Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 95 - 103)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020

3.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng thành phố Uông Bí thành Trung tâm đô thị miền Tây tỉnh Quảng Ninh và trở thành đô thị phát triển mạnh về công nghiệp, du lịch, dịch vụ có nét văn hoá truyền thống, bền vững và hiện đại, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020. Để đảm bảo tính tổng thể, hiện đại và tầm nhìn thành phố cần dành một khoản kinh phí hợp lý thuê tư vấn nước ngoài kết hợp với các đơn vị tư vấn giỏi trong nước hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Quy hoạch phát triển dịch vụ, thương mại vùng đệm phục vụ du lịch Yên Tử để làm cơ sở lập kế hoạch, triển khai chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, thu hút, kêu gọi đầu tư. Theo định hướng quy hoạch của Thành phố được tổ chức theo 4 khu vực:

- Khu vực cần bảo tồn tôn tạo (các khu di tích danh thắng lịch sử, các khu sinh thái tự nhiên);

- Khu vực cần chỉnh trang, cải tạo (các khu phố cũ, các làng xóm cũ tại các phường…).

- Khu vực xây mới (các khu đô thị mới).

- Khu vực sinh thái nhà vườn tại các vùng ven sông tại Trưng Vương, Quang Trung, Yên Thanh và Phương Nam.

Phát triển đô thị chủ yếu về phía Nam với ưu điểm có nhiều quỹ đất thuận lợi để xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp và du lịch sinh thái nuôi trồng thủy sản, góp phần tạo nên diện mạo đô thị hiện đại. Phát triển, xây dựng các khu mới ở các vùng đất còn trống phía Tây và phía Nam Thành phố; các khu hai bên Quốc lộ 10, Đường tránh phía Nam Thành phố và Đường Yên Tử.

Hình 3.2: Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí đến năm 2020 1) Phân khu chức năng

* Khu công nghip

Để đảm bảo cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường, thành phố cần tổ chức thành 2 khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam:

- Khu công nghiệp phía Bắc thành phố: vùng đồi núi khu vực phường Vàng Danh, xã Thượng Yên Công là cụm công nghiệp khai thác mỏ hiện khai thác 8 triệu tấn than/năm; dự kiến 5 đến 10 năm tới khai thác 15-18 triệu tấn than/năm; vùng phường Bắc Sơn bố trí cụm công nghiệp sản xuất điện, cơ điện và công nghiệp địa phương với diện tích khoảng 60 ha.

- Khu công nghiệp phía Nam: Vùng phường Quang Trung là khu Cảng chuyên dùng tiêu thụ than và vật liệu xây dựng với diện tích khoảng 170ha. Vùng phường Phương Nam bố trí Khu công nghiệp công nghệ cao có diện tích trên 709ha, sẽ dành cho phát triển các ngành công nghiệp sạch và nâng cấp các nhà máy

hiện có trong khu CN như: Nhà máy sản xuất thiết bị nâng hạ Quang Trung với diện tích khoảng 100 ha, Nhà máy Xi măng Lam Thạch với diện tích khoảng 50 ha. Huỷ bỏ quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại phường Phương Nam vì hiện tại thành phố đã có 03 nhà máy nhiệt điện với công suất 740MW, 02 nhà máy xi măng và liền kề sát địa bàn xã Điền Công thành phố Uông Bí có 01 nhà máy xi măng và 01 nhà máy nhiệt điện ở huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng); nếu tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện thì tình trạng ô nhiễm khói bụi là nguy cơ rất lớn cho nhân dân thành phố Uông Bí.

* Khu cơ quan, trường chuyên nghip

Trung tâm chính trị - hành chính: quy hoạch nâng cấp cải tạo, chỉnh trang khu vực Trung tâm chính trị - hành chính của thành phố với quy mô khoảng 4,6 ha và của các phường xã đạt tiêu chuẩn hiện đại.

Trung tâm trường chuyên nghiệp: được bố trí tại phường Nam Khê; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là các công trình dịch vụ công cộng, dự kiến mở rộng thêm đất cho các trường đào tạo nghề quy mô từ 15 – 20ha; bố trí đất cho các trường Đại học như Trường Đại học Ngoại thương, Trường đại học Hạ Long của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

* Khu

Hình 3.3: Tương lai các khu nhà ở đô thị mới

Đối với các khu dân cư xây mới: tổ chức thành các khu đô thị mới theo mô hình tổ hợp hiện đại có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ gồm:

+ Quy hoạch các khu đô thị sinh thái về phía Tây (khu vực Dốc Đỏ) và khu vực phía Nam thành phố.

+ Các khu đô thị mới đã quy hoạch tại khu vực Cầu Sến, Yên Thanh, Trưng Vương, Nam Khê, ven Quốc lộ 10 khi xây dựng phải quan tâm đến cảnh quan đô thị, bố trí các khu chung cư cao tầng lùi sâu vào trong các tuyến đường quốc lộ và xây dựng đồng bộ các khu dịch vụ thương mại hiện đại.

+ Quy hoạch Khu ở biệt thự, nhà vườn: phát triển các khu đô thị sinh thái mặt nước tại khu vực sông Sinh, sông Uông, hai bên kênh nước làm mát Nhà máy nhiệt điện Uông Bí; phát triển các khu đô thị nhà vườn tại khu vực phía Bắc phường Phương Đông và hai bên đường Yên Tử.

+ Khu làng xóm trong đô thị: trong các khu trung tâm, khu bám theo các đường trục chính khu vực bố trí theo kiểu nhà mặt phố, được phân lô theo tiêu chuẩn 100 ÷ 120m2/hộ, tầng cao 3÷5 tầng, mật độ xây dựng 50÷60%.

Hình 3.4: Tương lai các khu nhà lô phố và nhà ở sinh thái

+ Nhà ở liền kề theo các phố nhỏ: tiêu chuẩn 120 ÷ 150m2/hộ, tầng cao 3÷5 tầng, mật độ xây dựng 35÷40%.

+ Khu ở xa cụm trung tâm, trong các đường nhỏ khu vực, nhà ở theo kiểu nhà vườn tiêu chuẩn 250 ÷ 300m2/hộ (khu vực phía Bắc Quốc lộ 18A).

* Khu trung tâm y tế: Quy hoạch và triển khai nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí mang tầm vóc của một trung tâm y học phát triển ngang tầm khu vực với diện tích từ hơn 6ha, gần 800 giường bệnh hiện nay lên hơn 29ha, quy mô 1.380 giường bệnh với 13 phân khu, trung tâm chức năng y tế chuyên sâu như Trung tâm can thiệp, phẫu thuật tim mạch; Trung tâm nhi khoa; Trung tâm ung bướu… Tiếp tục quy hoạch nâng cấp, mở rộng Bệnh viện mỏ Vàng Danh;

Trung tâm y tế dự phòng và cụm y tế khác nằm trong trung tâm các phường, xã.

* Khu trung tâm thương mi dch v

Xuất phát từ thực tế cư dân của thành phố chủ yếu sống tập trung hai bên các tuyến quốc lộ chạy qua thành phố, nên quy hoạch Khu trung tâm dịch vụ thương mại mới có diện tích khoảng 20 - 25 ha, cần bố trí vào các trung tâm đông dân cư;

do đó quy hoạch theo hướng bố trí thành 4 cụm chính:

+ Khu Cầu Sến (phường Phương Đông) là trung tâm phía Tây thành phố với các hạng mục chợ trung tâm mới, khách sạn, dịch vụ tổng hợp... quy mô 6-8 ha;

+ Trung tâm dịch vụ thương mại Yên Thanh: bao gồm tổ hợp khách sạn, văn phòng, siêu thị… quy mô từ 6-8 ha

+ Khu vực phía Đông (phường Nam Khê): bao gồm tổ hợp thương mại dịch vụ cho khối trường chuyên nghiệp;

+ Khu vực phía Bắc (phường Vàng Danh): phục vụ khu công nghiệp khai thác, nhân dân phường Vàng Danh, xã Thượng Yên Công và khu du lịch Yên Tử.

Hình 3.5:Trung tâm thương mại, TDTT tương lai

* Trung tâm dch v, du lch

Việc quy hoạch các trung tâm dịch vụ, du lịch cần phát huy tối đa thế mạnh của thành phố là trung tâm phật giáo của đất nước, có rừng quốc gia và được Chính Phủ quyết định xếp hạng Yên Tử là một trong 34 di tích đặc biệt của quốc gia; đồng thời phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích. Mặt khác, do kiến tạo địa lý tự nhiên nên thành phố có rất nhiều các hang động, hồ, suối... với phong cảnh thiên hữu tình là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Do đó, điều chỉnh quy hoạch theo khu vực, theo thế mạnh của từng vùng, cụ thể:

- Khu du lịch Yên Tử : Tập trung hoàn thành quy hoạch vùng đệm mở rộng khu du lịch, văn hóa tâm linh gắn với Rừng Quốc gia Yên Tử thành Khu du lịch sinh thái (điểm du lịch Quốc gia) nâng lượng khách du lịch tại Yên Tử từ 2,5 triệu lượt vào năm 2010 đạt gần 3 triệu lượt khách vào năm 2013 và tiếp tục tăng vào

những năm tiếp theo. Khu vực Chùa Bí Thượng là Trung tâm dịch vụ cửa ngõ Yên Tử, khu vực Nam Mẫu là trung tâm dịch vụ thương mại cho khu di tích Yên Tử và xã Thượng Yên Công. Quy hoạch và triển khai mở tuyến đường du lịch nối Yên Tử với quần thể di tích nhà Trần khu vực Ngoạ Vân và Đền Sinh thuộc địa phận huyện Đông Triều.

- Khu du lịch hồ Yên Trung với diện tích mặt nước và rừng thông khoảng 1200 ha ở phía Tây thành phố tập trung xây dựng thành khu quần thể du lịch có chức năng nghỉ ngơi điều dưỡng vui chơi giải trí và là điểm du lịch trên tuyến Côn Sơn - Kiếp Bạc - Uông Bí - Hạ Long ;

- Khu di tích Chùa Ba Vàng: Tiếp tục nâng cấp, cải tạo Chùa, hạ tầng kỹ thuật gắn kết với khu vực du lịch Lựng Xanh, Hang Son tạo thành trung tâm du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh và là điểm nhấn kiến trúc, văn hóa tâm linh trong khu vực trung tâm nội thành.

- Cụm di tích xã Điền Công: gắn kết với cụm di tích chiến thắng trên sông Bạch Đằng thị xã Quảng Yên tạo thành điểm tham quan du lịch gắn với những địa danh lịch sử lừng danh của dân tộc.

* Khu công viên, cây xanh, trung tâm văn hóa, th dc th thao

Để đáp ứng nhu cầu văn hoá thể thao và không gian sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn thành phố, ngoài các trung tâm hiện có ở trung tâm thành phố trong thời gian tới cần phải điều chỉnh quy hoạch để đầu tư có trọng tâm trọng điểm theo hướng phát huy lợi thế tự nhiên nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu hưởng thụ của nhân dân các vùng miền. Theo đó cần điều chỉnh quy hoạch là:

Duy trì tốt cụm Trung tâm công viên, văn hóa, thể dục, thể thao của thành phố tại đường Nguyễn Du (phía Đông sông Sinh) bao gồm Nhà hát, trung tâm văn hóa, sân vận động, công viên trung tâm, quảng trường văn hóa tạo thành một quần thể văn hóa, thể thao cho nhân dân.

Quy hoạch Trung tâm công viên, văn hóa, thể dục, thể thao mới bố trí tại khu hồ Tân lập (phường Phương Đông) với quy mô 85ha theo hướng tạo thành quần thể

kiến trúc đa dạng của công trình thể dục, thể thao, kết hợp với kiến trúc cây xanh sân vườn, khu nuôi thú, săn bắn...là khu diễn ra các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.

Quy hoạch Trung tâm thể dục, thể thao phía Tây thành phố (khu Cầu Sến) gồm sân vận động, nhà thi đấu; quy mô khoảng 10 -15ha.

Quy hoạch Trung tâm thể dục, thể thao phía Nam thành phố (khu vực phường Yên Thanh) quy mô 30 -35 ha bao gồm sân bóng đá, nhà thi đấu gắn kết với khu cây xanh, công viên quảng trường cho khu vực hành chính mới.

Hoàn thiện quy hoạch và triển khai thực hiện khu công viên Sinh viên tại phường Nam Khê phục vụ khu vực phía Đông thành phố và sinh viên khối trường Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp với diện tích khoảng 10ha; Khu công viên Đài tưởng niệm Bác Hồ tại phường Trưng Vương 01ha.

2) Bố cục quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị

Bố cục quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị cần hài hoà giữa các vùng miền, các phường xã, các khu đô thị cũ và mới, đồng thời phải mang phong cách hiện đại.

Do đó bố cục quy hoạch cần điều chỉnh theo hướng:

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng; quy hoạch chi tiết khu đô thị phía Nam Thành phố, trong đó có dự án Trường Đại học đa ngành của tỉnh Quảng Ninh ....đảm bảo phù hợp với chức năng và tính chất đô thị.

Tạo cảnh quan kiến trúc hài hoà: cải tạo, chỉnh trang các khu phố cũ, các khu đô thị mới, các cửa ngõ, điểm nhấn Thành phố xây dựng các công trình cao tầng theo hướng hiện đại và các khu biệt thự ở chất lượng cao; tại các khu ven sông như sông Uông, sông Sinh, sông Sến, khu ven sông phường Phương Nam và khu vực phía Nam đường Vành đai xây dựng các khu nhà vườn sinh thái tạo điều kiện cho nhân dân làm dịch vụ du lịch sinh thái.

Hình 3.6: Khu đô thị nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái tương lai

Tiếp tục bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các khu di tích lịch sử, văn hoá như: Yên Tử, Hang Son, Chùa Ba Vàng, Đình Đền Công; Trong thời gian tới cần bố trí nguồn lực hợp lý khẩn trương đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Yên Trung, Lựng Xanh để tạo thành quần thể du lịch văn hoá tâm linh và du lịch sinh thái; trước mắt nâng cấp hệ thống công viên, cây xanh hiện có, xây dựng các khu vui chơi giải trí tại khu công viên Hồ sông Sinh, khu công viên tượng đài Bác Hồ tại Trưng Vương; nghiên cứu đầu tư khu công viên Núi Sinh tại phường Yên Thanh.

Xây dựng hệ thống đường dạo, cây xanh ven sông Sinh và sông Uông tạo nên không gian công viên hai bên sông hoành tráng phục vụ tổ chức các hoạt động văn hoá cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố uông bí giai đoạn 2010 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)