CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.2.1. Về công tác tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm trước (2005-2010)
Để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010-2015, thành phố Uông Bí đã tổ chức tổng kết, nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của 5 năm trước với các kết quả cụ thể:
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính của kế hoạch
TT Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu
KH Thực hiện Ghi chú 1 Giá trị sản xuất CN-TTCN
tăng bình quân/năm % 22 31,65
2 Doanh thu dịch vụ, thương
mại, du lịch tăng bq/năm % 20 57,7
3 Giá trị sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp tăng bq/năm % 06 7,5
4 Tổng thu ngân sách nhà nước
tăng bq/năm % 10 48
5 Giảm tỷ suất sinh % 0,01 0,01
6 Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 18 25
7 Giảm hộ nghèo % 1,5 1,43
8 Thu nhập bình quân đầu
người/năm USD 732,5 1.465
1) Kết quả về kinh tế
Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt trên 17% năm. Thu nhập bình quân đầu người 1.465 USD/ người/ năm, (vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng 2 lần so với đầu nhiệm kỳ). Các ngành kinh tế trọng điểm như: Công nghiệp (khai thác than và vật liệu xây dựng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chế tạo thiết bị nâng hạ...); dịch vụ, thương mại, du lịch có bước phát triển nhanh về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm dần (năm 2005 là 18,3%, năm 2010 là 12,9%); tỷ trọng khu vực II và III (công nghiệp, xây dựng- dịch vụ, du lịch, thương mại) tăng nhanh và ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế cơ bản có sự chuyển dịch hợp lý: Công nghiệp-xây dựng chiếm 52,7%; dịch vụ-du lịch- thương mại chiếm 34,4%; nông, lâm, thuỷ sản chiếm 12,9% [10].
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhất là vào 2 năm cuối nhiệm kỳ đại hội; song hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (Sản lượng than nguyên khai năm 2005 đạt 3,850 triệu tấn, đến năm 2009 đạt 7,328 triệu tấn, tăng 3,478 triệu tấn. Sản lượng điện năm 2005 đạt 700 triệu kwh/ năm, năm 2009 đạt 979,360 triệu kwh/ năm, tăng 279, 360 triệu kwh/ năm. Sản lượng xi măng và clinke năm 2005 đạt 178.000 tấn, năm 2009 đạt 952.200 tấn, tăng 774.200 tấn). Trong nhiệm kỳ, đã phát triển được một số cơ sở công nghiệp mới có công nghệ hiện đại như: Mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí 1 (300 MW) và 2 (330 MW), nhà máy xi măng Lam Thạch 2, nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ (20.000 tấn sản phẩm/ năm); Nhà máy gạch tuylen Thanh Sơn (25 triệu viên/năm), Công ty chế biến lâm sản, gia công mũi giày xuất khẩu, sản xuất bia, rượu Thăng Long; hệ thống cảng thủy nội địa của Tập đoàn Xuân Lãm, cảng Điền Công...Trong quá trình phát triển sản xuất một số cơ sở đã có cố gắng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như: Nhà máy điện Uông Bí, nhà máy xi măng Lam Thạch...Trong năm
2010, các dự án xây dựng nhà máy tuyển than Nam Mẫu, mở rộng nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ, xây dựng khu công nghiệp Phương Nam đang được quan tâm đẩy nhanh tốc độ. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng bình quân là 31,65%/ năm (vượt 9,65% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra).
Hình 2.5: Nhà máy Điện Uông Bí
Hình 2.6: Nhà máy xi măng Lam Thạch
Hình 2.7: Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất toàn thành phố 2007-2010
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu N¨m
2007
N¨m 2008
N¨m 2009
Năm 2010 I.Giá trị sản xuất (theo giá thực
tÕ) Chia theo khu vùc
7.165.643 8.274.849 9.608.804 11.400.075
1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 716.839 734.613 753.992 775.619 2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây
dùng
3.824.878 4.498.030 5.316.732 6.248.390
3. Khu vực 3: Dịch vụ 2.623.926 3.042.206 3.538.080 4.376.066
II.Cơ cấu giá trị sản xuất 100 100 100 100
1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 10,0 8,9 7,8 6,8 2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây
dùng
53,4 54,4 55,3 54,8
3. Khu vực 3: Dịch vụ 36,6 36,7 36,9 38,4
Bảng 2.7: Giá trị tăng thêm (GDP)
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010 I. Giá trị tăng thêm (giá thực tế)
Chia theo khu vực
1.995.634 2.329.739 2.733.709 3.266.782
1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 72.103 74 76.304 78.516 2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây dựng 1.529.951 1.799.212 2.126.693 2.531.508
3. Khu vực 3: Dịch vụ 393.589 456.331 530.712 656.758
II. Giá trị tăng thêm (giá CĐ 1994) 1.243.979 1.450.808 1.700.797 2.016.532 1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 54.545 56.129 57.723 59.286 2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây dựng 942.669 1.108.578 1.310.339 1.535.992
3. Khu vực 3: Dịch vụ 246.765 286.101 332.735 411.254
III.Cơ cấu(%) giá trị tăng thêm (giá thực tế)
100 100 100 100
1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 3,6 3,2 2,8 2,4
2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây dựng 76,7 77,2 77,8 77,5
3. Khu vực 3: Dịch vụ 19,7 19,6 19,4 20,1
IV.Tốc độ tăng (%) giá trị tăng thêm (giá cố định 1994)
17,2 18,6
1. Khu vực 1: Nông, lâm, thuỷ sản 2,9 2,8 2,7
2. Khu vực 2: Công nghiệp, xây dựng 17,6 18,2 17,2
3. Khu vực 3: Dịch vụ 15,6 16,3 23,6
Bảng 2.8: Tỷ trọng GDP các ngành trong cơ cấu kinh tế thành phố từ 2007-2010
Đơn vt tính: Triệu đồng Số
TT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Cơ
cấu (%)
Giá trị
Cơ cấu (%)
Giá trị Cơ cấu (%)
Giá trị
Cơ cấu (%) I GDP theo giá
thực tế 1.995.634 100 2.329.739 100 2.733.709 100 3.266.782 100
1 Công nghiệp,
xây dựng 1.529.951 76,6 1.799.212 77,2 2.126.693 77,8 2.531.508 77,5
2 Thương mại,
dịch vụ 393.589 19,7 456.331 19,6 530.712 19,4 656.758 20,1
3 Nông, lâm,
thuỷ sản 72.103 3,6 74.196 3,2 76.304 2,8 78.516 2,4
II GDP theo giá
cố định 1994 1.243.979 100 1.450.808 100 1.700.797 100 2.016.532 100
1 Công nghiệp,
xây dựng 942.669 75,8 1.108.578 76,4 1.310.339 77 1.545.992 76,7
2 Thương mại,
dịch vụ 246.765 19,8 286.101 19,7 332.735 19,5 411.254 20,4
3 Nông, lâm,
thuỷ sản 52.854 4,9 54.545 4,4 56.129 3,9 59.286 2,9
Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển đa dạng, đạt mức tăng trưởng cao, đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nhân dân. Trong nhiệm kỳ, giá trị kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch tăng bình quân 24,75%/năm, vượt 4, 75% so với chỉ tiêu kế hoạch. Hoạt động dịch
Hình 2.8: Khách sạn Thanh Lịch
vụ, thương mại phát triển tương đối đồng đều ở cả 3 khu vực: Trung tâm đô thị, nông thôn, miền núi. Công tác xã hội hoá đầu tư, nâng cấp và quản lý hệ thống các chợ có bước phát triển mới (Đã đầu tư xây dựng mới 04 chợ: Thượng Yên Công, Quang Trung, Yên Thanh, Phương Đông; đang xúc tiến đầu tư xây dựng chợ xã Phương Nam, chợ phường Nam Khê. Hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh). Năm 2010, thành phố đang tập trung xây dựng 3 trung tâm thương mại lớn là: siêu thị phường Quang Trung, siêu thị phường Yên Thanh, trung tâm thương mại ngã 3 cầu Sến; mức lưu chuyển hàng hoá trong nhiệm kỳ bình quân tăng 15% năm, giá trị dịch vụ, thương mại hàng năm tăng 24,6%. Hàng năm thành phố thường xuyên duy trì tổ chức hội chợ thương mại quốc tế Uông Bí. Các lực lượng chức năng của thành phố có nhiều cố gắng trong việc triển khai các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần giữ vững ổn định thị trường, lành mạnh hoá các hoạt động dịch vụ, thương mại.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, phát triển du lịch khu di tích và danh thắng Yên Tử là một trọng điểm[1]. Trong nhiệm kỳ, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tham quan, vãng cảnh đã được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; cơ sở hạ tầng được khẩn trương đầu tư mở rộng;
Hình 2.9: Hồ Yên Trung
Đến năm 2010 cơ bản đã hoàn thành quy hoạch mở rộng, phát triển khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; triển khai lập quy hoạch mở rộng phát triển khu du lịch sinh thái lựng Xanh; đầu tư tôn tạo, nâng cấp chùa Hang Son, chùa Ba Vàng, đình Điền Công; tranh thủ các nguồn vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch như: hệ thống các nhà hàng, khu du lịch sinh thái,
đường giao thông, nâng cấp hệ thống cáp treo Yên Tử, khởi công xây dựng Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông... Lượng khách du lịch đến thành phố năm 2005 đạt 33,3 vạn lượt khách, đến năm 2009 đạt 2,1 triệu lượt khách, năm 2010 đạt 2,5 triệu lượt khách; tốc độ tăng bình quân là 57, 7%/năm.
Giao thông vận tải, đã đầu tư đưa vào sử dụng: Cảng hàng hoá của Tập đoàn Xuân Lãm, hệ thống cảng Điền Công, cầu sông Sinh I, cầu Bắc Sơn, cầu vượt đường 18A, hệ thống các cầu, đường chuyên dùng Vàng Danh-Điền Công, 100%
các tuyến đường nội thị đã được thảm nhựa và bê tông hoá, 90% các tuyến đường thôn, khu đã được bê tông hoá. Đang hoàn thiện thủ tục để thi công các tuyến đường giao thông chiến lược (Đường giao thông trọng điểm có tính chiến lược trong sự phát triển của thành phố vành đai phía nam (rộng 77 m); đường nội thị Thanh Sơn-Dốc Đỏ nối vào đường Yên Tử; đường liên phường Phương Đông- Phương Nam, đường Phú Thanh ra đê vành Kiệu III, đường đập tràn nhà máy nhiệt điện đến trung tâm phường Bắc Sơn, đường từ quốc lộ 18A đi xã Điền Công...v.v..).
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đa dạng hoá các loại hình vận tải vận chuyển hàng hoá phục vụ hành khách trên địa bàn (Hiện tại trên địa bàn có 08 doanh nghiệp vận tải hành khách, có 4 tuyến xe buýt hoạt động thường xuyên và 1 tuyến xe buýt hoạt động mùa lễ hội Yên Tử). Tổng doanh thu dịch vụ vận tải địa phương năm 2005 đạt 40,6 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 140 tỷ đồng, năm 2010 đạt 200 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân là 33, 75%/năm.
Cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển nhanh với công nghệ tiên tiến, bảo đảm khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Số máy thuê bao cố định và thuê bao di động trả sau năm 2006 đạt tỷ lệ 17,13 máy/100 dân, năm 2010 đạt tỷ lệ 65 máy/100 dân. Tốc độ tăng bình quân 42, 9%/năm.
Hệ thống đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển nhanh về số lượng mạng lưới, đa dạng hoá về loại hình và tiện ích; chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng công thương Uông Bí được nâng từ cấp 2 lên cấp 1, hiện tại trên địa bàn thành phố có 16 ngân hàng và phòng giao dịch đang hoạt động có hiệu quả.
Dịch vụ ATM, thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác do các ngân hàng triển
khai ngày càng được mở rộng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các thành phần kinh tế, giảm chi tiêu tiền mặt, tăng cường quản lý nguồn lực tài chính xã hội.
Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 7, 5%/năm, vượt 1,5% chỉ tiêu kế hoạch [14].
Tích cực chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích, tuy diện tích gieo trồng có giảm do tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá (diện tích gieo trồng năm 2005: 4833, 5 ha; năm 2010: 4662 ha); song, sản lượng lương thực và giá trị sản lượng nông nghiệp/đơn vị diện tích canh tác năm sau vẫn cao hơn năm trước (Năm 2005 sản lượng lương thực đạt 15.851 tấn; năm 2010 ước đạt 17.500 tấn).
Đã chỉ đạo triển khai một số mô hình sản xuất nông sản tập trung bước đầu mang lại hiệu quả, tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao trên thị trường như:
Sản xuất rau an toàn, vải trứng chín sớm, quả thanh long ruột đỏ; các loại hoa: ly, đào, hồng, hoa mai vàng Yên Tử.... Kết thúc nhiệm kỳ, chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực tuy không đạt so với chỉ tiêu kế hoạch, nhưng năng suất lúa hàng năm đều tăng (Năng suất lúa năm 2005 đạt 43,8 tạ/ha, năm 2010 đạt 47,95 tạ/ha). Chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2005-2010 tuy gặp khó khăn do dịch bệnh và rét hại kéo dài nên có thời gian số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm; song số đàn gia súc, gia cầm vẫn tăng; quy mô, cơ cấu chăn nuôi đã có chuyển đổi tích cực, một số mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp và chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao (hươu, nhím, lợn rừng...) được hình thành, phát triển nhân rộng. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thường xuyên quan tâm nên đã kịp thời khống chế, không để lây lan dịch ra diện rộng.
Năm 2009, thành phố đã hoàn thành quy hoạch lại vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào nuôi trồng (Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 810 tấn, đến năm 2009 đạt 2.650 tấn).
Sản lượng tăng 75,5% so với chỉ tiêu kế hoạch.
Trong nhiệm kỳ kế hoạch, sản xuất lâm nghiệp tiếp tục có bước phát triển nhanh với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và của nhân dân trong trồng rừng, chăm sóc bảo vệ, phát triển kinh tế rừng, nhất là rừng đặc dụng Yên Tử.
Đã hình thành được vùng nguyên liệu cung cấp gỗ trụ mỏ và cho sản xuất giấy tại các xã phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Thượng Yên Công (Trong 5 năm, đã trồng 2.760 ha rừng thông lấy nhựa và cây Keo lấy gỗ; 2.913.605 cây bảo vệ môi trường)...đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 50%. Sản lượng khai thác nhựa thông năm 2005 đạt 147 tấn đến năm 2009 đạt 210 tấn, tăng 42,9% [14].
Từ năm 2005 đến 2010, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là về giống, kỹ thuật, thuỷ lợi, do đó kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, giảm dần sản xuất thuần nông. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông, điện - nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, các thiết chế văn hoá... được quan tâm đầu tư, đến nay 100% số xã, phường được sử dụng điện lưới, có nhà sinh hoạt cộng đồng, được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, 100% cơ sở giáo dục được kiên cố hoá, cao tầng hoá; 90% đường giao thông xã, phường được thảm nhựa và bê tông hoá; 85% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới tiến bộ.
Kết quả về đầu tư phát triển, trong 5 năm 2005-2010, bằng việc tranh thủ các nguồn vốn từ TW, của Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn, thành phố đã thực hiện 348 dự án công trình với hàng ngàn tỷ đồng trên các lĩnh vực vực CN-TTCN: dịch vụ, du lịch, thương mại; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng sự nghiệp văn hoá, TDTT, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần rất quan trọng để tạo sự phát triển nhanh về kinh tế-xã hội, nâng cấp đô thị của thành phố.
Về thuỷ lợi, đã kiên cố hoá trên 80% hệ thống kênh mương nội đồng; khởi công xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi quan trọng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cấp đô thị (Đê hang Son, đê Vành Kiệu 3, đê Điền Công, đường dẫn cống 5 cửa Phương Nam; đập hồ Yên Trung, kè suối Vàng Danh, sông Sinh, sông Uông...). đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu chủ động cho trên 80% diện tích gieo trồng. Cải tạo nâng cấp hồ
chứa nước Đồng Mây đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong nhiệm kỳ, đã triển khai được 20 dự án đô thị dân cư với diện tích 200 ha/900 ha quy hoạch, 01 khu công nghiệp diện tích 1.300 ha. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch đã và đang được triển khai, từng bước phát huy hiệu quả.
Nét nổi bật trong hoạt động đầu tư phát triển nhiệm kỳ qua là: các cấp, các ngành từ thành phố đến các xã phường, thôn khu dân cư đã tập trung cao độ thực hiện khá tốt công tác giải phóng mặt bằng cho đầu tư xây dựng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều tiến bộ rõ nét. Nhiều dự án công trình nhân dân đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ vật kiến trúc, đóng góp kinh phí để thực hiện. Nhiều dự án lớn có khó khăn về giải phóng mặt bằng nhiều năm đến nay đã được các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ (Giải phóng mặt bằng dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện giai đoạn 1 và 2; giải phóng mặt bằng nhà máy sản xuất thiết bị nâng hạ, nhà máy sản xuất mũi giày xuất khẩu, nghĩa trang liệt sỹ thành phố; dự án Hồ công viên..v.v)
Kết quả về tài chính ngân sách, phát triển các thành phần kinh tế:
Bảng 2.9: Số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm (2006-2010) ĐVT : Triệu đồng
TT Năm Kết quả thực hiện So sánh cùng kỳ(%)
Tố độ tăng BQ 5 năm (%)
NSNN NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP
1 2006 255.505 116.083 151 125
2 2007 361.278 154507 141 133
3 2008 418.158 208.307 116 135
4 2009 624.060 277.374 149 133
5 2010 1.150.000 280.000 180 101
Tổng 2.809.001 1.036.271 48 27,2