thành các cơ sở đào tạo đại học; phát huy vai trò của Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng các cấp; đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội hoá giáo dục, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập đi đôi với tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh đảm bảo giáo dục ngoài công lập hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Hoàn thành phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở của thành phố và các xã, phường. Phối hợp, tập trung đầu tư hoàn thành các tiêu chí để

Trường PTTH Hoàng Văn Thụ đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 50% trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn mức độ 2.

c, Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và chuẩn quốc gia về y tế. Khuyến khích thực hiện xã hội hoá trong công tác y tế, mở rộng đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phối hợp, tạo điều kiện hoàn thành mở rộng Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển. Chú trọng hơn nữa đến công tác phòng chống, khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm. Đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm y tế thành phố, trung tâm y tế dự phòng khu vực tại phường Nam Khê. Nâng cấp chất lượng các tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế đối với các xã, phường. Thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh nguồn nước, lương thực, thực phẩm, phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh. Thực hiện tốt Chỉ thị 46 của Ban thường vụ tỉnh uỷ, khoá XI "về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ, xây dựng gia đình và bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”.

d, Gii quyết mt cách căn bn các vn đề xã hi

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, tập trung vào phát triển dịch vụ, thương mại tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.

Tích cực, chủ động xây dựng, thực hiện các dự án giải quyết việc làm bằng các nguồn ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt luật lao động, tạo điều kiện để người lao động tự do tìm và tự tạo việc làm. Quan tâm giải quyết việc làm cho những người đã được đào tạo qua các trường lớp dạy nghề. Phấn đấu hàng năm giải quyết được từ 3.500-4.000 lượt người lao động có việc làm. Hàng năm, có trên 30% lao động được qua đào tạo. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài về công tác tại thành phố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)